Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát triển đô thị ven sông Hồng: Nguồn lực từ đâu?

Hải Hà - 03/11/2022 | 10:53 (GTM + 7)

Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng hồi tháng 3 vừa qua. Vấn đề mà nhiều các chuyên gia, người dân quan tâm hiện nay là làm thể nào để huy động nguồn lực triển khai thực hiện quy hoạch, tranh thủ được những lợi ích của sự gia tăng giá trị đất cho phát triển hạ tầng?

Trong bối cảnh khu vực trung tâm của Hà Nội đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông, quá tải cơ sở hạ tầng, thiếu không gian công cộng, nhiều người dân kỳ vọng sẽ có thêm những không gian xanh, không gian mở để giao lưu sau khi thành phố phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

 

Theo TS.KTS Trương Văn Quảng, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch, Phát triển đô thị Việt Nam, đồ án quy hoạch phân khu mới này có dấu ấn quan trọng với cấu trúc đô thị trung tâm, hình thành định hướng vị thế thủ đô trong môi trường phát triển mới. Tuy nhiên,  khu vực dọc sông Hồng nhiều năm nay phát triển tự phát trong cả xây dựng, khai thác quỹ đất và phát triển dân cư, nên để thực hiện được, Hà Nội cần phải:

"Việc triển khai quy hoạch phân khu sông Hồng đòi hỏi thời gian dài, cần xây dựng đưa ra các lộ trình, các chiến lược kế hoạch thực hiện lâu dài. Ở đó cần xác định được khu vực cần ổn định, khu vực can thiệp và khu vực bảo tồn. Trên cơ sở đó, chúng ta mới khoanh định. Vấn đề phân khu sông Hồng là ưu tiên cho vấn đề thoát lũ, chủ yếu là cảnh quan môi trường", TS. KTS Trương Văn Quảng cho biết.

Ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư nhấn mạnh, với vị trí nằm ngay sát khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm, đất ở khu vực ven sông Hồng rất có giá trị, trong đó có nhiều khu dân cư hiện hữu. Nếu Hà Nội để cho các doanh nghiệp được trực tiếp thương lượng và đền bù với người dân thì toàn bộ lợi ích từ giá trị đất sẽ rơi vào tay của các nhà đầu tư tư nhân. Để tránh tình trạng này, vai trò của chính quyền địa phương và phương án đền bù cho người dân rất quan trọng:

"Nhà nước phải nắm vai trò cầm trịch ở đây để điều tiết. Bài toán là phải quy về thu nhập của người dân trên mảnh đất đấy, sinh lời hiện tại của đất đấy là bao nhiêu thì đền cho bấy nhiều. Sau đó đấu giá trên cơ sở quy hoạch, thu tiền về để đầu tư kết cấu hạ tầng", ông Đặng Huy Đông cho biết thêm.

Ông Đỗ Viết Chiến, Nguyên Cục trưởng Cục phát triển đô thị cho rằng, với nguồn lực hạn chế, trước hết Hà Nội cần tiến hành phân loại các dự án để lựa chọn cách thức huy động vốn phù hợp. Trong đó, công khai các dự án có khả năng thu hồi vốn và sinh lời cho người dân, đặc biệt các nhà đầu tư; Dự án không có khả năng sinh lời là những công trình công cộng phúc lợi và các dự án ở khu vực người dân đang ở.

 

Dự án phát triển đô thị 2 bên sông Hồng có ý nghĩa đặc biệt đối với vị thể của thủ đô Hà Nội trong tương lai và sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở khu vực phía Đông của thành phố. Ảnh: Hà Nội Mới

Dự án phát triển đô thị 2 bên sông Hồng có ý nghĩa đặc biệt đối với vị thể của thủ đô Hà Nội trong tương lai và sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở khu vực phía Đông của thành phố. Ảnh: Hà Nội Mới

Ông Chiến cho rằng, để tăng giá trị của đất đai, tăng thu cho ngân sách Nhà nước thì Nhà nước đầu tư hạ tầng, sau đó buộc phải thực hiện đấu giá, trường hợp chưa đủ điều kiện mới chọn hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất:

"Hạ tầng cũng phải phân loại ra, cái nào là Nhà nước đầu tư, các nào huy động vốn xã hội hóa, có những loại hạ tầng khung mang tính chất xương sống dùng chung mang tính chất kết nối khu vực phải lấy vốn của Nhà nước. ứng trước, đầu tư hạ tầng khung thành ra đất sạch có hạ tầng. Khi đó suất  đầu tư hạ tầng tăng lúc đó có độ chênh nhau hàng trăm lần, cái giá trị về đất đai mới vào được tay Nhà nước, Nhà nước dùng số tiền đó để triển khai hạ tầng khác".

Phát biểu trong một Hội thảo tổ chức mới đây, ông ông Trần Hoàng Linh – Trưởng phòng Quy hoạch Kiến trúc (Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội) cho biết sau khi quy hoạch được phê duyệt, 13 quận, huyện đang triển khai những bước ban đầu để cụ thể hóa dự án này: "Sau khi quy hoạch phê duyệt, các cấp chính quyền và các sở ngành triển khai lập ranh giới các khu dân cư, trên cơ sở ranh giới, lập quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo khu dân cư, bổ sung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho các khu này".

Trong đó, huyện Đông Anh đã đề xuất các dự án và làm cơ sở để đấu giá, đấu thầu dự án, quận Hoàn Kiếm đang nỗ lực triển khai nhiều ý tưởng mới để phát triển các khu vực cộng đồng, không gian xanh.

Ông Linh cho biết thêm, lực hấp dẫn của đề án chính là việc sử dụng vốn đầu tư công cho những hạ tầng khung chính và đầu tư các cây cầu bắc qua sông trong tương lai. Khi giao thông của đề án kết nối với giao thông, hạ tầng của khu vực xung quanh, sẽ tạo nên sức hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư vào các dự án ở khu vực này.

Thị trường bất động sản ven sông hưởng lợi từ quy hoạch đô thị sông Hồng. Ảnh: Dân Việt

Thị trường bất động sản ven sông hưởng lợi từ quy hoạch đô thị sông Hồng. Ảnh: Dân Việt

Dự án phát triển đô thị 2 bên sông Hồng có ý nghĩa đặc biệt đối với vị thể của thủ đô Hà Nội trong tương lai và sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở khu vực phía Đông của thành phố. Bởi vậy, chính quyền địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và quản lý phát triển của khu vực này. Những chính sách linh hoạt, phù hợp có thể giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn trong nguồn lực để phát triển.

Đây cũng là góc nhìn của kênh VOVGT: Thu hút đầu tư từ chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng khung

Sau nhiều lần lỡ hẹn, Hà Nội đã chính thức phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng với quy mô gần 11 nghìn ha, thành phố cũng đã hoàn thành 100% quy hoạch phân khu. Điều này đánh dấu sự phát triển của thủ đô về phía Bắc và phía Đông của sông Hồng.

Theo các chuyên gia, có 3 yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của một đô thị, bao gồm quy hoạch, chính sách và nguồn vốn. Đối với khu vực 2 bên sông Hồng, bản quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được xem là công cụ quan trọng đối với công tác  quản lý và cơ sở để triển khai các dự án.

Tuy nhiên, để bản quy hoạch không chỉ nằm trên giấy, thì việc quản lý và triển khai quy hoạch đặc biệt quan trọng.

Việc lựa chọn hướng phát triển đô thị 2 bên sông sẽ quyết định đến tính bền vững của đô thị trong tương lại. Để Hà Nội có cơ hội phát triển mới, không làm gia tăng thêm những nguy cơ mới về quá tải hạ tầng giao thông, chính quyền thành phố, các địa phương cần bám sát mục tiêu phát triển là xây dựng trục cảnh quan cây xanh, công viên, mặt nước, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng mặt nước.

Việc xây dựng  một quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc 2 bên sông Hồng là điều cần thiết để tránh những dự án không theo quy hoạch.

Chính sách huy động nguồn lực từ các nhà đầu tư bất động sản lớn cho các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội thông qua chỉ định thầu thời gian qua đã bộc lộ những bất cập về sự chênh lệch địa tô giữa doanh nghiệp và người dân, Nhà nước bị thất thoát ngân sách lớn; là sự xuất hiện ồ ạt các dự án siêu đô thị với hệ quả là làm gia tăng áp lực hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội của các khu vực này, trong khi vẫn thiếu vắng không gian công cộng, không gian sáng tạo.

Còn việc cho phép các nhà đầu tư riêng lẻ tự đầu tư các dự án hạ tầng gây ra tình trạng thiếu kết nối, và không đảm  bảo tính đồng bộ.

Một góc sông Hồng. Ảnh minh họa: TTXVN

Một góc sông Hồng. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong điều kiện nguồn lực của thành phố còn hạn chế, Hà Nội có thể sử dụng nguồn lực, từ chính  những cơ chế chính sách để tạo sự hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp, xã hội và cộng đồng dân cư cùng tham gia.

Thông qua việc ưu tiên phát triển các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội và Nhà nước bỏ vốn để đầu tư các dự án hạ tầng khung, khoản chênh lệch giá trị đất sau khi đấu giá là nguồn lực lớn cho ngân sách nhà nước để tiếp tục tái đầu tư vào các công trình, dự án công cộng, tránh tình trạng chỉ định thầu như trước đây.

Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Để Hà Nội và các địa phương khác có cơ sở để huy động được nguồn thu từ đấu giá đất để đầu tư phát triển hạ tầng, một số ý kiến cho rằng, cần có sự điều chỉnh sửa đổi một số quy định pháp luật liên quan trong đó có Luật đất đai sửa đổi.

Thành phố cũng cần công bố công khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết với những quy định, chỉ tiêu cụ thể để doanh nghiệp, người dân thực hiện. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, vừa là cách để huy động sự giám sát của cộng đồng, tránh tình trạng làm sai quy hoạch như trước đây. Đối với những khu vực có dân cư hiện hữu, thành phố cũng cần có những biện pháp khoanh vùng, bảo vệ những diện tích đất còn lại, tránh tình trạng phát triển dân cư tự phát.

Quá trình triển khai quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh phát triển của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Chính quyền thành phố Hà Nội phải nắm vai trò quyết định trong việc quản lý và kiểm soát các dự án phát triển, trên cơ sở đó huy động sự tham gia của doanh nghiệp, của xã hội, của cộng đồng cùng thực hiện.

Có như vậy, Hà Nội mới tránh được sự thao túng của các doanh nghiệp bất động sản, dự án phát triển 2 bên sông mới có thể trở thành điểm nhấn về cảnh quan và không gian phát triển mới cho Hà Nội . 

Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //