Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Những họa sĩ chơi với men gốm

Phóng viên - 20/04/2021 | 15:56 (GTM + 7)

Tình cờ, chúng tôi được gặp một nhóm họa sĩ, nhà điêu khắc tại một xưởng gốm nhỏ ở ngôi làng cổ Bát Tràng... Họ khoe với chúng tôi về một màu men cũ mà mới - men huyết dụ - do chính họ mày mò nghiên cứu và đến giờ đã làm chủ được "công nghệ" cho ra lớp me

Để hiểu được tại sao, men huyết dụ - hay dân gian thường gọi là màu "tiết dê" lại là loại men quý nhất trong tất cả phải quay ngược lại lịch sử làm gốm của Trung Quốc - quốc gia nổi tiếng nhất thế giới về đồ gốm sứ. Men gốm huyết dụ ra đời từ thời nhà Minh...

Tuy nhiên với công nghệ đốt lò kiểu cổ, để cho ra được một sản phẩm ưng ý, những nghệ nhân làm gốm cổ Trung Quốc cũng phải mất rất nhiều công sức và không phải lúc nào cũng thành công.

Có cả những truyền thuyết mang tính "liêu trai" về việc tình cờ tạo ra được lớp men kết tinh màu huyết dụ từ máu của một thiếu nữ, mà sau này người ta gọi là màu men "Thúy hồng" - giống như tên của cô gái...

Chính vì lẽ đó, gốm men huyết dụ rất hiếm và xưa kia chỉ có vua chúa mới được sở hữu, và thường dùng trong các buổi tế lễ của triều đình...

1E9A7391
Nguyễn Văn Kiên - cử nhân khoa Tạo dáng công nghiệp, chuyên ngành Nội thất nhưng lại có niềm đam mê cháy bỏng với men gốm...

Trong lịch sử làm men gốm của các làng nghề cổ Việt Nam, cũng chưa có sách nào ghi lại về việc các nghệ nhân xưa có thể làm được loại men này.

Tình cờ, chúng tôi được gặp một nhóm họa sĩ, nhà điêu khắc tại một xưởng gốm nhỏ ở ngôi làng cổ Bát Tràng... Họ khoe với chúng tôi về một màu men cũ mà mới - men huyết dụ - do chính họ mày mò nghiên cứu và đến giờ đã làm chủ được "công nghệ" cho ra lớp men quý phái này, từ những nguyên vật liệu, đất, khoáng... hoàn toàn lấy từ trong nước.

Xưởng gốm của anh Nguyễn Văn Kiên, nằm khuất trong một con ngõ nhỏ giữa làng gốm cổ Bát Tràng. Kiên vốn là sinh viên khoa Tạo dáng công nghiệp, chuyên ngành Nội thất thuộc Viện ĐH Mở. Sau khi tốt nghiệp, cách đây hơn 10 năm, yêu thích làm gốm, anh sang Bát Tràng thuê lại một xưởng gốm để mày mò nghiên cứu, thỏa niềm đam mê cá nhân của mình. 

Áp dụng những kiến thức học được ở trường, học từ bạn bè làm gốm, từ các xưởng gốm, các nghệ nhân trong làng, Kiên dần cho ra những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân của mình.

Kiên tâm sự, dù đã làm gốm hơn 10 năm, trong thang bảng màu, anh đã cho ra gần như đủ những loại màu, nhưng vẫn còn thiếu một màu duy nhất, mà anh rất thích, đó là màu men "huyết dụ".

1E9A7460
Họa sĩ Phạm Mai Châu (phải) và Phạm Việt Đoàn chia sẻ về quá trình nghiên cứu, làm ra những sản phẩm gốm men huyết dụ đầu tiên

Dù đã bỏ nhiều công sức tìm hiểu nhưng Kiên vẫn không thể "sở hữu" được màu men quý này. Anh nhớ tới 2 người thầy của mình ngày còn đi học là họa sĩ, nhà điêu khắc Phạm Mai Châu và họa sĩ Phạm Việt Đoàn.

Sau khi bày tỏ nguyện vọng với hai người thầy của mình thì Kiên bị từ chối, vì các thầy cho biết không chuyên về gốm và cũng chưa nghiên cứu lĩnh vực này bao giờ. Quyết tâm phải thuyết phục bằng được các thầy giúp mình, sau "năm lần bảy lượt" đến nhà thầy, cuối cùng cũng được các thầy đồng ý giúp. Nhưng lại phải chờ, để thầy nghiên cứu tài liệu.

Nhiều tháng sau, Kiên nhận được điện thoại của thầy Phạm Mai Châu báo có thể tiến hành làm thử nghiệm màu men này. Sau nhiều lần thất bại, 2 tháng sau mẻ nung đầu tiên, những sản phẩm với lớp men huyết dụ nổi tiếng của 3 thầy trò đã chính thức ra lò. Không thể diễn tả nổi niềm vui của thầy trò Nguyễn Văn Kiên khi cầm trên tay những sản phẩm đầu tiên do chính họ dày công nghiên cứu, tìm tòi và làm ra.

Giờ đây, nhờ các thầy, tôi đã được sở hữu, được ngắm màu men huyết dụ - màu còn thiếu trong bảng màu của tôi - Kiên tự hào cho biết.

Chặng đường phía trước của 3 thầy trò vẫn còn rất dài, nhưng đến giờ phút này, họ đã hoàn toàn tự tin và khẳng định mình đã làm chủ được màu men huyết dụ nổi tiếng này, từ chính những vật liệu sẵn có trong nước...

1E9A7449
Họa sĩ Phạm Mai Châu cho biết, sau khi tìm hiểu tài liệu sách vở về loại men gốm huyết dụ thì được biết, trong lịch sử, Việt Nam chưa làm được, nếu có sở hữu cũng chỉ là của những nhà sưu tầm, buôn bán đồ cổ. Khi nghiên cứu tài liệu, thì được biết trước đây, có ông Lê Quốc Lộc – nguyên là Giám đốc trường Mỹ thuật Công nghiệp, sau khi đi học chuyên ngành gốm ở Đức về thì có làm được gốm men huyết dụ và làm được duy nhất 1 sản phẩm, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
1E9A7435
Họa sĩ Phạm Việt Đoàn bên những sản phẩm đầu tiên của 3 thầy trò làm ra...
1E9A7416
Họa sĩ Phạm Mai Châu cho biết, việc tạo ra màu men huyết dụ là hoàn toàn lấy nguyên vật liệu có sẵn trong nước...
1E9A7395
Nếu nhập nguyên vật liệu nước ngoài về làm, hoàn toàn có thể cho ra những sản phẩm với màu men yêu cầu, nhưng như vậy vẫn chỉ là sự sao chép lại của họ mà không phải do mình sở hữu
1E9A7380
Sau nhiều tháng mày mò nghiên cứu, họa sĩ, nhà điêu khắc Phạm Mai Châu và các cộng sự đã làm chủ được lớp men huyết dụ nổi tiếng...
1E9A7376
Với mong muốn nhiều người có thể tiếp cận được với những sản phẩm gốm men huyết dụ
1E9A7375
Những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên cho ra những mảng màu huyết dụ tuyệt đẹp
1E9A7373
Để cho ra đúng màu cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ việc chọn đất để làm sản phẩm, đến chọn khoáng phù hợp, và nung trong nhiệt độ chuẩn...
1E9A7372
---
IMG-9045
Những mảnh gốm trong mẻ nung đầu tiên vẫn được các họa sĩ giữ lại làm kỷ niệm
1E9A7404
Từ những họa sĩ không chuyên về gốm, nhưng bằng tâm huyết và lòng mong muốn giúp nhiều người tiếp cận được với những sản phẩm men gốm huyết dụ quý hiếm, họ đã bước đầu thành công với ý tưởng của mình...

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ công bố gói tăng thuế mạnh đối với loạt hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó thuế quan với xe điện tăng lên 100%.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

// //