Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ô nhiễm ánh sáng đô thị: Không chỉ là lãng phí năng lượng

Phóng viên - 22/10/2019 | 6:36 (GTM + 7)

Đáng lo ngại, tình trạng ô nhiễm ánh sáng đang có xu hướng gia tăng tại các đô thị, nhưng các quy định hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng lại ở khuyến cáo, chứ chưa có chế tài cho vi phạm...

Cùng với ô nhiễm khói bụi, khí thải, ô nhiễm tiếng ồn, các đô thị hiện nay còn đang đối mặt với ô tình trạng ô nhiễm ánh sáng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao thông, đến sức khỏe của người dân đô thị, và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Cùng với ô nhiễm khói bụi, khí thải, ô nhiễm tiếng ồn, các đô thị hiện nay còn đang đối mặt với ô tình trạng ô nhiễm ánh sáng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao thông, đến sức khỏe của người dân đô thị, và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Phân tích các nguồn ánh sáng gây ô nhiễm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty TNHH Một thành viên Chiếu sáng và thiết bị đô thị cho biết có nhiều thành phần tham gia vào nguồn chiếu sáng của đô thị, từ đèn đường giao thông, biển quảng cáo của các cửa hàng, biển quảng cáo tấm lớn, đèn trang trí, đèn của các phương tiện tham gia giao thông… 

Những nguồn sáng này được sử dụng với mức độ cao quá mức cần thiết, góp phần trực tiếp dẫn tới tình trạng ô nhiễm ánh sáng. Tình trạng này diễn ra rất phổ biến tại các đô thị và để lại tác động tiêu cực tới đời sống xã hội. Ông Tuấn cho hay, các kết quả nghiên cứu khoa học cũng chỉ rõ, việc phải sinh sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm ánh sáng quá lâu ảnh hưởng đến đời sống con người, nhất là các rối loạn về tâm sinh lý, về giấc ngủ:

“Người ta đã có những nghiên cứu và nói là khi mà ánh sáng nó vượt quá ngưỡng như vậy sẽ gây ra những rối loạn về tâm sinh lý, gây ảnh hưởng đến thị giác, gây ra những biểu hiện như trầm cảm, mất ngủ, stress… Đấy là những biểu hiện trực tiếp nhất. Còn về lâu dài nó cũng gây ra những suy giảm về khả năng quan sát, thị giác”.

Đối với người dân sinh sống và làm việc tại các đô thị, tình trạng ô nhiễm ánh sáng cũng khiến họ thấy khó chịu, mệt mỏi:

“Khi mình đi ra ngoài đường vào buổi tối thì có nhiều khi các biển hiệu rồi kể cả những biển trang trí của thành phố nó nhiều quá, lấp lánh, nhất là những hôm trời mưa thì mắt mình hơi bị lóa đi, hơi khó chịu”.

“Ra đường nhiều lúc đèn pha của ô tô, xe máy chiếu vào mắt thì cảm giác rất khó chịu”.

“Thường là tham gia giao thông sẽ bị những cái đó, đặc biệt là tại những cung đường hẹp, thì phương tiện xe máy, ô tô, đèn quảng cáo làm loạn hết tất cả những ánh sáng. Đặc biệt những khi trời mưa, ánh sáng bị chói, cực kỳ nguy hiểm trong vấn đề an toàn giao thông”.

Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, sức khỏe vật lý của con ngườinhư các loại ô nhiễm khác, PGS.TS Nguyễn Văn Bang, nguyên trưởng khoa Cơ khí ô tô, Trường Đại học GTVT Hà Nội cho rằng, người tham gia giao thông còn bị tác động bởi các màu sắc, ánh sáng khiến họ mất tập trung trong quá trình lái xe:

“Đầu tiên là sự tập trung của người tham gia giao thông về những cái xảy ra trước mặt mình, đáng lẽ mình tập trung vào con đường, tập trung vào các đối tác tham gia giao thông khác thì mình bị nhiễu về việc ấy, không tập trung được. Thứ 2 bản thân những đèn xanh, đèn đỏ dọc đường, gần đó lại có một biển quảng cáo của một khách sạn hay gì đấy, lại lập lòe, xanh đỏ, giống hệt tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ vẫn gặp tại các ngã 3, ngã tư, thế là bị nhầm lẫn”.

Nhiều chuyên gia cho biết, đến thời điểm này tại Việt Nam chưa có nghiên cứu, thống kê chính thức số vụ TNGT tại các đô thị do bị ô nhiễm ánh sáng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại ô nhiễm khác, ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của người tham gia giao thông và là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới TNGT.

Không dừng lại ở những tác động ảnh hưởng đến giao thông đô thị và sức khỏe của người dân, ông Trần Đình Bắc, Phó Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam cho biết, ô nhiễm ánh sáng còn là tác nhân thay đổi mạnh mẽ tập quán của những loài chim di cư ban đêm, vì chúng bị giảm khả năng định hướng cả về thời gian lẫn không gian; cây cối sống trong những vùng có nhiều ánh sáng nhân tạo cũng sinh trưởng trái với quy luật tự nhiên:

“Chiếu sáng quá hoặc nên phương hướng của nó bị sai lệch, định hướng của các loại vật. Cây cối cũng thế, chẳng hạn cây cối buổi tối không cần ánh sáng thì mình lại dung ánh sáng với nó nên xảy ra hiện tượng ra hoa trước vụ, ra quả trước vụ, chất lượng kém đi, có loại bị thui chột, có loại không ra hoa được, có loại không thể kết quả được”.

“Ô nhiễm ánh sáng” có thể còn là một thuật ngữ lạ tai đối với nhiều người dân, song hẳn đã xuất hiện từ lâu trong danh mục các nguy cơ ô nhiễm môi trường cần được quản trị ở đô thị.
“Ô nhiễm ánh sáng” có thể còn là một thuật ngữ lạ tai đối với nhiều người dân, song hẳn đã xuất hiện từ lâu trong danh mục các nguy cơ ô nhiễm môi trường cần được quản trị ở đô thị

Mặc dù ô nhiễm ánh sáng và hậu quả tiềm tàng của nó đã được các chuyên gia chỉ rõ, song đến thời điểm này, Việt Nam vẫn thiếu các quy chuẩn về chiếu sáng công cộng, và chưa đi kèm với chế tài. Điều đáng nói, chưa có cảnh báo chính thức nào được đưa ra, về các nguy cơ này, khiến người dân vẫn thản nhiên sống trong ô nhiễm.

Khi đèn nhà ai nhà ấy rạng

Cái thưở “đêm thành phố đầy sao” như trong bài hát nọ giờ đã xa lắc xa lơ. Những thành phố không ngủ. Và những vì sao chạy trốn, khi vô vàn nguồn sáng từ mặt đất hắt lên. Đó cũng là lúc, cư dân đô thị đang âm thầm bị tàn phá sức khỏe bởi “kẻ thù dấu mặt” mang tên “ô nhiễm ánh sáng”.

So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn trong các mối quan tâm của cả người dân lẫn chính quyền đô thị. Bởi nó không gây mù mịt bầu trời và khiến người người phải săn tìm khẩu trang 2 lớp. 

Nó cũng không ầm ĩ và nóng bỏng như vụ đổ trộm dầu thải gây ra khủng hoảng nguồn nước cho hơn một triệu dân Hà Nội suốt những ngày qua. Nhưng cũng chính bởi không ồn ào, mà ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt, nếu không muốn nói là rất nặng nề, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, trước mắt và lâu dài.

Mặc dù các quy chuẩn về chiếu sáng đã được ngành Xây dựng ban hành, nhưng mới chỉ áp dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, cho chiếu sáng hệ thống đường đô thị, cho các khu vực công cộng, nơi làm việc, nơi ở. Trong khi, nguồn chiếu sáng đô thị hiện nay vô cùng đa dạng, phong phú, và những nguồn có nguy cơ cao gây ô nhiễm thì lại chưa được đề cập, hoặc rất thiếu quy định: như nguồn chiếu sáng từ các hoạt động sân khấu biểu diễn ngoài trời, các cao ốc, trung tâm thương mại bên đường, các hộ kinh doanh địch vụ, v.v.  

Ngay cả những công trình có quy chuẩn đối với hệ thống chiếu sáng, thì việc kiểm tra chấp hành quy định cũng chỉ dừng lại ở bước nghiệm thu ban đầu. Còn quá trình hoạt động thay đổi ra sao, có tuân thủ quy định không thì gần như không ai đả động. cũng chưa từng có trường hợp nào bị xử phạt vì vi phạm loại này được công bố.

Do vậy, việc bố trí các nguồn chiếu sáng ở đô thị hiện nay về cơ bản vẫn lộ rõ một sự ngẫu hứng và tùy tiện. Ngoài các công trình hạ tầng kỹ thuật được quản lý bởi sở ban ngành, còn lại, mạnh ai nấy làm, đèn nhà ai nhà ấy rạng theo đúng nghĩa đen. Không quy chuẩn, hoặc quy chuẩn chỉ nằm trên giấy, các hệ thống chiếu sáng chồng chéo nhau, thậm chí xung đột nhau về tính năng và công dụng, dẫn đến sự nhiễu loạn khó tránh khỏi.

Song, điều đáng nói, là ngoài một vài bài báo khoa học ít ỏi về ô nhiễm ánh sáng đăng trên các tạp chí chuyên ngành, thì đến nay, chưa có cảnh báo chính thức nào về sự nguy hại của ô nhiễm ánh sáng được đưa ra từ các cơ quan chức năng, các nhà quản lý trong lĩnh vực môi trường, hoặc sức khỏe cộng đồng. Cũng chưa có nghiên cứu, khảo sát công phu và trên quy mô đủ lớn để có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của tình trạng này. 

“Ô nhiễm ánh sáng” có thể còn là một thuật ngữ lạ tai đối với nhiều người dân, song hẳn đã xuất hiện từ lâu trong danh mục các nguy cơ ô nhiễm môi trường cần được quản trị ở đô thị. Trạng thái ô nhiễm đó đã trở nên cấp thiết hay chưa? Cần nhìn nhận và ứng phó thế nào đối với các hậu quả đã và đang xảy ra? 

Đó là những băn khoăn mà người dân rất cần nguồn tin chính thống từ các cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này, để có sự chủ động và ứng xử phù hợp, thay vì đợi cho đến khi mọi thứ trở nên trầm trọng, như ô nhiễm không khí, nguồn nước, hay tiếng ồn./.

Tình trạng ô nhiễm ánh sáng diễn ra đã lâu và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân đô thị nói chung và người tham gia giao thông nói riêng. Nhưng vì sao thực trạng này vẫn chưa được cảnh báo? Những nội dung này sẽ được VOV Giao thông tiếp tục đề cập trong Diễn đàn 91, phát sóng trực tiếp lúc 16h-17h thứ 7, ngày 26/10/2019 trên tần số 91Mhz của Đài Tiếng nói Việt Nam.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //