Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nút giao Thanh Xuân (Hà Nội): 4 tầng, tắc 3

Minh Hiếu - 30/07/2022 | 6:30 (GTM + 7)

Ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội là nút giao hiện đại bậc nhất, nút 4 tầng đầu tiên của Hà Nội và cả nước. Dù hạ tầng được đầu tư cùng nhiều phương án tổ chức giao thông đã được thực hiện, nhưng nút giao Thanh Xuân tắc vẫn hoàn tắc sau hơn 1 thập kỷ.

Giống như nhiều tài xế taxi khác, anh Đào Huy Hoàng, ở Thanh Xuân, thường tắt máy nghỉ ngơi mỗi khi vào giờ cao điểm. Bởi nếu chở khách mà gặp tắc đường thì có khi “âm” cả vào tiền xăng, như những lần anh mắc kẹt ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến.

Anh Hoàng cho rằng, dù được đầu tư hiện đại nhưng hạ tầng giao thông tại đây vẫn có vấn đề: "Đèn xanh đèn đỏ nhiều, đèn đỏ để lâu quá nên mới hay ùn tắc. Đường trên cao tắc thì người ta đổ dồn xuống dưới, “dính” luôn đèn đỏ là ùn theo. Các nút giao lên và xuống tại sao không tránh ngã tư xa xa một chút? Đó là lỗi nhà thiết kế đường gom đường trên cao".

Tại nút giao Thanh Xuân, hướng di chuyển khó khăn nhất có lẽ là trục đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển theo cả 2 chiều, do hệ thống đường dẫn đường vành đai 3 trên cao tạo thành những nút thắt cổ chai.

Cụ thể, đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển có 6 làn xe lưu thông theo mỗi hướng, nhưng qua đoạn đường dẫn đường trên cao, lòng đường bị “thắt” lại còn 3 làn xe.

Ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển là nút giao hiện đại bậc nhất, nút 4 tầng đầu tiên của Hà Nội và cả nước, gồm hầm chui, mặt đất, cao tốc trên cao và đường sắt đô thị.

Ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển là nút giao hiện đại bậc nhất, nút 4 tầng đầu tiên của Hà Nội và cả nước, gồm hầm chui, mặt đất, cao tốc trên cao và đường sắt đô thị.

Có mặt tại đường Nguyễn Xiển vào lúc 7h sáng 29/7, PV VOV Giao thông ghi nhận tình trạng ùn dài cả cây số trước ngã tư. Người dân tham gia giao thông theo kiểu “mạnh ai nấy đi”, ô tô lấn làn xe máy, xe máy leo lên vỉa hè, “cướp” đường của người đi bộ. 

Một số người dân nêu ý kiến: 

"Từ 4h-6h chiều, sáng từ 7h-9h. Tần suất dày đặc luôn, xe đạp, xe máy phải đi lên vỉa hè, người đi bộ không có chỗ mà đi. Xe cộ ngày càng nhiều nhưng đường sá thì vẫn thế".

"Xe ô tô chiếm hết cả lòng đường thì xe máy phải tràn lên vỉa hè thôi. Đường trên cao xuống thì hẹp lại, mà mật độ xe lại nhiều hơn thì càng gây ra ùn tắc".

Với trục đường Nguyễn Trãi, giao thông cả 2 chiều có phần “dễ thở” hơn khi có hầm chui. Tuy nhiên, khi sự cố xảy ra thì tình trạng ùn tắc lan nhanh sang tất cả các hướng.

Anh Nguyễn Phú Khánh, phụ xe buýt tuyến số 02 (Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa) cho biết, tắc đường khiến anh em chịu áp lực về việc đảm bảo tần suất và giờ giấc chạy xe, còn hành khách thì nhiều lúc đợi chờ mòn mỏi:

"Ở nút giao Thanh Xuân thường xuyên có tình trạng xe đi vào làn quay đầu, khiến khu vực ngay trên hầm chui tắc rất là nhiều, nhất là tầm trưa, xe khách và xe to hay đi qua. Có lẽ chỗ đó quá nhiều hướng đi: làn rẽ trái, quay đầu, rẽ phải và đi thẳng, nhưng đường ở trên hầm bé quá.

Nếu không có tai nạn hay sự cố bất ngờ thì hầm rất thoáng, nhưng có tai nạn là hầm cũng tắc theo, không có lực lượng chức năng là đứng nhìn nhau hết", anh Khánh cho biết thêm.

Khi tắc đường, người dân di chuyển theo kiểu ''mạnh ai nấy đi'', ô tô lấn làn xe máy, xe máy leo lên vỉa hè, ''cướp'' đường của người đi bộ. Hình ảnh ghi nhận trên đường Nguyễn Xiển sáng 29/7.

Khi tắc đường, người dân di chuyển theo kiểu ''mạnh ai nấy đi'', ô tô lấn làn xe máy, xe máy leo lên vỉa hè, ''cướp'' đường của người đi bộ. Hình ảnh ghi nhận trên đường Nguyễn Xiển sáng 29/7.

Khi các phương tiện bị ùn lại tại ngã tư thì các dòng xe tại đường dẫn lên xuống và đường trên cao cũng khó tránh khỏi ùn tắc, nhất là khi đường vành đai 3 đã quá tải nhiều lần so với thiết kế. Với cánh lái xe tải, việc mất hàng tiếng đồng hồ di chuyển không phải là điều gì quá xa lạ:

"Có những trường hợp mình đi từ cầu Thanh Trì đến điểm này mất hơn 1 tiếng. Các tuyến đường lên và xuống gần nhau quá, mật độ giao thông thì quá nhiều".

"7h30 là cao điểm nhất. Ùn tắc một phần do người dân ý thức kém, đi không nhường nhịn nhau. Hạ tầng ở Việt Nam thế này là quá tốt rồi, nhưng mật độ xe cộ của mình phát triển nhanh quá".

Thông xe vào tháng 2/2010, nhưng ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến đã xuất hiện tình trạng ùn tắc ngay sau đó (năm 2011).

Dù Hà Nội đã có nhiều giải pháp như: xây dựng hầm chui Thanh Xuân (thông xe năm 2016), hoàn thiện đường sắt đô thị tuyến 2A (khai thác thương mại năm 2021), cùng nhiều phương án tổ chức giao thông khác nhau, nhưng suốt hơn 1 thập kỷ qua, nút giao Thanh Xuân vẫn là một trong những nút giao thông “nóng” bậc nhất trên địa bàn Hà Nội cho đến nay.

Ý kiến của bạn
Hà Nội: Từ hôm nay, phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng dịp Tết

Hà Nội: Từ hôm nay, phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng dịp Tết

Trong thời gian từ 22/1 đến 22/2 (tức từ 23 tháng Chạp đến 25 tháng Giêng năm Ất Tý), Sở GTVT Hà Nội thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông ra vào nội đô thành phố dịp này theo 6 hướng.

TP.HCM: Hàng ngàn phương tiện “đứng hình” trên đường Võ Nguyên Giáp

TP.HCM: Hàng ngàn phương tiện “đứng hình” trên đường Võ Nguyên Giáp

Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn phương tiện xe container, xe tải, ô tô….phải “chôn chân” nhiều giờ trên đường Võ Nguyên Giáp (xa lộ Hà Nội cũ, thuộc TP. Thủ Đức, TP.HCM) vì kẹt xe.

Hà Nội: Lắp biển thông báo mức phạt vi phạm giao thông tại 58 nút giao

Hà Nội: Lắp biển thông báo mức phạt vi phạm giao thông tại 58 nút giao

Chiều ngày 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt 200 biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố.

TP.HCM: Đảm bảo an toàn, đủ phương tiện phục vụ người dân về quê ăn Tết

TP.HCM: Đảm bảo an toàn, đủ phương tiện phục vụ người dân về quê ăn Tết

Dự báo trong đợt cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhu cầu về quê, đi du lịch của người dân sẽ rất lớn. Tại TP.HCM, nhiều người đang quan tâm lúc này là tình hình mua vé xe, cũng như công tác đảm bảo an toàn giao thông ra sao?.

Tết, đi lại ở TP.HCM ra sao để tốn thời gian ít nhất?

Tết, đi lại ở TP.HCM ra sao để tốn thời gian ít nhất?

Chỉ còn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, đến thời điểm này, việc mà hầu hết người dân sinh sống làm việc và học tập tại TP.HCM quan tâm chính là đi lại trong dịp Tết như thế nào và chủ động lộ trình ra sao?

Năm 2025: Thị trường bất động sản diễn biến tích cực để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Năm 2025: Thị trường bất động sản diễn biến tích cực để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Nhận định thị trường thời điểm hiện tại, các chuyên gia cho biết thị trường vẫn đang chuyển động tích cực, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới trong năm 2025.

Phà Xuân Sơn

Phà Xuân Sơn

Thị trấn Phong Nha với phà Xuân Sơn là điểm đầu của đường 20 quyết thắng, con đường mà năm 1966 được mở để chúng ta bắt đầu chi viện cho chiến trường miền Nam, một con đường được mở chỉ trong 4 tháng, vượt qua núi đá, vượt qua Trường Sơn.

// //