Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố tôi yêu: Người 'biến' rác thải nhựa thành nhà lắp ghép thông minh

Phóng viên - 18/12/2020 | 7:51 (GTM + 7)

Một ngôi nhà 64m2 được làm nên từ vỏ trấu và rác thải nhựa. Bạn có tin không? Khi ngôi nhà đó nhìn bề ngoài không khác gì một ngôi nhà xây từ vật liệu truyền thống thông thường, thậm chí trông còn rất xinh xắn và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, tương đ

Năm 2025, 80% hộ gia đình tại TPHCM phân loại rác sinh hoạt tại nguồn (Ảnh: PLO)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chuyện gì đang xảy ra

# Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đã hoàn thành Dự thảo Kế hoạch triển khai đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo kế hoạch, TP phấn đấu 60% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn vào năm 2023, tăng dần vào các năm tiếp theo và tiến tới đạt chỉ tiêu 80% vào năm 2025.

100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó tối thiểu 80% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu hồi, tái chế làm phân compost và đốt thu hồi năng lượng.

Dự kiến, tổng vốn đầu tư thực hiện xử lý chất thải rắn của TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025 là gần 29.000 tỷ đồng.

# Theo báo cáo kết quả “Khảo sát tiếng nói trẻ em Việt Nam” mới công bố vào tháng 6/2020, phần lớn trẻ em quan tâm đến Biến đổi khí hậu và Môi trường. Cụ thể, cứ 10 trẻ thì có 8 trẻ bày tỏ sự lo lắng với Biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường khác tại Việt Nam; cứ 2 trẻ em thì có 1 trẻ em bày tỏ sự lo lắng về ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất.

Bên cạnh đó, trẻ em quan tâm và lo lắng đến vấn đề Tiêu thụ quá mức và lãng phí tài nguyên thiên nhiên hay các vấn đề khác như trái đất nóng lên, rác thải nhựa…

Khảo sát được Viện nghiên cứu Quản lý và phát triển bền vững và Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển thực hiện tại Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Huế, Đăk Lăk, Lào Cai và Tiền Giang.

Rác thải nhựa đang là vấn đề nóng toàn cầu (Ảnh: Hùng Lekima)

Không phải chuyện đâu xa

Các vật dụng từ nhựa dường như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Bất cứ nơi nào, trong nhà, vỉa hè, đường phố, kênh rạch…nhựa … nhan nhản. Chính vì rẻ tiền, tiện dụng và đa dạng mẫu mã, mà nhựa đã len lỏi vào cuộc sống của mỗi gia đình. Thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang tác động như thế nào đến môi trường?

Có mặt tại chợ truyền thống trên tuyến đường Hồ Học Lãm, Quận Bình Tân, hầu như tất cả mọi người mua sắm đều đựng trong các sản phẩm từ nhựa, đặc biệt là túi nilon.

"Tại vì người ta đưa như thế thì em tiện em lấy luôn chứ em cũng không để ý lắm".

"Người ta bán đồ cho cô thì người ta hay bỏ vào cái bịch nilon. Một ngày cô dùng 2-3 bịch".

"Cái gì tiện lợi thì mình dùng thôi, chứ mua có vài thứ nhỏ nhỏ mà xách cái túi đi thì nó không tiện lắm, nên tôi thấy đựng trong túi nilon rất là tiện".

Khi được hỏi các túi nilon này sẽ đi về đâu sau khi sử dụng, dường như mọi người chỉ có một câu trả lời duy nhất là “vứt đi”.

"Mấy cái túi này nếu mà dùng xong thì tôi vứt đi thôi, chứ để cũng không biết làm cái gì".

"Đương nhiên là vứt đi rồi chứ đâu làm gì được, chỉ có là bỏ vào thùng rác rồi vứt đi thôi".

Nhiều tuyến kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM luôn trong tình trạng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối, chai nhựa, túi nilon trôi nổi khắp nơi. 

Bà Phượng đang sinh sống tại khu vực Rạch Ruột Ngựa, Quận 8 lắc đầu ngao ngán cho biết: "Ở trên người ta vứt rác xuống rồi ở đây thấp quá rồi nó trôi về đây, rồi rác nó đọng lại ở đây, mùa nắng là rác nó cứ đọng lại như vậy, giờ có khi bước xuống là nó không lún luôn á. Đôi khi có người hốt, hốt hết khoảng 1 tuần sau rác cũng đầy..."

Một chiếc ly nhựa, một túi nilon khoảng thời gian sử dụng chỉ ít phút đồng hồ tuy nhiên sự hủy hoại của chúng đối với môi trường là hàng trăm thậm chí là hàng ngàn năm.

Chuyên gia Phạm Ngọc Ánh – Cán bộ Trung tâm nghiên cứu các vấn đề xã hội và Môi trường cho biết: "Những đồ nhựa sử dụng một lần ví dụ như ống hút, ly nhựa, túi nilon thì có thời gian phân hủy rất lâu trong khi chúng ta chỉ sử dụng chúng trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Sự hữu dụng của chúng trong đời sống của chúng ta rất ngắn ngủi trong khi đó các tác hại của chúng đối với môi trường thì rất là lâu. Khi chúng vào trong đất thì làm cho ô nhiễm môi trường đất, nếu chúng thải xuống cống rảnh thì gây ra tình trạng ngập úng và sản sinh ra các loại vi khuẩn".

Hiện nay, mỗi ngày tại TP.HCM có đến 9.000 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường, trong đó có đến 1.800 tấn rác thải là nhựa. Tuy nhiên, chỉ 20% trong tổng lượng rác thải nhựa được thu gom và tái chế với những công nghệ thô sơ, lạc hậu từ đó phát sinh nhiều vấn đề về môi trường. 

Nhiều chiến dịch, cuộc vận động đã được thực hiện. Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ -  Phó Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM cho biết: "Với chương trình giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020 thì chỉ tiêu giảm sử dụng túi nilon được lãnh đạo Thành phố đưa vào trong chương trình giảm thiểu ô nhiễm với chỉ tiêu phấn đấu là 65% giảm sử dụng túi nilon…"

Thật không phủ nhận những nỗ lực của thành phố trong việc kéo giảm rác thải nhựa trên địa bàn. Tuy nhiên, một khi ý thức và thói quen của người tiêu dùng chưa được thay đổi thì túi nilon, chai lọ và các vật dụng được làm từ nhựa sử dụng một lần vẫn tồn tại.

"Bây giờ để mà thay đổi thói quen chắc cũng cần có một cái gì đó nó đột phá. Có thể từ những người bán hàng, còn những người mua hàng hầu như là chỉ cần nhanh chóng thế thôi…"

Ông Phan Trọng Hoàn (71 tuổi) bên cạnh ngôi nhà lắp ghép thông minh từ rác thải nhựa

Thêm yêu thành phố

Một ngôi nhà 64m2 được làm nên từ vỏ trấu và rác thải nhựa. Bạn có tin không? Khi ngôi nhà đó nhìn bề ngoài không khác gì một ngôi nhà xây từ vật liệu truyền thống thông thường, thậm chí trông còn rất xinh xắn và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, tương đương với số năm mà rác thải nhựa có thể bị phân hủy.

Ngôi nhà đó có gì đặc biệt, và ai là người làm ra nó?

“Thật không thể tin được”

“Giải quyết được bao nhiêu là rác thải cho Thành phố”

“Họ nên được Thành phố trả tiền vì đã làm việc này. Như bạn biết đấy, ngân sách Thành phố mỗi năm chi không biết bao nhiêu tỉ đồng để vận chuyển, xử lý rác mà”. 

Con đường dẫn vào ngôi nhà thông minh của ông Phan Trọng Hoàn tại ấp 3, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An toàn … rác là rác. Nhưng vượt qua sự mất thiện cảm ban đầu đó, là sự ngỡ ngàng, bởi trên một khoảnh đất nền cỏ xanh mướt, có một ngôi nhà nhỏ xinh với kiểu dáng hiện đại mọc lên. 

Ngôi nhà 64m2 được làm nên từ vỏ trấu và rác thải nhựa - nhìn bề ngoài không khác gì một ngôi nhà xây từ vật liệu truyền thống thông thường

Không cốt, không nền, không hồ vữa, ngôi nhà đó được lắp ghép theo các gờ được thiết kế sẵn và đóng dính đúng kiểu của một “cậu bé” say mê xếp hình lego.

"Nhà này làm mất 5 ngày. Làm xong tháo ra lắp ghép như lego được. Đưa đi đâu cũng được".

Trong một lần đi dọc các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long vào mùa mưa lũ, nhìn thấy vỏ trấu trôi nổi trên các dòng sông, ông Hoàn đã nảy ra ý định dùng vỏ trấu để làm ra vật liệu xây dựng thay thế cho nguồn vật liệu gạch, ngói nung truyền thống.

Nhưng làm thế nào để kết dính vỏ trấu? Đó là bài toán khó mà ông phải mày mò nghiên cứu trong suốt hơn 20 năm. 

Đau đáu khi nhìn những “dòng sông rác” và những bãi rác “khổng lồ” của Sài Gòn, ông Hoàn đã nảy ra ý định dùng hạt nhựa tái sinh PP pha trộn với trấu trong một tỷ lệ phù hợp.

Rác thải nhựa được ông thu gom, phân thành từng loại, nghiền nhỏ, làm sạch, và theo quy trình trình tái chế riêng, sau đó thêm một số phụ gia chống lão hóa, chống cháy và chống ẩm mốc.

"Trong đốt phát điện, tôi phát hiện ra nhiều thứ có hại cho môi trường. Ví dụ như tro xỉ của các nhà máy điện rác…Tất cả sản phẩm của tôi làm là tuần hoàn. Từ rác sau đó mình làm rồi mình lại tái chế lại".

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho quy trình độc đáo này, ông Hoàn tiếp tục đăng ký sáng chế với vật liệu xây dựng được làm từ rác thải nhựa, rác thải công nghiệp, rác thải giày da, xỉ than tro bay ra từ các nhà máy nhiệt điện và các loại phế phẩm nông nghiệp. 

"Đầu tiên mình nghiên cứu mình chỉ sử dụng một loại nhựa. Là nhựa với vỏ trấu hoặc nhựa với lõi ngô. Nhưng đến nay đã nghiên cứu thành công rồi. Nghĩa là tất cả các loại nhựa hỗn hợp mình sử dụng luôn, không bỏ cái gì hết. Nhựa nặng, nhựa nhẹ, nhựa tổng hợp, nhựa chịu lửa..."

Trên thế giới, kể từ năm 1950, hơn 9 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất, nhưng chỉ 9% trong số đó được tái chế. Trong khi đó, hơn 1,6 tỷ người trên thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nhà ở.

Nhu cầu cấp thiết về nhà ở giá trẻ đi liền với mục tiêu phát triển bền vững, thân thiện với môi trường là không thể phủ nhận.

Ông Hoàn năm nay đã 71 tuổi. Sự sáng tạo có lẽ không giới hạn độ tuổi phải không.

Còn bạn, bạn đã từng làm một việc gì đó ý nghĩa cho môi trường Thành phố bạn đang sống? 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //