Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tăng cường kiểm tra giá cước vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển

Theo TTXVN - 05/12/2022 | 14:27 (GTM + 7)

Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các đợt kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển.

Giá cước vận tải biển quốc tế đang có xu hướng giảm. Ảnh tư liệu: TTXVN phát

Giá cước vận tải biển quốc tế đang có xu hướng giảm. Ảnh tư liệu: TTXVN phát

Liên quan đến tình hình giá cước vận tải và các loại phụ thu của các hãng tàu, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, giá cước vận tải biển quốc tế đã bắt đầu gia tăng trên toàn thế giới từ cuối năm 2020 do biến động của dịch COVID-19 tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là tuyến vận tải đi châu Âu và châu Mỹ.

Giá cước đạt đỉnh cao nhất vào tháng 9/2021 và giảm dần, đến nay mức giá giảm khoảng 50% so với thời kỳ đỉnh điểm và vẫn đang có xu hướng giảm. Đối với giá cước vận tải nội địa cũng giữ ổn định do mức độ cạnh tranh trên thị trường nội địa còn gay gắt.

Để có giải pháp hạn chế hãng tàu tăng giá cước vận tải và tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc niêm yết giá, Cục Hàng hải Việt Nam đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) thực hiện các đợt kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển. Theo đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá cước vận tải biển và các loại phụ thu của hãng tàu; đề xuất giải pháp quản lý hoạt động tuyến vận tải tải container.

Về một số khó khăn của các doanh nghiệp vận tải nội địa do giá nhiêu liệu tăng cao, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, thời gian qua Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư về giám thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp. Về phía Bộ Giao thông vận tải cũng đã giảm một loạt các phí liên quan đến dịch vụ hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp tục đánh giá, phân tích tình hình trong thời gian tới để có đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Số liệu Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam 11 tháng năm 2022 ước đạt hơn 670 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng sản lượng hàng hóa qua cảng biển đã đạt 92% so với kế hoạch của năm.

Đáng chú ý, sản lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu đều suy giảm. Cụ thể, hàng xuất khẩu trong 11 tháng ước đạt hơn 163 triệu tấn, giảm 3% với cùng kỳ năm 2021. Hàng nhập khẩu cũng giảm 3%, ước đạt hơn 191 triệu tấn. Đối với mặt hàng nội địa có xu hướng tăng nhẹ, ước đạt hơn 314 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khối lượng hàng container thông qua cảng biển 11 tháng đầu năm 2022 ước đạt gần 23 triệu Teus, tăng 5% so với năm 2021.

Theo các chuyên gia kinh tế, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển và vận tải biển đều đối mặt với khó khăn trước nguy cơ suy thoái kinh tế khi nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu giảm mạnh, áp lực lạm phát cũng như tác động của chính sách "Zero COVID" từ Trung Quốc và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.Điều này khiến lượng hàng hóa qua các cảng đều bị ảnh hưởng, tốc độ tăng trưởng cũng khá ì ạch. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh để tránh những thiệt hại trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, một số doanh nghiệp cảng biển như Hải Phòng, Đà Nẵng... vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Thậm chí, có cảng đã đạt chỉ tiêu kế hoạch của năm ngay từ quý III/2022 như Cảng Hải An (Hải Phòng).

Theo báo cáo tài chính, luỹ kế sau quý III/2022, doanh thu Cảng Đà Nẵng đạt 863 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 245 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 71% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 197 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ.

Tại Cảng Hải Phòng, chỉ tiêu lợi nhuận tháng 10 thậm chí đã vượt 30,3% so với kế hoạch đề ra, tăng 10,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, 10 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của Cảng Sài Gòn ước đạt 1.041,2 tỷ đồng, bằng 88% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 81% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 250,9 tỷ đồng, bằng 70% so với cùng kỳ và đạt 65% kế hoạch năm.

Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

// //