Để không bị “chặt chém” khi đi sửa xe máy
Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.
TP.HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Do đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế cũng được yêu cầu phải xứng tầm là “nhạc trưởng” của kinh tế vùng và khu vực.
Nhất là sau thời gian kinh tế TP.HCM bị “ngủ đông” vì đại dịch Covid-19, đến nay tình hình dịch bệnh đã dần được kiểm soát, đã đến lúc TP.HCM tăng tốc phục hồi và phát triển trở lại. Mặc dù động lực phát triển đang bắt đà tăng mạnh, thế nhưng nguồn lực phát triển đang nghẽn từ nhiều phía.
Thực tế, TP.HCM mới chỉ dừng lại ở những chủ trương, chính sách, chương trình hành động. Bằng chứng là chính sách đặc thù Nghị quyết 54 chưa kịp phát huy hiệu quả như mong đợi thì đã về đích. Đáng chú ý, nợ công của thành phố khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng trong một vài năm trở lại đây.
Không chỉ thiếu hiệu quả trong công tác điều hành, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ. Nhất là các quy trình thủ tục vướng hoặc “vòng vo” qua nhiều Bộ ngành, gây tồn đọng trong thời gian dài. Đây chính là điểm nghẽn khiến thành phố vướng mắc trong khâu huy động vốn để triển khai hàng loạt chương trình, dự án đầu tư công trọng điểm cấp thiết.
Chưa kể, với một thành phố đông dân nhất cả nước thì công việc của cán bộ rất nặng, trách nhiệm rất cao nhưng mức lương lẫn số lượng nhân sự vẫn chưa đáp ứng được. Những nghịch lý này đáng phải suy nghẫm.
Những chỉ đạo vừa qua của Thủ tướng Chính phủ giúp thành phố sớm nhìn nhận, đánh giá đúng lại tình hình thực tế, đưa ra định hướng cho các năm tới cần làm gì, cũng như có lộ trình cụ thể hơn và mạnh dạn báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành tháo gỡ kịp thời.
Chính quyền thành phố nên sớm nghiên cứu, tham mưu Trung ương một cơ chế vượt trội thay thế Nghị quyết 54, phù hợp với đặc thù của mình, nhằm chủ động hơn trong các lĩnh vực như đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là các dự án trọng điểm; các ngân sách tài chính, tổ chức bộ máy làm việc.
Riêng khâu tổ chức bộ máy, thành phố cũng cần chú trọng cơ chế đặc thù để đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý.
Phía các Bộ, ngành cũng phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với thành phố. Việc thành lập tổ công tác như chỉ đạo của Thủ tướng cũng là điều kiện cần để các vướng mắc sớm được tháo gỡ, quy trình thủ tục cũng được giải quyết nhanh chóng hơn. Nhất là Chính phủ sớm hoàn thiện các hệ thống pháp luật về đầu tư, ngân sách, nhằm tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho thành phố, tránh “ách tắc” nhiều phía như thời gian qua.
Qua đó, giúp TP.HCM phát triển một hạ tầng tương xướng với tiềm năng và lợi thế. Bởi TP.HCM phát triển mạnh không chỉ có lợi cho thành phố mà còn đóng góp cho cả vùng và là đầu tàu của cả nước.
Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.
Theo dự liệu thống kê của Cục Đăng kiểm VN, số lượng đăng kiểm viên bị khởi tố và số người nghỉ việc chiếm khoảng hơn 40% lượng đăng kiểm viên của toàn hệ thống.
Hiện nay kinh tế đang có phần khó khăn hơn, cộng với việc bán hàng qua kênh online phát triển mạnh, chưa kể các siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi mọc lên khắp hang cùng ngõ hẻm....được xem là những nguyên nhân khiến nhiều chợ truyền thống ngày càng ảm đạm, ế khách ngay cả trong mùa mua sắm.
Sau rất nhiều ồn ào tranh cãi, cuối cùng mức trần giá vé máy bay cũng chính thức được điều chỉnh tăng. Nhìn nhận câu chuyện này ở góc độ kinh tế sẽ như thế nào?
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá nhiều mặt hàng trong nhóm nguyên liệu công nghiệp và năng lượng lao dốc trong ngày giao dịch hôm qua (5/12) kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,48%, xuống còn 2.146 điểm. Như vậy, chỉ số này đã có 4 phiên rơi điểm liên tiếp và đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 tháng.
Tháng 8/2023, UBND TP.Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam triển khai dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng với 1.000 xe tại 79 điểm trên địa bàn các quận Ba Đình, Thanh Xuân, Tây Hồ… Sau một thời gian triển khai, người dân thấy sao về dịch vụ này?
Phố cổ Hà Nội, nổi danh với những phố Hàng, nhưng bây giờ còn rất ít phố giữ được nghề truyền thống xưa, như chính tên gọi của nó. Nếu ai đã từng đi qua phố Hàng Thiếc sẽ cảm thấy khá thú vị khi cả con phố này hầu hết các gia đình đều giữ được nghề, và sống tốt với nghề chì thiếc.