Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nỗ lực phát triển Quỹ bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam

Phóng viên - 01/10/2021 | 15:58 (GTM + 7)

GreenViet là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn các hệ sinh thái quan trọng và các loài nguy cấp ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, chủ yếu ở Hà Tĩnh, Sơn Trà, Bà Nà, Cù Lao Chàm.

Các chương trình của GreenViet nhằm mục đích giúp cộng đồng hiểu, tôn trọng và hình thành lối sống thân thiện với thiên nhiên thông qua bảo tồn, nghiên cứu, phố biến giá trị của đa dang sinh học.

Trong bối cảnh đại dịch  Covid-19, mặc dù nguồn kinh phí hoạt động gặp nhiều khó khăn, nhưng GreenViet vẫn nỗ lực phát triển “Quỹ bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam” và đạt được nhiều hiệu ứng tích cực.

Những đóng góp của dự án này được chị Dương Mai Ly – Điều phối viên Dự án “Quỹ bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam” chia sẻ qua cuộc trò chuyện với VOVGT.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Voi ở Tây Nguyên. (Nguồn ảnh: PV/Vietnam+)

PV: "Quỹ bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam" được khởi xướng dựa trên ý tưởng nào và mục đích của hoạt động này là gì?

Chị Dương Mai Ly: Việc lên ý tưởng cho Quỹ bảo tồn đã được nung nấu trong các anh em GreenViet cũng như những đối tác từ nhiều năm nay. Nguyên nhân là bởi trước giờ các tổ chức xã hội - hay còn gọi là tổ chức phi lợi nhuận địa phương như GreenViet lấy kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài.

Tuy nhiên, nguồn viện trợ này đang ngày càng hiếm hoi. Đặc biệt, trong bối cảnh COVID-19, câu chuyện tài chính lại càng khó khăn hơn bởi mọi nguồn lực đều đang dồn cho việc cứu trợ trong đại dịch. 

Do đó, chúng tôi thấy rằng cần phải có cách để tiếp tục duy trì những hoạt động cho các tổ chức xã hội ở Việt Nam, nhất là khi đóng góp của họ trong công tác cùng bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là rất thiết yếu.

Ví dụ như có nhiều nhóm bạn trẻ làm về phân loại và tái chế rác thải, phục hồi rạng san hô hay cỏ biển, cứu hộ động vật, trồng cây, hướng dẫn bà con các cách làm kinh tế không dựa vào rừng, truyền thông giáo dục thiên nhiên v.v. 

Chúng tôi nhận thấy nguồn lực từ các doanh nghiệp và người dân trong nước là vô cùng tiềm năng. Bởi vậy, nếu như chúng ta khai thác được tiềm lực này, và phân bổ cho các dự án/hoạt động về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu hay ô nhiễm thì sẽ rất hữu ích, và giảm đi được rất nhiều những tác động của thiên tai trong tương lai.

Đây là một sự đầu tư dài hạn và có tầm nhìn bền vững cho tất cả mọi người, kể cả người đóng góp bởi họ cũng được hưởng lợi từ chính điều này.

PV: Cho đến nay, cùng với các chương trình khác của GreenViet, "Quỹ bảo tồn động vật hoang dã" đã gây được hiệu ứng lan tỏa như thế nào?

Chị Dương Mai Ly: Chúng tôi tiếp cận hơn 200 doanh nghiệp về quan điểm cũng như khả năng đóng góp của họ cho Quỹ bảo tồn, chúng tôi cũng đã tiếp cận các tổ chức xã hội trên toàn miền Trung - Tây nguyên để tìm hiểu các khó khăn và thuận lợi.

Ngoài ra, dự án cũng đang có các gói hỗ trợ tài chính cho các tổ chức xã hội tại khu vực này với tổng mức tài trợ lên tới 50.000 euro.

Và cuối cùng, một chiến dịch truyền thông với hướng tới khối doanh nghiệp cũng đang được chúng tôi tiến hành để tôn vinh và khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam thực hiện các trách nhiệm xã hội và chia sẻ giá trị với Môi trường.

PV: Trong chuỗi hoạt động liên quan đến môi trường và đa dạng sinh học tại Việt Nam, GreenViet đã có những đóng góp cụ thể ra sao? 

Chị Dương Mai Ly: Chúng tôi phần lớn xuất thân là các nhà nghiên cứu trẻ, công việc chính và cũng là điểm mạnh của GreenViet là nghiên cứu về các loài, trong đó chúng tôi chọn sứ mệnh cống hiến cho các loài vooc chà vá chân nâu (có thể thấy ở bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng), chà vá chân xám ở Quảng Nam hay Kon Tum, hoặc chà vá chân đen ở khu vực Khánh Hòa.

Các thông tin khoa học này sau khi được tổng hợp sẽ được chia sẻ với cộng đồng người dân địa phương, đặc biệt là trẻ em và đồng bào dân tộc để họ hiểu và tự hào về những loài động vật tuyệt đẹp xung quanh mình, về một kho báu mình đang có, và có trách nhiệm hơn với bảo vệ thiên nhiên. 

Bên cạnh đó, GreenViet Cũng đang thực hiện chương trình “1 triệu cây xanh đô thị Việt Nam”. Chương trình của chúng tôi có mục tiêu là trong 10 năm có thể trồng 1 triệu cây xanh ở các đô thị lớn của VN, trong đó quan trọng nhất là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, nhằm "mang rừng về phố" , cải thiện chất lượng không khí ở các tp lớn, và giúp kết nối con người trở về gần gũi với tự nhiên hơn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //