Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thị trường hàng hoá “đỏ lửa” trước áp lực từ triển vọng kinh tế vĩ mô

MXV - 05/09/2022 | 9:28 (GTM + 7)

Kết thúc tuần giao dịch 29/08 – 04/09, lực bán hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hoá khi chỉ có 4 trong tổng số 31 mặt hàng được giao dịch liên thông với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) giữ được sắc xanh.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index quay đầu lao dốc 5,38% xuống mức 2.516,06 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư vẫn duy trì ở mức cao, giúp giá trị giao dịch toàn Sở đạt khoảng 4.500 tỷ đồng trung bình mỗi phiên.

1. mxv - index

Trước những sức ép gia tăng từ yếu tố vĩ mô, các mặt hàng trong nhóm năng lượng và kim loại chịu tổn thất nhiều nhất trong tuần qua. Dầu thô đã đánh mất hơn 6% giá trị, trong khi một số mặt hàng kim loại cơ bản như quặng sắt, thiếc và kẽm lao dốc hơn 10%.

Bên cạnh đó, lo ngại về suy thoái kinh tế và các rủi ro dịch bệnh bùng phát đã gây sức ép cộng hưởng tới triển vọng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường hàng hoá nói chung trong tuần qua.

Giá dầu lao dốc xuống vùng thấp nhất nửa năm

Dầu thô giảm mạnh trong tuần giao dịch 29/08 - 04/09 trước những lo ngại về bức tranh tiêu thụ kém khả quan. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 6.65% xuống 86.87 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 6,05% xuống 93,02 USD/thùng. Đây là vùng giá thấp nhất của dầu thô kể từ giữa tháng 03/2022 tới nay.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI sản xuất trong tháng 8 của Trung Quốc đạt mức 49,4 và là tháng thứ 2 liên tiếp ở dưới ngưỡng 50, cho thấy sự suy yếu trong hoạt động sản xuất của quốc gia này. Xu hướng đó khả năng sẽ còn tiếp tục khi Trung Quốc đang thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 do làn sóng dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 4. Tình trạng thiếu điện cũng đang buộc một số nhà máy Trung Quốc phải đóng cửa. Điều này khả năng cao sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong các tháng tiếp theo, khi cả hoạt động giao thông lẫn sản xuất đều rơi vào đình trệ.

bang gia nang luong

Giá dầu tiếp tục gặp áp lực trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần khi nhóm các nước G7 đưa ra đề xuất áp đặt trần giá lên các sản phẩm dầu của Nga, với kỳ vọng thúc đẩy các nước khác như Ấn Độ sử dụng mức giá này trên thị trường. Dù chưa có kế hoạch cụ thể, tuy nhiên Tổng thống Ukraine cho biết ông kỳ vọng con số cuối cùng sẽ ở ngưỡng 60 USD/thùng.

Nhóm kim loại đối diện với loạt sức ép vĩ mô và rủi ro dịch bệnh

Thị trường kim loại chứng kiến sắc đỏ tuyệt đối trong tuần qua. Trong đó, giá của nhiều mặt hàng như quặng sắt, thiếc LME, kẽm LME lao dốc với mức giảm phần trăm lên đến 2 chữ số.

Đối với các mặt hàng kim loại quý, bạch kim phá mức đáy thấp nhất trong vòng 2 năm được thiết lập vào giữa tháng 07/2022, giảm 4,33% xuống 818,3 USD/ounce. Bạc dẫn đầu đà giảm trong nhóm, đóng cửa tại mức giá 17,77 USD/ounce sau khi giảm 5,17% trong tuần.

Tình hình lạm phát tại các khu vực và quốc gia trên thế giới chưa hạ nhiệt đang làm gia tăng lo ngại rằng các Ngân hàng Trung ương vẫn sẽ mạnh tay nâng lãi suất. Lạm phát tại khu vực châu Âu tiếp tục lập đỉnh trong tháng 8, đạt mức 9,1%, làm dấy lên lo ngại rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ thống nhất tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản.

Trong khi đó, các thông điệp cứng rắn của hàng loạt quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng gây ra rủi ro về mức tăng tương tự tại Mỹ. Nguy cơ suy thoái kinh tế đè nặng lên triển vọng tiêu thụ bạc và bạch kim, kéo theo đà giảm sâu trong tuần. Bên cạnh đó, xu hướng nắm giữ tiền mặt có tính thanh khoản cao lên ngôi, làm mờ vai trò trú ẩn của kim loại quý.

Mặc dù bạc và bạch kim đã lấy lại đà tăng vào phiên cuối tuần sau dữ liệu bảng lương phi nông của Mỹ cho thấy dấu hiệu của một thị trường lao động chững lại trong tháng 8, làm giảm bớt lo ngại Fed sẽ tăng mạnh lãi suất, nhưng lực bán áp đảo trong các phiên đầu tuần vẫn khiến các mặt hàng này chìm trong sắc đỏ.

bang gia kim loai

Trên thị trường kim loại cơ bản, dữ liệu PMI sản xuất của Trung Quốc công bố hồi đầu tuần cho thấy hoạt động của các nhà máy tiếp tục thu hẹp trong tháng 8, đã kéo theo lực bán mạnh đối với các mặt hàng trong nhóm. Đồng COMEX lao dốc 7,45% xuống còn 3,42 USD/pound trong khi quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2021, đánh mất hơn 10% giá trị trong tuần. Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh tiếp tục bùng phát tại Trung Quốc, khiến cho siêu đô thị Thành Đô, nơi đặt trụ sở của hàng loạt công ty công nghệ và nhà sản xuất ô tô, đã bị phong toả vào hôm thứ Năm và hiện chưa rõ thời gian gỡ bỏ lệnh này. Nhu cầu tại đất nước tiêu thụ lượng kim loại khổng lồ trên thế giới đang gặp nhiều trở ngại và tiếp tục tạo áp lực bán tháo trong tuần qua.

Đà phục hồi trên thị trường hàng hoá vẫn gặp nhiều thách thức

Theo Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam, thị trường hàng hoá trong tuần này có thể sẽ biến động mạnh trước tâm điểm của các cuộc họp quan trọng.

Ngay từ đầu tuần, cuộc họp của nhóm OPEC+ nhiều khả năng sẽ có tác động đáng kể đến xu hướng giá các mặt hàng trong nhóm năng lượng. Trong trường hợp các quốc gia thống nhất cắt giảm sản lượng khi giá dầu thế giới liên tục lao dốc trong thời gian qua, sắc xanh có thể quay lại thị trường này bởi những lo ngại về nguồn cung thắt chặt.

Tuy nhiên, rủi ro xung quanh các yếu tố vĩ mô và cung cầu vẫn sẽ đặt ra rào cản lớn cho sự bứt phá của giá cả hàng hoá nói chung. Trong tuần này, cuộc họp lãi suất của ECB sẽ có tác động đáng kể tới thị trường, đặc biệt là với nhóm năng lượng và kim loại.

Trong bối cảnh lạm phát tại khu vực này tiếp tục lập đỉnh trong tháng trước, các nhà đầu tư lo ngại rằng 75 điểm cơ bản sẽ được bổ sung trong chính sách tăng lãi suất và điều đó sẽ thúc đẩy rủi ro về suy thoái kinh tế.

Áp lực bán vẫn còn tiềm ẩn, cộng hưởng với yếu tố dịch bệnh phức tạp quay trở lại thị trường tiêu thụ khổng lồ, Trung Quốc, đà phục hồi của nhiều mặt hàng vẫn sẽ gặp thách thức.

Đối với nhóm nông sản, áp lực về nguồn cung khi thời tiết ổn định hơn đang tác động trái chiều đến triển vọng về nhu cầu trong ngắn hạn. Giá các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên Sở Chicago nhiều khả năng sẽ diễn biến đi ngang chưa rõ xu hướng khi Mỹ bước vào niên vụ mới.

Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //