Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhếch nhác rác thải các khu chợ dân sinh

Phóng viên - 02/03/2021 | 7:31 (GTM + 7)

Mặc dù chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các chợ truyền thống, chợ dân sinh nhưng ô nhiễm môi trường ở các khu vực này vẫn là vấn đề nan giải.

Tại ĐBSCL, phần lớn các tổ hợp chợ đều được thiết kế xây dựng gần sông vừa tạo điều kiện giao thương đường bộ lẫn đường thủy vừa giải quyết khâu tự sản tự tiêu hàng hóa của các tiểu thương. Thế nhưng ô nhiễm vẫn hiện hữu. 

Ảnh minh họa

Đến tổ hợp chợ Ngã Sáu, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang giờ tan tầm, bất kì ai cũng có thể nhìn thấy cảnh rác thải nhếch nhác, nào là nông sản hư úng, bọc ni lông, dưa hấu nằm lăn lóc, nước đọng từ gian hàng tôm cá đổ ra đường bốc mùi hôi thối.

Trước đây, Ngã Sáu có khu chợ truyền thống nằm ở vị trí tiền sông hậu lộ và đã tồn tại trên 15 năm.Tuy nhiên những năm gần đây để tìm hàng, phần lớn các tiểu thương trong khu chợ này đã di chuyển ra ngoài mặt tiền giáp với đường giao thông, bày bán từ sáng đến chiều.

Ven vỉa hè tấp nập hàng bông, hàng cá, hàng hóa gia dụng; người nào nhanh tay sẽ thuê được vỉa hè của các hộ dân còn không thì bày bán dưới chân cầu. Vì vậy, chất thải rắn cũng theo đó nằm la liệt dọc hai bên đường.

Chứng kiến cảnh này, anh Đinh Quang Lợi ngụ tại TT Ngã Sáu, huyện Châu Thành bức xúc: "Thường mấy người đi chợ họ mua rồi về nên không có khả năng gây ô nhiễm, rác  ở đây là của các tiểu thương. Ví dụ rau cải để bán không được có lúc cũng héo, rồi lặt cái héo bỏ lại đó. Nhiều người ý thức thì gom vô bọc chờ xe rác đến lấy.

Còn người không có ý thức thì rơi vãi ra đường, chưa kể mấy cái chợ dân sinh vừa ngồi xuống bán thì bị công an khu vực tới dẹp cái bưng chạy, rồi bỏ rác lại đó luôn. TP Cần Thơ cũng có cái chợ Xuân Khánh, dẹp hoài cũng còn hoài.

Bữa nào ở chốt trực có công an khu vực tới kiểm tra thì thôi mà không có là bát nháo. Nước cá tạt thẳng ra đường, khô lại bốc mùi hôi thối không chịu được"

Bên cạnh đó, hầu như các khu chợ ở ĐBSCL đều có hệ thống thoát nước chưa tốt dẫn đến nước thải chảy lênh láng ra nền chợ, ruồi nhặn làm ổ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh an toàn thực phẩm tại các gian hàng lân cận và sinh hoạt của các hộ dân xung quanh. Đó là chưa kể các gánh hàng rong, di chuyển liên tục để bán hàng thì đến đâu xả thải rác đến đó.

Trách nhiệm thu gom rác thải thuộc về ngành đô thị, tuy nhiên giữa các đơn vị này phải có sự liên kết giới hạn bằng những bản hợp đồng. Nhưng nói đến hợp đồng thu gom rác lại là câu chuyện khác.

Anh Đinh Quang Lợi nói thêm: "Bây giờ cứ cho có người thu gom đi thì ai trả tiền? Hiện nay ở các chợ người thu gom tiền góp chợ là một người khác, quản lí chợ là một người khác còn ngành đô thị thì chỉ làm công việc xử lí thôi.

Vậy thì biết xử lí ai xả thải đây? Bây giờ ai là người lấy tiền góp của các tiểu thương đó thì phải ràng buộc bằng những chế tài, khi dọn đi bắt buộc tiểu thương phải vệ sinh sạch sẽ chứ để kiểu này bán xong dọn đi để lại một đống rác sao mà được".

Có thể thấy, hình thức lập biên bản nhắc nhở vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm được tình trạng nêu trên. Trong khi đó, Ban quản lí chợ cũng chưa đủ lực lượng để giám sát 24/24 hoạt động giao thương của bà con, vậy nên ý thức của các hộ kinh doanh vẫn là yếu tố quan trong để cải thiện môi trường tại các khu chợ dân sinh.

Người dân mang vỏ chai nhựa đổi quà tặng trong lễ ra mắt mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa”.

Cộng đồng chung tay giảm thiểu rác thải nhựa

Rõ ràng ý thức của mỗi người là điều rất quan trọng. Hiểu được điều này, thời gian qua, tại nhiều địa phương, các tổ chức đoàn thể đã thực hiện đa dạng các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân, đặc biệt là tiểu thương tại các chợ. 

Với thông điệp “Vì một thế giới xanh – sạch –đẹp” và “Hãy kiểm soát rác thải nhựa – vấn đề cấp bách toàn cầu”, thời gian qua, Thị Đoàn Cai Lậy đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Cai Lậy cùng Đoàn cơ sở siêu thị Co.opMart Cai Lậy tổ chức chương trình “Đổi rác – nhận quà” với chủ đề “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông”.

Đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh và người dân trên địa bàn cùng các huyện lân cận đã hưởng ứng nhiệt tình, thu gom chất thải nguy hại (pin, vỏ chai lọ đựng hóa chất nguy hại...) rác thải nhựa (bao ni lông, bao xốp, vỏ chai nhựa, bao bì nhựa…đã qua sử dụng) để tích lũy điểm đổi quà trong chương trình.

Hoạt động nhằm kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh và người dân toàn thị xã cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm, cùng nhau xung kích, tình nguyện tham gia bảo vệ môi trường.

Còn tại địa bàn huyện Cai Lậy, bắt đầu từ tháng 5/2020, Huyện Đoàn đã thực hiện thí điểm mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa” tại chợ Phú An, và đến nay mô hình này đã được nhân rộng tại nhiều địa phương, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân.

Gắn với hoạt động này, Đoàn viên, thanh niên và hội viên phụ nữ sẽ tuyên truyền về tác hại của túi ni-lon, đồ nhựa dùng một lần đối với môi trường; khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thay thế, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường xanh. Mỗi đoàn viên, thanh niên, hội viên phụ nữ sẽ gương mẫu đi đầu trong việc hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, thực hiện phân loại rác tại nguồn và xử lý rác đúng cách.

Ngoài việc được cung cấp các thông tin cần thiết, tiểu thương và người dân còn được tham gia chương trình “Đổi rác thải nhựa lấy cây giống”. Với 2kg rác thải nhựa, mỗi người sẽ nhận 1 cây mít giống. Tổng số rác thải nhựa thu gom được sau mỗi lần tổ chức thực hiện sẽ được bán, gây quỹ thực hiện các mô hình khuyến khích người dân hạn chế sử dụng rác thải nhựa trên địa bàn.

Tại Bến Tre, cũng với mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa tại các chợ trên địa bàn, bắt đầu từ năm 2020, Sở Công thương tỉnh đã triển khai xây dựng mô hình giảm thiểu rác thải nhựa tại các chợ truyền thống trên toàn Tỉnh. Theo đó, đã có 10 mô hình chợ dân sinh hạn chế rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bến Tre được hình thành.

Mục tiêu đặt ra cho các chợ thực hiện mô hình là có tới 70% tổng lượng rác thải nhựa, túi nylong, nhựa khó phân huỷ phát sinh trong quá trình buôn bán hàng ngày được thu gom và xử lý, cơ bản là hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần, huy động sự tham gia tích cực, có hiệu quả và có trách nhiệm của cộng đồng có liên quan trong việc quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa, túi nilong.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //