Cuộc khủng hoảng đăng kiểm vẫn đang tiếp diễn cùng với sự xuất hiện nhiều tình tiết cho thấy sự lộn xộn, bê bối khó tin của hoạt động quan trọng này. Nhưng, trong quá trình tạo ra sự lộn xộn đó, một phần cũng do chính thái độ của chúng ta, những người thụ hưởng dịch vụ.
Có một lần, lái xe của tôi đề xuất phê duyệt tiền để đi đăng kiểm xe ô tô, tôi thấy có thêm một khoản mấy trăm ngàn, mà bạn lái xe giải thích là bồi dưỡng cho đăng kiểm viên. Tôi hỏi: “Vậy bồi dưỡng để làm gì?”.
Bạn lái xe trả lời: “Đấy là khoản tiền mà không có thì không làm được!” và chính người lái xe của tôi cũng coi “khoản tiền đó” là chuyện đương nhiên. Nhưng sau đó, tôi nói với người lái xe: “Từ lần đăng kiểm sau, tôi sẽ là người đi cùng bạn!”.
Ở lần đăng kiểm kế tiếp, tôi lái xe vào trung tâm, người lái xe của tôi nói: “Bình thường, mọi người sẽ để tiền lại xe cho người làm dịch vụ”. Tôi nói: “Hôm nay tôi sẽ không để một đồng nào cả và chúng ta cùng xem việc đăng kiểm diễn ra như thế nào?!”
Sau đó, việc đăng kiểm diễn ra bình thường, tôi cũng không phải chờ lâu. Tôi nghĩ, phương tiện của mình, xe của mình không có bất kì vấn đề gì, đến hạn thì chúng ta đến bảo dưỡng định kỳ thì chắc chắn sẽ đạt những yêu cầu đăng kiểm.
Vì vậy, khi đăng kiểm, mình không có nghĩa vụ phải trả những khoản tiền không rõ ràng đó và cũng không nên làm như vậy.
Khi tôi kể câu chuyện đó với bạn bè, nhiều người nói với tôi là: “Có đáng bao nhiều đâu, tại sao không làm cho nhanh”. Thậm chí có người cho rằng tôi ích kỷ, không phóng khoáng, rộng rãi.
Tôi lại có một cách nghĩ khác. Nếu bạn đầu tư một Trung tâm đăng kiểm, bạn chỉ cần làm tốt thôi, nếu lượng xe đông thì Trung tâm đó chắc chắn sẽ có lãi, thậm chí lãi lớn, khách hàng đều đặn.
Ảnh minh họa: Vietnamnet
Thật ra, không phải tôi không biết điều mà mọi người nói về việc để lại tiền trong xe, để tiền trong hộc chứa đồ... đã trở thành một thói quen.
Thói quen đó cộng với suy nghĩ của các đăng kiểm viên rằng, nếu ai đó không để tiền lại thì người ta sẽ khắt khe, bắt lỗi. Tôi thật ra cũng mong họ khắt khe, bắt lỗi để khi đăng kiểm, họ sẽ tìm ra các vấn đề mất an toàn kỹ thuật. Còn nếu họ không tìm được ra lỗi, thì tức là xe tôi đã an toàn.
Với nhiều người khác, có thể họ không muốn như vậy. Nhưng chúng ta không để ý rằng, chính việc để lại những đồng tiền tạm gọi là “bồi dưỡng” đó nó đã làm thay đổi dần và làm cho thái độ, trách nhiệm của các đăng kiểm viên đổi thay.
Họ có thể dễ dàng vì những đồng tiền như vậy để chấp nhận những chiếc xe không đủ an toàn mà vẫn được kiểm định. Và điều đó đe dọa đến sự an toàn của chính chúng ta.
Quan trọng hơn, nếu ai cũng làm như vậy thì những người bình thường khác sẽ bị làm khó, chính chúng ta rồi đến lúc sẽ bị làm khó, bởi có thể hôm nay là 1 đồng, nhưng ngày mai họ có thể mong muốn 2 đồng, 3 đồng, 5 đồng.
Đó là cách mà chúng ta tự làm khó mình, tự làm hỏng tất cả mọi thứ.
Nếu có thể, tôi kêu gọi mọi người nên chăm lo cho an toàn cho chiếc xe của mình, nhưng đừng làm hỏng chính mình và hệ thống đang phục vụ mình bằng việc bỏ lại những đồng tiền trên xe với hi vọng, những lỗi mất an toàn của xe được bỏ qua.
Hãy coi việc bỏ qua những cái lỗi đó là một thứ có thể đe dọa đến an toàn của chính mình./.
Tại Hội nghị lần thứ 34 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết, tỉnh sẽ khẩn trương xây dựng tuyến vận chuyển hàng giữa sân bay Vân Đồn và sân bay Cần Thơ để kết nối nhanh nhất với Đồng bằng sông Cửu Long.
Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM có đề xuất lắp mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM để tạo bóng mát che mưa, nắng và hình thành không gian đi bộ. Đề xuất này hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Hành vi côn đồ với các phóng viên tác nghiệp đúng quy định nếu không bị xử lý nghiêm khắc, sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn cả những vết thương. Đó là sự coi thường luật pháp, coi thường chức năng giám sát của báo chí và có thể khiến cái xấu lộng hành trong xã hội.
Việc thực hiện cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc kéo giảm TNGT, trật tự an toàn xã hội. Sự chuyển dịch về thói quen của một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông cũng cho thấy tín hiệu tích cực về trách nhiệm cá nhân với cộng đồng.
Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến sáng 28/3, toàn quốc có 234 trung tâm đăng kiểm đang hoạt động (đạt 83%); chỉ còn 47 trạm đang tạm thời đóng cửa (chiếm 17%).
Suy thoái kinh tế toàn cầu và cả đại dịch COVID-19 vừa qua đã khiến giới kinh doanh “lao đao”.Điều này thể hiện rất rõ ở TP.HCM, một đô thị vốn được coi là địa phương có không khí kinh doanh sôi động. Nhiều mặt bằng ở những vị trí “vàng” đã được trả lại và chủ nhà cũng rất khó tìm người thuê.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản chỉ đạo các cục quản lý chuyên ngành, các ban quản lý dự án trực thuộc Bộ; các Sở Giao thông Vận tải về việc tăng cường kiểm soát việc lựa chọn nhà thầu và quản lý thực hiện hợp đồng các dự án xây dựng công trình giao thông.