Phát triển bền vững là đầu tư cho tương lai của doanh nghiệp
Hoàng Hà - 25/10/2022 | 11:30 (GTM + 7)
Theo Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phát triển bền vững không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đường độc đạo để oanh nghiệp tồn tại trong bối cảnh hiện nay.
# Hội thảo đầu tư “Kiến tạo tương lai” do Khu công nghiệp DEEP C phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng vừa được tổ chức nhằm trao đổi thông tin, cơ hội hợp tác với các đối tác có cùng các tiêu chuẩn phát triển bền vững. Hiện nay Khu công nghiệp DEEP C đang từng bước thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị làm tiêu chí cốt lõi cho chiến lược phát triển bền vững.
# Tại Diễn đàn đa phương MSF 2022 lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, các doanh nghiệp VN đang tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất công nghiệp theo hướng phát triển bền vững kinh tế tuần hoàn; giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải, sản xuất xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
# Hiện nay tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đạt trên 48%, cao hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên, để cạnh tranh thì năng suất, chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa cần nâng cao hơn nữa. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt sẽ cần thêm một công cụ nữa là xanh hóa dệt may. Bởi hiện nay các nước châu Âu đã quy định rất rõ ràng về tỷ lệ tái chế sản phẩm. Đây là vấn đề cần nghiên cứu sâu để ngành dệt may Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới.
Theo Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phát triển bền vững không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đường độc đạo để oanh nghiệp tồn tại trong bối cảnh hiện nay.
Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về các cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi thực thi các mục tiêu phát triển bền vững.
PV: Ông đánh giá thế nào về việc thực thi các mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua?
Ông Vũ Tiến Lộc: Phát triển bền vững là vấn đề sống còn của mọi nền kinh tế. Đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, không chỉ là đạo đức, nghĩa vụ của doanh nghiệp, doanh nhân mà chính là cơ hội mới cho họ.
Trong bối cảnh hiện nay, các hiệp định thương mại toàn cầu, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa các nền kinh tế phát triển (tức là các thị trường lớn nhất của chúng ta) đều đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩn về phát triển bền vững. Và phát triển bền vững cũng là cách để chúng ta tạo ra thương hiệu, tiếp cận được khách hàng, thị trường và bằng cách đó sẽ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Vì thế, phát triển bền vững không chỉ là nghĩa vụ có tính chất xã hội mà chính là khoản đầu tư cho tương lai của doanh nghiệp. Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi theo hướng này, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệt là COVID-19 thời gian qua cho thấy những doanh nghiệp thực hành sản xuất bền vững thường có tổn thất thấp hơn so với các doanh nghiệp không thực hiện chiến lược này.
PV: Vậy đâu là thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp khi thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Ông Vũ Tiến Lộc: Thực hiện mô hình phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, thực hiện trách nhiệm xã hội đều đòi hỏi một khoản đầu tư khá lớn. Điều này sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, nhưng phát triển bền vững không phải là một sự lựa chọn nữa mà là con đường độc đạo cho phát triển.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Chính phủ phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật, có biện pháp khuyến khích, ràng buộc doanh nghiệp trong việc sử dụng công nghệ cũng như xây dựng mô hình kinh doanh để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Các nhà đầu tư hiện nay họ cũng sẽ lựa chọn các doanh nghiệp đầu tư theo hướng phát triển bền vững và những nguồn lực hỗ trợ về công nghệ, mô hình kinh doanh cũng đang hướng đến các doanh nghiệp có mong muốn đi theo con đường phát triển bền vững.
Vì thế, bên cạnh những thách thức cũng có những cơ hội đang mở ra cho các doanh nghiệp đi theo con đường này và các doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội để có thể tiếp cận nguồn lực này.
Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.
Ở tuổi 50, ông Trần Hải Đăng đã có một quyết định táo bạo: cùng các đồng sáng lập khởi nghiệp bằng việc sản xuất chiếc máy bay huấn luyện tuần tra TP-150.
Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.
Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.
Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...
Dù đã có lệnh cấm, nhưng dịch vụ cho thuê ô tô điện, xe cân bằng và đặc biệt là xe drift, dòng xe biến tướng từ xe điện vẫn ngang nhiên hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm.
Không chỉ mang trong mình những ký ức lãng mạn với lá me bay, mà những cây me trăm tuổi còn tồn tại ở Hà Nội, còn mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử - xã hội đáng nhớ, đáng ngẫm.