Mỗi m2 nhà ở xã hội có giá 20-25 triệu đồng, tương đương 1-1,6 tỉ đồng mỗi căn. Điều này đã làm nhiều người lao động tại TP.HCM có thu nhập khoảng 10 triệu/tháng cũng khó với tới.
Vậy làm thế nào để công nhân, người lao động có thu nhập thấp được tiếp cận với nguồn nhà ở xã hội này? Các Bộ ngành có chính sách hỗ trợ thế nào đối với người lao động? Làm thế nào để thu hút được các nhà đầu tư vào chương trình này?
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, nơi bùng phát dịch lớn nhất, “khắc nghiệt” nhất được xác định là trong các công xưởng, các khu nhà trọ. Nơi ăn, chốn ở của đa phần các công nhân hiện nay không được bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, môi trường.
Vì thế, không chỉ chủ trương của TP.HCM mà của cả cấp Chính phủ đã có những chính sách, hành động cụ thể triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân.
Ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trong kế hoạch từ năm 2021 đến năm 2025, Thành phố sẽ xây dựng khoảng 1,96 triệu m2 nhà ở xã hội cho công nhân và người có thu nhập thấp:
“Trong năm 2021 đến 2025 thành phố đã xây dụng chương trình cụ thể dự kiến sẽ xây dựng được có kế hoạch cụ thể sẽ có khoảng 1,96 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, bao gồm khoảng 980 nghìn m2 sàn nhà ở dành cho người có thu nhập thấp và 980 nghìn m2 sàn nhà ở cho các đối tượng an cư. Thì thời gian tới thành phố sẽ tăng tốc tập trung nguồn lực để thu hút các nhà đầu tư và tạo điều kiện hỗ trợ cho họ”.
Trước những thông tin trên, nhiều người công nhân, người lao động tại khu vực TP.HCM cảm thấy phấn khởi, vui mừng:
“Cùng rất hy vọng sở hữu một căn nhà ở xã hội, khi em nghe tin có chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội thì em cũng rất là vui. Mong muốn ở các khu đó sẽ có trường học, bệnh viện hoặc các trung tâm mua sắm, siêu thị thì khi đó sẽ thuận tiện hơn cho người dân sống trong đó”.
“Nhà ở xã hội thu nhập giá rẻ thì sẽ phù hợp túi tiền với đa số các bạn trẻ ở sài gòn hoặc các bạn khác vào thành phố lập nghiệp cũng vậy. cái thông tin đó mang lại tinh thần phấn khởi đặc biệt là cho những bạn trẻ như mình”.
Thế nhưng một nghịch lý ở thời điểm này đó là nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp thế nhưng được bán với giá không hề thấp. Cụ thể, trước năm 2019 giá thành căn hộ không vượt quá 16 triệu đồng/m2.
Nhưng hiện nay, khi giá cả đều tăng lên thì giá trị căn hộ ở mức trên 20 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 1 tỷ đến 1,6 tỷ đồng/căn.
Trong khi thu nhập trung bình của công nhân chỉ ở mức 7 triệu đồng/tháng. Tích lũy lắm thì mới đủ trang trải chi tiêu sinh hoạt gia đình nên việc có thể “chạm tay” vào nhà ở xã hội với giá hàng tỉ đồng là điều khó mơ tưởng đối với không ít công nhân hiện nay.
Chị Trần Thị Nhung, công nhân công ty nhựa Duy Tân chia sẻ: “Công việc thì lúc có lúc không, không có ổn định. Hàng hóa thì lúc công ty có việc lúc thì cũng không có việc để làm thường xuyên thế nên để tiếp cận mua được nhà ở này thì cũng rất là khó khăn”.
Ngoài những khó khăn về giá mua, thuê nhà, Chuyên gia kinh tế, Nguyễn Minh Phong cho rằng còn có những khó khăn khác như: sự chênh lệch giữa cung và cầu, chất lượng nhà ở còn hạn chế và những tiện ích xã hội chưa được đảm bảo đã khiến nhiều người dân khó tiếp cận với nguồn nhà ở xã hội hiện nay.
“Tuy nhiên cũng còn không ít những khó khăn, trước hết nói về số lượng so với nhu cầu của hàng triệu người thì đâu đó chúng ta chỉ mới đạt khoảng 300 nghìn căn tức là cung cầu chênh lệch.
Thứ 2 về cơ cấu nhà ở xã hội chưa được phong phú, tiếp theo, thứ 3 là giá cả ngày càng tăng, dường như vượt khỏi khả năng thanh toán túi tiền của những đối tượng xã hội. Hơn nữa là những tiện ích xã hội chưa được gắn với những đối tượng này”, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nói.
Bên cạnh những khó khăn từ phía người dân thì các doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án cũng gặp không ít trắc trở.
Ông Lê Hữu Nghĩa – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Lê Thành, chủ đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM đã có những chia sẻ xoay quanh câu chuyện này: “Nhà ở xã hội lợi nhuận rất thấp cho chủ đầu tư, chỉ 10% đến 15%, nó thấp hơn rất nhiều so với nhà ở thương mại. Nhà ở xã hội từ lúc xin xây dựng dự án đến khi dự án kết thúc là mất khoảng 5 năm như vậy tính ra lợi nhuận mỗi năm chỉ có khoảng 2% thôi, thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi ngân hàng.
Đó là một trong những lý do mà các doanh nghiệp ít mặn mà với nhà ở xã hội. Hiện nay chúng tôi xin xây dựng nhà ở xã hội thì vẫn còn vướng những luật vênh nhau dẫn đến câu chuyện xin rất chậm.
Bên cạnh đó việc hỗ trợ chính sách cho vay thì nhà nước cũng nên cân đối hỗ trợ cho người tạo ra quỹ nhà là những doanh nghiệp và người mua nhà là những người dân. Trong khi hiện nay chỉ tập trung hỗ trợ cho người dân mua nhà nhưng quỹ nhà ở thì không có nên chưa tạo ra những cân bằng, chúng ta phải làm sao cân bằng giữa lợi ích 2 bên”.
Trước những băn khoăn từ phía người dân và cả chủ doanh nghiệp đầu tư, ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cho biết, phía ngân hàng đã chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất cũng như xây dựng các quy trình về cho vay chương trình nhà ở xã hội trong thời gian tới: “Chính sách đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất nhân lực và xây dựng các quy trình đồng bộ để thực hiện cho vay chương trình nhà ở xã hội. Năm 2022 ngân hàng chính sách xã hội dự kiến chương trình sẽ giải ngân với số tiền là 6800 tỷ đồng và dự kiến sẽ cho vay từ 18 nghìn đến 20 nghìn khách hàng”.
Từ phía các bộ ngành, ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết: “Bộ Xây dựng đang phối hợp với các bộ ngành để rà soát lại các quy định để xây dựng cơ chế chính sách sao cho thu hút và tạo điều kiện thuận lợi sao cho doanh nghiệp và người dân tích cự tham gia vào nhà ở xã hội trong đó có nhà ở công nhân”.
Muốn gỡ nút thắt mang tên nhà ở giá rẻ dành cho người thu nhập thấp rất cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nhà gồm nhà nước, nhà quy hoạch và nhà đầu tư. Chỉ khi nào mối liên kết này phát huy hiệu quả thì người thu nhập thấp đô thị mới có thể đảm bảo được giấc mơ “an cư lập nghiệp”. Đó cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: Nhà ở đô thị - với hoài chưa tới
Ngay sau khi đại dịch COVID-19 tạm lắng, hàng loạt cơn sốt bất động sản đã bùng lên dữ dội không chỉ ở Hà Nội, TP.HCM mà còn ở phạm vi cả nước. Nhiều người đi từ bất ngờ này đến hoang mang khác khi mới ngủ một giấc mà giá nhà đã nhảy múa theo chiều dựng đứng.
Với các nhà đầu tư và kiếm lời từ bất động sản thì đây là cơ hội không thể tốt hơn, song với những người thu nhập thấp đô thị thì việc này không khác gì một làn sóng “cuốn phăng đi” mong ước về một ngôi nhà.
Thời điểm này tại Hà Nội và TP.HCM - 2 đô thị có nhu cầu về nhà ở giá rẻ nhiều nhất nước, có mỏi mắt tìm cũng không thể kiếm đâu ra một chỗ ở tươm tất có giá dưới 20 triệu đồng/m2.
Phần vì chính sách điều hành giá đã không thể thắng được sức hút thị trường, phần vì các chủ đầu tư ngày càng khó tìm được lợi nhuận từ các dự án giá rẻ.
Điều này chỉ làm rõ hơn sự bất hợp lý trong điều hành chính sách nhà ở khi mà nhóm số đông cần nhà ở lại không thể thoả mãn được nhu cầu trong khi phần lớn bất động sản lại nằm trong tay số ít những người có tiền.
Đã đến lúc cần có những động thái cụ thể và thực sự quyết liệt từ Chính phủ và chính quyền các địa phương nếu muốn giải quyết dứt điểm câu chuyện nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp đô thị.
Chắc chắn đây không phải là con đường bằng phẳng bởi vẫn còn quá nhiều rào cản về pháp lý, tài chính, quỹ đất và cả các chính sách thu hút nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn thì sẽ tìm được cách!
Người lao động đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển của các đô thị lớn, tuy nhiên đa phần trong số họ thu nhập lại thấp.
Chính vì vậy, giấc mơ an cư của họ - một nhu cầu hoàn toàn chính đáng rất cần phải được quan tâm, hỗ trợ một cách đầy đủ.
Chỉ khi nào mong ước “an cư lạc nghiệp” của người thu nhập thấp đô thị được trở thành hiện thực thì khi ấy “quốc kế dân sinh” mới thực sự vững bền.
Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?
Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Bằng các công tác hóa trang mật phục, kiểm tra đột xuất lực lượng CSGT TP. Hà Nội đã xử lý nhiều trường hợp xe vận tải hành khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.
Dự kiến đầu tháng 12/2024 sẽ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Giải Phóng, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.