Vẫn biết, chợ phiên phố cổ Đồng Văn, Hà Giang từ lâu đã không còn họp trên nền cũ mà chuyển sang khu chợ mới, nhưng mỗi lần tới đây, những người hoài cổ như tôi vẫn cảm thấy trống vắng trong lòng…
Khoảng thời gian gần chục năm trở lại đây, ngôi chợ cổ có tuổi đời hàng trăm năm nằm trong khu phố cổ Đồng Văn đã không còn tấp nập, nhộn nhịp những sắc áo chàm mỗi dịp chợ phiên cuối tuần nữa…
Theo quyết định của lãnh đạo địa phương, 1 khu chợ mới đã được xây dựng cách đó không xa với lý do để “bảo tồn khu phố cổ”. Từ đó phiên chợ có tuổi đời hàng trăm năm, với những nét đẹp văn hóa hiếm có gắn liền với nền khu chợ cổ Đồng Văn đã không còn.
Những hình ảnh tấp nập mua bán, những gùi rau quả, những bát thắng cố, những chảo mèn mén cùng chén rượu ngô ngọt ngào và những sắc phục quen thuộc của đồng bào các dân tộc đi chơi chợ thấp thoáng bên trong những cây cột đá rêu phong đã không còn thấy đâu nữa. Du khách như hụt hẫng vì chẳng còn điều gì quyến rũ mình ở chốn này…
Chợ Đồng Văn vốn là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc như: Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao, Kinh… Chợ thường họp vào ngày chủ nhật hằng tuần và các ngày lễ, tết trong năm. Chợ nằm dưới chân núi Đồn Cao, ngay bên cạnh khu phố cổ Đồng Văn.
Toàn khu chợ được thiết kế theo lối kiến trúc Việt - Hoa và có sự giao thoa rất tinh tế hợp với phong thủy miền cao nguyên: những dãy cột đá ba bốn người ôm được đục đẽo rất đẹp; khu chợ bề thế, vững chãi giữa lòng chảo thung lũng cao nguyên Đồng Văn đầy ấn tượng. Theo các nhà nghiên cứu, lối kiến trúc trên đá của khu chợ được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1925 - 1928.
Từ lâu, chợ Đồng Văn luôn là một điểm đến yêu thích của du khách khi đến thăm quan cao nguyên đá Đồng Văn - nơi đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Chỉ cần được 1 lần dự phiên chợ này thôi, du khách đã có thể phần nào cảm nhận được chiều sâu, nét đẹp văn hóa, lối sống, sinh hoạt của người dân nơi đây…
Theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang muốn giữ khu phố cổ nói chung và chợ Đồng Văn nói riêng để phục vụ những hoạt động văn hóa, du lịch. Chợ cổ Đồng Văn đã được di dời hoạt động sang một khu chợ mới.
Việc chuyển hoạt động sang chợ mới đến giờ vẫn để lại những luyến tiếc cho người dân nơi đây. Bà Tạ Thị Mây - dân tộc Tày - người đã sinh sống nhiều đời ở khu phố cổ Đồng Văn tỏ ra khá thất vọng khi không còn được chứng kiến những cảnh chợ quen thuộc với bà từ khi còn nhỏ: Chuyển sang chợ mới mất cả vui đấy, cái chợ bây giờ như chợ "chết", từ hôm đi đến giờ tối buồn lắm. Mà cũng chả phải phố cổ nữa, cứ bảo phải bảo vệ di tích nhưng cũng phải có vài ba người Mông ra chợ, đứng nói chuyện thì khách đến chụp ảnh nó mới hay, bây giờ ra đi chụp mấy hòn đá kia à? Bây giờ bảo dân tộc rồi khèn Mông, nhưng giờ có người Mông về đây đâu?
Còn ông Lầu Trung Chỉnh người dân tộc Mông cho biết: Mình không hiểu sao lại chuyển chợ đi, mình nhớ chợ cũ lắm, chả thích chợ mới đâu, ông mình, bố mình, đến con mình cũng đều đi chợ này. Giờ không cho, buồn lắm. Chợ kia không đúng, không vui bằng ở đây đâu.
Đi chợ mới, vẫn thấy những con người đó, vẫn những cảnh sinh hoạt mua bán, trao đổi đó, vẫn những cái níu tay mời chén rượu ngô, vẫn những gùi xôi ngũ sắc, vẫn những chảo thắng cố nghi ngút khói, vẫn những sắc áo chàm gục đầu bên chén rượu ngô… Thậm chí có những cậu bé người dân tộc Mông tôi đã bắt gặp ở khu chợ cũ cách đây cả chục năm, giờ gặp ở chợ mới đã là 1 chàng trai khôi ngô, già dặn. Ấy thế nhưng, sao trong lòng vẫn cảm thấy không phải, không đúng và hụt hẫng, thiếu thiếu 1 thứ gì đó rất khó tả…
Quay lại nền chợ cũ những tìm lại cho mình chút cảm giác hoài cố, mong lấp đầy khoảng trống trong lòng, thế nhưng thậm chí tâm trạng còn tệ hơn rất nhiều.
Nền chợ cũ bây giờ được cho thuê làm quán cà phê, dựng rạp đám cưới, ăn nhậu cho du khách… Đường xá vắng lặng mặc dù đang vào ngày chợ phiên. Không hề thấy 1 sắc áo chàm, không thấy những váy xòe nhún nhảy theo nhịp chân những cô gái Mông xuống chợ, không thấy cảnh 1 anh chàng Mông sau phiên chợ say mèm ngồi dựa cột đá giữa chợ cổ ngủ ngon lành…
Không còn thấy những nét đẹp đã được nuôi dưỡng hàng trăm năm qua những sinh hoạt đời thường của những sắc dân tộc mảnh đất này…
Chợ Đồng Văn giờ nhìn như đã “chết” vậy!
Có 1 người bạn làm văn hóa đã từng nói thế này, trong bất cứ trường hợp nào, việc thay đổi cũng phải phù hợp với nguyện vọng của người dân, không làm xáo trộn thói quen sống, đặc biệt là nền tảng văn hóa đã tồn tại từ lâu đời, đó mới là việc làm có trách nhiệm.
Thế nên khi đưa ra 1 kế hoạch cần phải nghiên cứu, tính toán kỹ càng, phục vụ quyền lợi của số đông chứ không phải một số ít người hoặc phục vụ cho mục đích nhất thời như trường hợp ngôi chợ cổ Đồng Văn này.
TP.HCM và các tỉnh phía Nam có mạng lưới sông, kênh rạch dày đặc. Do vậy, hạ tầng giao thông, đặc biệt là những cây cầu kết nối với các địa phương rất quan trọng trong việc lưu thông, giao thương hàng hóa, giúp phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho người dân thoát cảnh qua sông phải lụy đò.
Chiều nay 02/10/2024, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức ra mắt chương trình: “Việt Nam - kỷ nguyên vươn mình”, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58, Quán Sứ, Hà Nội.
Từ 01/10, Nghị định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực. Vậy, người dân sẽ được hưởng lợi gì từ việc triển khai hệ thống thanh toán điện tử trong giao thông đường bộ?
Là một đất nước có bờ biển dài, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu, và là điểm đến thường xuyên của những cơn bão, thì việc cảnh báo sớm đến người dân những tín hiệu mất an toàn là điều vô cùng cần thiết ở Việt Nam.
Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn khi trời tối chính là ánh sáng. Đặc biệt, nguồn ánh sáng nơi phố thị còn trở nên hấp dẫn hơn nhiều khi được phản chiếu và hội tụ trên mặt hồ lung linh.
Dọc theo Kênh Tẻ (đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP. HCM) trải dài chừng 500m từ chợ Tân Thuận, là hàng chục chiếc ghe, thuyền neo đậu bên sông. Trong số các mảnh đời ven dòng Kênh Tẻ, không ít người đã gắn bó với chiếc ghe hết cả nửa đời người.