Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát triển TP.HCM: Cần làm gì để tháo gỡ các “điểm nghẽn”?

Minh Thùy - Trúc Thủy - 05/08/2022 | 15:22 (GTM + 7)

Trong buổi làm việc mới đây với lãnh đạo TPHCM và các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã quyết liệt chỉ đạo thành phố Hồ Chí Minh tập trung tháo gỡ nhiều vấn đề “nóng”, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc của các dự án trọng điểm.

Mặc dù theo báo cáo kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm, sau khi kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, TP.HCM đã nhanh chóng đẩy nhanh các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giúp hồi phục được kinh tế và đạt được thành tích quan trọng.

Thế nhưng, tại buổi làm việc vừa qua với Thủ tướng Chính Phủ về các nội dung quan trọng liên quan đến kinh tế - xã hội, TP.HCM đã thẳng thắn nêu ra nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc về cơ chế, nguồn lực tài chính lẫn nhân sự và cơ sở hạ tầng, để phát triển thành phố trong thời gian tới.

Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: "Sau phục hồi, các yêu cầu mở rộng lại hoạt động kinh tế rất lớn, nên nhu câu giao tiếp của công dân và doanh nghiệp đối với chính quyền rất lớn, dẫn đến sự tồn đọng. Nguyên nhân từ các thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư xây dựng đã làm chậm đi tiến độ đầu tư, đặc biệt là các dự án.

Vì vậy, năng lượng thu hút vốn kể cả vốn ngân sách và vốn xã hội thấp, trong đó có đầu tư công so với các địa phương TPHCM có tỉ lệ giải ngân thấp. và như vậy, dòng vốn không đi vào nền kinh tế, không tạo ra công ăn việc làm, tạo ra doanh thu đóng góp cho ngân sách, cũng như tạo ra thu nhập cho dân cư".

Cũng tại buổi làm việc, nhiều Bộ ngành đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của thành phố thời gian qua, nhất là 2 năm đại dịch COVID-19. Thế nhưng, các Bộ ngành và chuyên gia đều cho rằng, TP.HCM là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, kéo theo nhiều vấn đề, trách nhiệm quan trọng cần được giải quyết, trong khi đó lại gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế để có thể huy động nguồn lực phát triển. Do đó, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, trước tiên TP.HCM cần tháo gỡ được nút thắt về cơ chế, chính sách.

"Đối với TP.HCM, công việc rất nhiều, đặc biệt là những công việc tồn đọng, vướng mắc từ quá khứ để lại đến nay chưa giải quyết được. Với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng mong có Nghị quyết nào đó của Quốc hội cho một cơ chế đặc thù nào đó để giải quyết hết những tồn đọng trước nay của TP.HCM".

"TP.HCM nếu chúng ta không có một cơ chế quyết định, kể cả phân cấp các chính quyền địa phương thuộc chính quyền TP.HCM thì sẽ chậm đi các bước phát triển cho TP.HCM", ông Phan Văn Mãi nói.

photo-4-15865722179211335415322 (1)

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cũng nhìn nhận, vừa qua, Bộ đã cùng các bộ, ngành rà soát để tiếp tục phân cấp mạnh cho thành phố. Đồng thời đề nghị, cần nhìn nhận những gì thành phố đã làm được, chưa làm được và cái gì cần phân cấp hơn nữa, kể cả cơ chế đặc thù cho TP.Thủ Đức phát triển xứng tầm.

Đặc biệt là các dự án trong điểm, theo ông Lê Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hạ tầng giao thông thông suốt là một trong những điểm cơ bản giúp TPHCM tăng tốc nhanh chóng. Thế nhưng, nhiều dự án trọng điểm mang tính quyết định, đột phá lại bị “đắp chiếu” nhiều năm hoặc chưa được hoàn thành.

“TPHCM chắc chắn đây là trung tâm kinh tế lớn, trong đó hạ tầng giao thông là một trong những trung tâm phức tạp nhất cả nước, phải được tập trung để đầu tư. Tuy nhiên, có rất nhiều dự án đã đề ra chủ trương từ rất lâu, thậm chí đã quyết định đầu tư; nhưng mà phải 10 năm, thậm chí 2 nhiệm kỳ, 3 nhiệm kỳ như Bến Thành – Suối Tiên chúng ta vẫn chưa khánh thành được hay Vành đai 3 cũng vậy. Chúng tôi rất mong làm thế nào để các dự án này được dứt điểm”, ông Lê Anh Tuấn cho biết.

Nói về các công trình, ông Phan Văn Mãi cũng kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành sớm đẩy nhanh các thủ tục trong giải ngân đầu tư công cho các công trình như metro Bến Thành – Suối Tiên, Vành đai 3, vành đai 4…:

“Như thành phố báo cáo tỉ lệ giải ngân thấp trong thời gian vừa qua; thứ hai là bố trí vốn cho dự án vành đai 3, riêng bố trí vốn đây cũng là thủ tục rất phức tạp, nếu bố trí không kịp thời và đồng bộ thì thành phố sẽ không kịp tiến độ. Cho nên thành phố đề nghị tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục, đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân đầu tư công, nhằm đúng thủ tục và đảm bảo được thời gian".

Ngoài ra, Chủ tịch thành phố cũng mong Trung ương cho thành phố rà soát lại, đánh giá tổ chức biên chế có thể cộng trừ 10-15% theo thực trạng của thành phố, để chủ động hơn trong điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.

Trao đổi về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cần nghiên cứu cơ chế về bộ máy cho TP.HCM theo hướng đặc thù. Trong đó, thành phố và các Bộ, ngành phải báo cáo tình hình thực tế các vướng mắc, hoạch định lộ trình cho từng công việc. Nhất là sớm thành lập tổ công tác về các vấn đề quan trọng của TPHCM, nhằm tiếp cận và kiến nghị các giải pháp nhanh chóng, tránh “vòng vo” giữa các Bộ ngành hoặc kéo dài thời gian như vừa qua.

"Tinh thần của Chính Phủ là đề nghị có một tổ công tác để thường xuyên làm việc với TP.HCM do đồng chí Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Chính phủ và cơ cấu các Bộ, ngành có nhiều liên quan đến TP.HCM như Bộ KHĐT, Bộ Tài Chính, Bộ TNMT, Bộ Y tế và một số Bộ ngành khác và đầu mối trong TP.HCM là chủ tịch UBND TP. Hai bên thường xuyên trao đổi với nhau, nếu có vấn đề phát sinh sẽ tập trung tháo gỡ. Như hiện nay, vấn đề vướng là ở các Bộ, ngành, cứ vòng vo cuối cùng không đến được Thủ tướng Chính phủ, có khi cả năm, có khi mấy năm. Tôi đề nghị, cách này thí điểm cho TP.HCM xong thì sẽ làm cho các tỉnh thành", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân mạnh. 

TP.HCM cần các cơ chế và chiến lược riêng để từng bước tháo gỡ nhiều điểm nghẽn cho nền kinh tế bứt phá. Ảnh: Lao động

TP.HCM cần các cơ chế và chiến lược riêng để từng bước tháo gỡ nhiều điểm nghẽn cho nền kinh tế bứt phá. Ảnh: Lao động

Tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM ghi nhận được nhiều tín hiệu phục hồi khả quan, đóng góp tích cực cho nền kinh tế cả nước. Thế nhưng, để tăng tốc và phát triển kinh tế một cách bền vững, xứng tầm, TP.HCM cần các cơ chế và chiến lược riêng để từng bước tháo gỡ nhiều điểm nghẽn cho nền kinh tế bứt phá.

Đây cũng là nội dung bài bình luận “Cần một cơ chế phối hợp làm đòn bẩy”.

TP.HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Do đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế cũng được yêu cầu phải xứng tầm là “nhạc trưởng” của kinh tế vùng và khu vực.

Nhất là sau thời gian kinh tế TP.HCM bị “ngủ đông” vì đại dịch Covid-19, đến nay tình hình dịch bệnh đã dần được kiểm soát, đã đến lúc TP.HCM tăng tốc phục hồi và phát triển trở lại. Mặc dù động lực phát triển đang bắt đà tăng mạnh, thế nhưng nguồn lực phát triển đang nghẽn từ nhiều phía.

Thực tế, TP.HCM mới chỉ dừng lại ở những chủ trương, chính sách, chương trình hành động. Bằng chứng là chính sách đặc thù Nghị quyết 54 chưa kịp phát huy hiệu quả như mong đợi thì đã về đích. Đáng chú ý, nợ công của thành phố khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng trong một vài năm trở lại đây.

Không chỉ thiếu hiệu quả trong công tác điều hành, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ. Nhất là các quy trình thủ tục vướng hoặc “vòng vo” qua nhiều Bộ ngành, gây tồn đọng trong thời gian dài. Đây chính là điểm nghẽn khiến thành phố vướng mắc trong khâu huy động vốn để triển khai hàng loạt chương trình, dự án đầu tư công trọng điểm cấp thiết.

Chưa kể, với một thành phố đông dân nhất cả nước thì công việc của cán bộ rất nặng, trách nhiệm rất cao nhưng mức lương lẫn số lượng nhân sự vẫn chưa đáp ứng được. Những nghịch lý này đáng phải suy nghẫm.

Những chỉ đạo vừa qua của Thủ tướng Chính phủ giúp thành phố sớm nhìn nhận, đánh giá đúng lại tình hình thực tế, đưa ra định hướng cho các năm tới cần làm gì, cũng như có lộ trình cụ thể hơn và mạnh dạn báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành tháo gỡ kịp thời.

Chính quyền thành phố nên sớm nghiên cứu, tham mưu Trung ương một cơ chế vượt trội thay thế Nghị quyết 54, phù hợp với đặc thù của mình, nhằm chủ động hơn trong các lĩnh vực như đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là các dự án trọng điểm; các ngân sách tài chính, tổ chức bộ máy làm việc.

Riêng khâu tổ chức bộ máy, thành phố cũng cần chú trọng cơ chế đặc thù để đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý.

Phía các Bộ, ngành cũng phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với thành phố. Việc thành lập tổ công tác như chỉ đạo của Thủ tướng cũng là điều kiện cần để các vướng mắc sớm được tháo gỡ, quy trình thủ tục cũng được giải quyết nhanh chóng hơn.

Nhất là Chính phủ sớm hoàn thiện các hệ thống pháp luật về đầu tư, ngân sách, nhằm tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho thành phố, tránh “ách tắc” nhiều phía như thời gian qua.

Qua đó, giúp TP.HCM phát triển một hạ tầng tương xướng với tiềm năng và lợi thế. Bởi TP.HCM phát triển mạnh không chỉ có lợi cho thành phố mà còn đóng góp cho cả vùng và là đầu tàu của cả nước.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //