Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tại sao lốp xe lại là thủ phạm gây ô nhiễm gấp 2.000 lần khí thải?

Lê Tùng - 07/06/2022 | 21:40 (GTM + 7)

Theo Guardian, khi mà con người vẫn đang tìm cách giảm thiểu ô nhiễm khí thải để bảo vệ môi trường, thì chính lốp xe và vệt mòn bánh xe lại là hung thủ làm ô nhiễm môi trường hơn cả.

Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, lượng hạt bụi mịn được tạo ra từ lốp xe hao mòn cao hơn gần 2.000 lần so với khí phát thải của ô tô.

Ảnh minh họa: Getty Images

Ảnh minh họa: Getty Images

Theo các nhà phân tích, hạt bụi bay ra từ lốp xe gây ô nhiễm không khí, nước và đất đai; đồng thời, chúng còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ độc hại (trong đó, có cả chất gây ung thư). Điều này cho thấy, ô nhiễm từ lốp xe có thể nhanh chóng trở thành một vấn đề lớn đối với các cơ quan quản lý.

Các thí nghiệm do Emissions Analytics (Anh) thực hiện cho thấy, cứ 1km di chuyển thì lốp của tổng số xe trên thế giới sẽ tạo ra hơn 1.000kg hạt bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 23 nanomet (1m = 1 tỷ nanomet).

Các hạt bụi mịn này có thể thải ra từ ống xả và rất có thể gây hại cho sức khỏe con người bởi kích thước siêu nhỏ và dễ dàng xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể thông qua đường máu. Các hạt bụi mịn nhỏ hơn 23 nanomet rất khó đo lường và hiện không được quy định ở EU hay Mỹ.

Theo ông Nick Molden làm tại Emissions Analytics, lốp xe đang nhanh chóng vượt qua ống xả để trở thành nguồn phát thải chính từ các phương tiện giao thông: “Chúng tôi cảm thấy bối rối về lượng vật chất bị đẩy ra môi trường. Mỗi năm lại có 300.000 tấn lốp cao su ở Anh và Mỹ, chỉ từ ô tô con và xe van”.

Hiện tại không có quy định nào về tỷ lệ hao mòn lốp và cũng có một số ít quy định về các hóa chất trong lốp xe. Công ty kiểm tra khí thải Emissions Analytics đã xác định các hóa chất có trong 250 loại lốp xe khác nhau, thường được làm từ cao su tổng hợp, có chiết xuất từ dầu thô. Ông Nick Molden dẫn chứng và nhấn mạnh: “Có hàng trăm loại hóa chất, trong đó nhiều chất gây ung thư. Khi nhân nó với tổng tỷ lệ hao mòn, sẽ ra được một con số rất đáng kinh ngạc”.

Bên cạnh đó, ông Nick Molden cũng cho rằng, tỷ lệ hao mòn của các nhãn hiệu lốp xe về cơ bản khác nhau và hàm lượng hóa chất độc hại cũng khác nhau. Do đó, những thay đổi chi phí thấp là khả thi để giảm tác động đến môi trường của lốp xe.

Các thí nghiệm về độ mòn của lốp xe đã được thực hiện trên 14 thương hiệu khác nhau, lần lượt lắp đặt trên cùng một chiếc Mercedes C-Class và lái bình thường trên đường.

Những chiếc cân tiểu ly cũng được sử dụng để đo trọng lượng mất đi của lốp và một hệ thống lấy mẫu giúp thu thập hạt bụi min thải ra phía sau lốp xe trong khi lái xe chạy qua cân để đánh giá khối lượng, số lượng và kích thước của các hạt bụn mịn xuống tới 6 nanomet.

Dễ dàng nhận thấy, lốp xe đã qua sử dụng tạo ra 36mg hạt bụi mịn/km, cao hơn 1.850 lần so với mức trung bình 0,02 mg/km từ khí thải. Đáng nói, nếu lái xe kiểu “phóng nhanh vượt ẩu” sẽ còn khiến ô nhiễm hạt bụi mịn tăng vọt lên đến 5.760 mg/km.

Hạt bụi phát ra từ lốp xe khi ma sát, hao mòn có thể không nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng mức độ gây ô nhiễm lại cao gấp nhiều lần so với khí thải (Ảnh: EA)

Hạt bụi phát ra từ lốp xe khi ma sát, hao mòn có thể không nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng mức độ gây ô nhiễm lại cao gấp nhiều lần so với khí thải (Ảnh: EA)

Trước đó, trong một báo cáo của Ủy ban chuyên gia về chất lượng không khí (Vương Quốc Anh) năm 2019 chỉ ra, NEE – sự phát thải các loại hạt vào không khí từ quá trình ăn mòn phanh, lốp và bề mặt đường là một nguồn phát sinh bụi mịn chủ yếu trong giao thông. Trên thực tế, NEE chiếm đến 60% lượng bụi mịn PM 2.5 và 73% lượng bụi mịn PM 10.

Trọng lượng trung bình của mọi ô tô ngày càng tăng. Từ đó, đã xuất hiện các cuộc tranh cãi về việc ô tô thuần điện (BEV) nặng hơn xe hơi thông thường và có mô men xoắn (hay lực quay) cao hơn, dẫn đến việc tỏa ra nhiều hạt bụi mịn từ lốp xe hơn.

Ông Nick Molden cho rằng, điều đó phụ thuộc vào người điều khiển phương tiện, với những người lái ô tô điện điềm tĩnh sẽ tạo ra ít hạt hơn so với những chiếc xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Dẫu vậy, tính trung bình thì hạt bụi từ lốp của xe điện vẫn có thể cao hơn đôi chút.

Nguyên do là vì hiện chưa có cải tiến đặc biệt gì cho lốp xe nên các xe điện vẫn phải sử dụng lốp như xe thường và góp phần vào ô nhiễm, bởi xe điện thường có trọng lượng nặng hơn (do bộ pin) nên vệt mòn lốp cũng sẽ nhiều hơn, gây ô nhiễm hơn.

Mặc dù ô nhiễm do mòn lốp có thể tồi tệ hơn 1.000 lần so với ô nhiễm khí thải. Nhưng, điều nguy hiểm nhất ở đây lại không phải là sự ô nhiễm của lốp mà từ góc nhìn của mọi người về nó vẫn còn mơ hồ hay cơ quan chức năng vẫn lơ là:

“Không giống như quy định về khí thải, không có quy định về ô nhiễm lốp. Khí thải được kiểm soát chặt chẽ đến nỗi những chiếc xe hơi ngày nay không còn phát ra nhiều khí độc hại nữa, nhưng lốp xe thì vẫn tiềm ẩn ô nhiễm từ trước đến giờ”, ông Nick Molden chia sẻ.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác trước đây cũng cho thấy, lốp xe chính là thủ phạm phát tán 28% tổng số hạt vi nhựa gây ô nhiễm đại dương. Khi cao su mòn đi, lốp xe trơ trọi các hạt nhựa polymer nhỏ và chảy từ sông suối ra gây ô nhiễm cho đại dương. 

Còn tại Việt Nam, từ tháng 5/2020 đến tháng 12/2021, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động triển khai Chương trình “Sân chơi Năng động Việt Nam” với việc tận dụng lốp xe tái chế làm sân chơi cho trẻ em, được nhiều địa phương trên cả nước hưởng ứng.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo nên những sân chơi cho các em nhỏ, nó còn tạo nên một phong trào hành động cho thanh thiếu niên trên toàn quốc nhằm bảo vệ môi trường.

Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.

// //