Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phải chỉ rõ 'điểm nút' trong chi phí logistics

Phóng viên - 27/11/2020 | 14:46 (GTM + 7)

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020 đã được Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội tổ chức hôm 26/11.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng

Phiên toàn thể với chủ đề "Cắt giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế". Buổi chiều có 2 hội thảo chuyên đề “Hạ tầng logistics - xu hướng và cơ hội” và “Chuyển đổi số trong logistics”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ghi nhận logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đạt 12-14%, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.

Kết cấu hạ tầng logistics thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác. Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực vận tải, bảo đảm kết nối hài hòa các phương thức vận tải, phát huy thế mạnh của từng phương thức, làm giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tuy nhiên, chi phí dịch vụ logistics ở nước ta còn khá cao, do nhiều nguyên nhân như: hạn chế về quy mô doanh nghiệp và vốn, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động, hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt, ... làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Từ mục tiêu tăng trưởng của các ngành dịch vụ logistics đạt 15-20%/năm, chiếm tỷ trọng 8-10% GDP; Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%; Chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên…

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ ngành và địa phương theo chức năng và nhiện vụ được giao có chương trình cụ thể thực hiện kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 với 05 nhóm nhiệm vụ chính, đó là Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; Phát triển thị trường dịch vụ logistics & Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: "Các bộ, ngành khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc của DN dịch vụ logistics, đặc biệt là các DNNVV thuận lợi với việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường đào tạo, tiếp cận thông tin. Chúng ta phải sớm hoàn thành và xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics, chỉ rõ “điểm nút” trong chi phí logistics để tập trung phát huy nội lực, tận dụng cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm tranh thủ hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tạo ra “bước nhảy” phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam… Cần có các giải pháp phù hợp để phát triển thị trường dịch vụ logistics Việt Nam..."

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện tốt nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia, phát huy mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả của cơ chế liên ngành, phối hợp từ Trung ương tới địa phương để kịp thời tái cơ cấu chuỗi cung ứng, dịch vụ logistics quốc tế và trong nước sau khi chấm dứt đại dịch COVID-19 phục hồi kinh tế.

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc của doanh nghiệp về các vấn đề chính sách và thực thi các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA và sắp tới là RCEP; giúp doanh nghiệp tham gia hội nhập và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, thực sự là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ngành logistics Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây
Ngành logistics Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cam kết sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ nhằm triển khai tốt các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới, trong đó có việc phát triển hạ tầng dịch vụ logistics. Bởi, việc cắt giảm chi phí logistics chính là giải pháp giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đồng thời phục hồi đà tăng trưởng bị sụt giảm do tác động của dịch COVID-19.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nói: "Cơ sở hạ tầng của logistics chúng tôi cũng sẽ báo cáo Chính phủ để cùng với Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế chính sách để từ QH tổng thể và quy hoạch đất đai sẽ phải có hướng dẫn và có khung khổ pháp lý để đảm bảo điều kiện tiếp cận về nguồn lực đất đai và các hạ tầng khác cho các DN logistics để đầu tư phát triển để phù hợp với QH logistics cũng như QH giao thông và QH thương mại của cả nước.."

Cụ thể về tác động của Đại dịch COVID-19 tới lĩnh vực logistics, Bộ Công Thương cho biết: Đại dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 1/2020 và đã tác động hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, văn hóa xã hội và đời sống con người. Đại dịch đã gây áp lực nặng nề lên khả năng sản xuất và dây chuyền cung ứng toàn cầu. Chuỗi cung ứng đã bị đứt gẫy và đảo lộn, trong đó có các hoạt động logistics-xương sống của chuỗi cung ứng. Các dịch vụ vận tải hàng không, vận tải đường bộ và vận tải đường sắt bị tác động nặng nề nhất. Vận tải biển ít bị ảnh hưởng hơn với cước phí vẫn giữ vững mặc dù yêu cầu chuyên chở có giảm sút. Các đặc điểm này của chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics thế giới đã thể hiện đầy đủ trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

Đối với Việt Nam, từ khi nổ ra đại dịch, cuộc khủng khoảng này tác động mạnh mẽ lên ngành vận tải, logistics và tìm nguồn cung ứng chiến lược trọng yếu. Các ngành sản xuất, như dệt may, dựa chủ yếu vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, nơi xẩy ra đại dịch bị tác động nhất, đã ngưng trệ sản xuất do đại dịch.

Chiến dịch giải cứu hàng hóa bị ách tắc ở biên giới với Trung Quốc giai đoạn đầu của đại dịch và đặc biệt là thời gian cách ly xã hội trong tháng 4/2020 đã làm cho hoạt động sản xuất, logistics, vận tải bị gián đoạn, tắc nghẽn. Hoạt động mua sắm online phát triển. Từ tháng 5, kinh tế bắt đầu phục hồi nhưng Đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các thị trường là đối tác thương mại chính của Việt Nam gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu và logistics.

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), trong Quý 1/2020, 15-50% hoạt động của các hội viên bị ảnh hưởng (giảm về hoạt động và doanh thu) tùy theo loại hình dịch vụ cung cấp. Khoảng 80% Hội viên VLA là doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ nên bị tác động nặng nề. Từ tháng 5/2020, hoạt động logistics có được phục hồi theo nền kinh tế, nhưng hiện nay nhìn chung khoảng 20% DN kinh doanh dịch vụ logistics vẫn còn suy giảm về hoạt động.

So với trước Đại dịch, lượng hàng hóa vận tải qua biên giới giảm đi nhiều, phải đổi lái xe, đổi đầu kéo là những khó khăn hiện hữu. Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở sâu rộng, phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư FDI với hơn 70% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu là thuộc khu vực này.

Theo đó, ngành dịch vụ logistics Việt Nam cũng chịu tác động của khoảng hơn 30 DN cung cấp logistics xuyên quốc gia có quan hệ mật thiết với các chủ hàng và hãng tàu biển lớn của thế giới. Nhu cầu quốc tế giảm sút đưa đến đơn hàng xuất khẩu giảm, nhiều công ty phải cho công nhân nghỉ việc. DN dịch vụ logistics bị tác động, ảnh hưởng theo.

Tags:
Ý kiến của bạn
“Bí ẩn cuộc sống...”

“Bí ẩn cuộc sống...”

Cứ đến chớm hè là khắp nơi từ quán trà đá vỉa hè tới mạng xã hội, người ta lại bàn tán, kháo nhau về chuyện “bỗng dưng” hóa đơn tiền điện nhà mình đột nhiên tăng mạnh, có khi gấp hai, gấp ba lần tháng trước, mà nhu cầu sử dụng hầu như không thay đổi?...

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cuộc sống khiến chúng ta phải chạy đua với thời gian, di chuyển qua nhiều múi giờ, chuyển ca - kíp liên tục khiến giấc ngủ lý tưởng từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau đều đảo lộn. Để tỉnh táo làm việc ta cần thêm nhiều thức uống như: cà phê, trà để chống chọi từng cơn buồn ngủ.

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Việt Nam sắp đưa vào vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sau hàng chục năm xây dựng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, hiệu quả hàng đầu ở khu vực châu Á. Kinh nghiệm nào của Singapore có thể áp dụng tại Việt Nam.

Lãi suất tiền gửi tăng, VNĐ sẽ không giảm giá thêm

Lãi suất tiền gửi tăng, VNĐ sẽ không giảm giá thêm

Từ đầu tuần, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đã bắt đầu rục rịch tăng trở lại. Mức cao nhất trên thị trường ghi nhận hơn 6% ở kỳ dài hạn.

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Mặc dù có thế mạnh về xuất khẩu gạo, thế nhưng, với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, nông dân và doanh nghiệp nước ta cũng cần chủ động bắt nhịp, thay đổi phương thức sản xuất phù hợp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao vừa giảm chi phí và thân thiện với môi trường.

Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều hồi phục

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần (6/5), chỉ số hàng hóa MXV-Index tăng gần 1% lên 2.288 điểm, đánh dấu ngày hồi phục thứ 2 liên tiếp sau chuỗi giảm mạnh 4 ngày.

Vàng miếng trong nước lập kỷ lục 87,5 triệu đồng/lượng

Vàng miếng trong nước lập kỷ lục 87,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng trong nước sáng nay tiếp tục bứt phá, có nơi đạt 87,5 triệu đồng/lượng, cao chưa từng thấy trong lịch sử.

// //