Phương án xóa 24 điểm ùn tắc giao thông tại TP.HCM
PV - 26/05/2023 | 20:50 (GTM + 7)
TP.HCM sẽ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, giám sát, cập nhật tình hình giao thông để phân luồng, giảm ùn tắc tại 24 "điểm đen" trên địa bàn.
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa ban hành kế hoạch phối hợp triển khai các giải pháp nhằm xử lý 24 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông trên địa bàn.
TP.HCM sẽ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, đồng thời giám sát, cập nhật tình hình giao thông để phân luồng, giảm ùn tắc tại 24 "điểm đen" trên địa bàn
Theo đó, trong năm 2023, thành phố đặt mục tiêu xóa ít nhất một điểm tại khu vực cầu Kênh Xáng trên đường Trần Văn Giàu, huyện Bình Chánh.
Ngoài vị trí trên, TP.HCM còn 23 "điểm đen" ùn tắc khác, trong đó tập trung giải quyết những nơi không chuyển biến suốt nhiều năm như: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), Nguyễn Tất Thành (quận 4), Nguyễn Thị Định (TP Thủ Đức)...
So với năm 2022, thành phố phát sinh thêm 6 điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông là các giao lộ Phạm Văn Đồng-Phan Văn Trị, Nguyễn Thái Sơn-Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Linh-Phạm Hùng, Trần Quốc Hoàn-Phan Thúc Duyện, khu vực Cầu Xáng trên đường Trần Văn Giàu, ngã tư Hàng Xanh.
Để giảm ùn tắc, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đặt các giải pháp trọng tâm vào việc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giải tỏa áp lực phương tiện: hầm chui tại nút giao đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), nút giao An Phú (TP Thủ Đức), đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình)… và đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục mở rộng đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), làm cầu vượt thép tại ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân).
Triển khai các giải pháp phi công trình như thường xuyên giám sát trực tiếp và qua camera; điều chỉnh phân luồng, điều tiết giao thông hợp lý; tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm; ứng dụng công nghệ trong quản lý để giải quyết hiệu quả các bất cập trên đường…
Thành phố cũng ứng dụng công nghệ trong quản lý để sớm giải quyết các tình huống mới phát sinh, khắc phục các bất cập về hạ tầng.
Được biết, hiện kế hoạch xử lý ùn tắc cho từng điểm đã được Sở Sở Giao thông Vận tải TP.HCM xây dựng chi tiết. Những khu vực không chuyển biến như đường Nguyễn Tất Thành (quận 4) ùn tắc trầm trọng nhiều năm qua sẽ được nghiên cứu hạn chế một số loại phương tiện lưu thông vào giờ cao điểm và mở rộng phần đường xe chạy trên cầu Tân Thuận 2 (nối quận 4 và 7).
Cửa ngõ Đông Bắc ở quanh ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh) được nghiên cứu điều chỉnh thời gian và hướng lưu thông của ô tô vào đường Ung Văn Khiêm gồm việc cấm đỗ xe theo giờ, cấm ô tô từ đường D5 chạy ra; tạo vòng xoay lớn để tổ chức lưu thông một chiều tại khu vực giao lộ Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Bạch Đằng, tạo làn rẽ phải liên tục từ đường Đinh Bộ Lĩnh vào đường Bạch Đằng.
Tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đang được đưa ra lấy ý kiến, Bộ Công an đã đề xuất việc cấm tua công tơ mét để đảm bảo tình trạng kỹ thuật của phương tiện. Với thực tế hiện nay, điều này có thể thực hiện được không?
12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 đã khởi công được gần 9 tháng, tức là thời gian thi công đã gần hết 1/3 chặng đường, tuy nhiên nhiều mỏ vật liệu dù đã được giao cho nhà thầu theo cơ chế đặc thù, nhưng để khai thác được lại đang vướng đền bù, gây khó khăn cho nhà thầu.
Dịp Lễ Quốc Khánh 2/9 vừa qua đã có thêm 2 tuyến đường bộ cao tốc là Quốc lộ 45- Diễn Châu và Diễn Châu - Nghệ An chính thức được thông xe, nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc được khai thác của cả nước lên hơn 1800km.
Truyền tải hiệu quả thông điệp chuyển đổi, phát triển xanh, sạch và bền vững sẽ góp phần quan trọng cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Khi ô tô điện đang dần chiếm ưu thế, càng có nhiều người cân nhắc tới việc chuyển sang dùng phương tiện này. Tuy nhiên, hạ tầng trạm sạc cũng phải theo kịp số lượng người dùng. Nhưng tại Mỹ, một trong những quốc gia dẫn đần về ô tô điện, hạ tầng trạm sạc đang là nỗi thất vọng với không ít lái xe.