Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhìn lại một năm phục hồi sau COVID-19 của doanh nghiệp Việt

Như Ngọc - Thùy Linh - 30/12/2022 | 18:20 (GTM + 7)

Sau 2 năm ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ, thậm chí ngừng hoạt động và bị phá sản. Bước sang năm 2022, đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, nhiều hoạt động giao thương được nối lại – là động lực cho cộng đồng DN bước sang giai đoạn phục hồi và phát triển.

Thông tin trong nước và quốc tế

photo1671803831085-16718038313251612115895 (1)

# Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo NHNH, các tổ chức tín dụng phục vụ tốt nhu cầu thanh toán, rút tiền mặt qua hệ thống ATM tăng cao trước và trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. 

# Bên cạnh đó, NHNN cho biết, sẽ xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật trong dịp Tết sắp tới. 

# Theo Bộ KH&ĐT, về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022, đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 12 tháng qua. 

# Bất chấp khó khăn của các thị trường xuất khẩu trọng điểm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đưa ra con số mục tiêu xuất khẩu năm 2023 của ngành từ 45-47 tỷ USD. 

# Dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so với các năm trước và dự báo tăng trưởng 4,4% trong năm 2022. 

# Ở lĩnh vực BĐS, theo Savills, Việt Nam thuộc nhóm 4 thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất về nguồn cung bất động sản hàng hiệu. 

# Theo Vietnam Report, đã có hơn 53% doanh nghiệp bán lẻ cả nước đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch. 

# Hiệp hội Các nhà bán lẻ VN dự báo, cả năm nay mức tăng trưởng của lĩnh vực bán lẻ dịch vụ sẽ dao động trong khoảng 14-17%. 

Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN

Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN

# Theo Reuters, năm 2022, các ngân hàng trung ương lớn đã tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất và quy mô lớn nhất trong ít nhất hai thập kỷ qua. 

# Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán, lạm phát toàn cầu sẽ đạt 6,5% vào năm tới, giảm từ mức 8,8% vào năm 2022. 

# Goldman Sachs đánh giá, trừ Hong Kong và Singapore, tác động thương mại trực tiếp từ việc Trung Quốc mở cửa lên các nền kinh tế khác ở châu Á là khá nhỏ, chỉ tương đương 0,2-0,4%.

# Tại Mỹ, các DN nước này đang tăng cường tuyển dụng lao động theo hợp đồng tạm thời, ngắn hạn để ứng phó với cơn suy thoái kinh tế tiềm ẩn. 

# Sau 2 năm ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị đình trệ, thậm chí ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và bị phá sản. Bước sang năm 2022 đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, nhiều hoạt động giao thương được nối lại – là động lực cho cộng đồng doanh nghiệp bước sang giai đoạn phục hồi và phát triển.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Du lịch là lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất do ảnh hưởng dịch Covid-19. Trong 2 năm 2020-2021 các hoạt động của ngành công nghiệp "không khói" gần như phải “ngủ đông”. Không chỉ ngừng hoạt động đón khách quốc tế, mà trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp du lịch điêu đứng, không còn tiềm lực kinh tế để chống chịu, dẫn đến phá sản.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt chia sẻ về quãng thời gian khó khăn đó: "Dịch Covid-19 doanh nghiệp không thể cho nghỉ hết để bắt đầu lại từ đầu được mà vẵn căng mình để giữ được bộ khung hoạt động của doanh nghiệp. Việc làm thay phiên nhau, nhân viên khuyến khích họ làm thêm những gì có thể, có thể bán hàng online, có thể về quê... Còn văn phòng chính thì chúng tôi khuyến khích anh em sử dụng để làm một số việc kiếm thêm thu nhập".

Bước sang năm 2022, khi dịch được đẩy lui, đặc biệt từ ngày 15/3/2022, Chính phủ cho phép mở cửa du lịch, nối lại nhiều đường bay quốc tế, ngành du lịch bắt đầu có sự phục hồi trở lại. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 11 tháng của năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 2.950 nghìn lượt người, gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, tổng số khách nội địa đạt 96,3 triệu lượt, cao hơn tổng lượng khách cả năm 2019.

Bà Nguyễn Thị Bích Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến cho rằng, từ khi mở cửa hoạt động trở lại, nhiều hạng mục đầu tư mảng du lịch đã đạt doanh thu tốt, có mức tăng trưởng từ 10-15%: "Đối với Vĩnh Tiến, năm ngoái khu du lịch phải đóng cửa 8 tháng, trong năm 2020 đóng cửa 6 tháng… Đại dịch Covid-19 không ai lường trước được. Vấn đề quan trọng nhất để mỗi doanh nghiệp tự tồn tại, phải rà soát lại toàn bộ hoạt động, rồi tiết kiệm chi phí, đo đếm được tất cả các nguồn cần chi… Đến khi được mở cửa trở lại, doanh nghiệp thu hút được rất nhiều khách. Đợt hè 2022, khu du lịch bãi đỗ xe không lúc nào trống hết, bùng nổ du lịch".

Theo đánh giá của Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công, hiện cộng đồng doanh nghiệp nước ta đang phục hồi rất tốt, các chuỗi cung ứng dần hồi phục. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt rất nhanh nhạy và không ngồi đợi các hỗ trợ của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, vượt qua thách thức để tiếp tục trụ vững trên thương trường:

"Hai năm vừa qua, chúng ta đã vượt qua được đại dịch Covid-19 với muôn vàn khó khăn, thử thách, và bây giờ trong giai đoạn hội nhập và phục hồi sau đại dịch, các doanh nghiệp đang vươn lên rất mạnh mẽ. Khi các chuỗi giá trị toàn cầu mà bị đứt gãy trong dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã chớp cơ hội tạo chỗ đứng cho mình trong vị trí này".

Mặc dù, có những tín hiệu phục hồi tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế cũng dự báo sẽ có không ít khó khăn, thách thức trong năm 2023.

Chuẩn bị cho lần "vượt sóng" này, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cần tiếp tục duy trì cải cách kinh tế, gắn với phục hồi, củng cố ổn định kinh tế vĩ mô: "Sắp tới chúng ta phải mở rộng hơn nữa các không gian cho các hoạt động kinh tế, phải cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả các nội dung để chúng ta tạo ra được một hành lang pháp lý thật thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực thi. Cùng với đó, phải thực hiện rất tốt hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế".

Đi qua năm 2022, với sự phục hồi ở nhiều lĩnh, tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 7,2 - 8%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6-6,5%. Đó là kết quả từ sự điều hành linh hoạt, chủ động của Đảng, Nhà nước, Chính phủ quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, sự đóng góp không nhỏ của lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Kết phiên cuối cùng của năm 2022, VN Index giảm 2,2 điểm (tương đương 0,22%) và dừng ở mức 1.007 điểm.

# Nếu tính riêng Q4.2022, NĐTNN đã mua ròng hơn 27 nghìn tỷ đồng trên HOSE. Thanh khoản trên HOSE tiếp tục thu hẹp do ảnh hưởng từ kỳ nghỉ lễ với giá trị giao dịch giảm về mức 7,4 nghìn tỷ đồng.

# Theo SSI Reseach, Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua năm 2022 đầy biến động trong bối cảnh giai đoạn “tiền rẻ” qua đi, bên cạnh tác động từ thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, thị trường tạo đáy ngắn hạn vào giữa tháng 11 sau khi nhận được động lực quan trọng từ dòng tiền khối ngoại, bên cạnh các thông tin hỗ trợ về mặt chính sách như dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như câu chuyện đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

// //