Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Yêu thương là được cho đi

Mỹ Phụng: Thứ sáu 08/03/2024, 11:28 (GMT+7)

Trăn trở với nhiều học sinh phải nghỉ học giữa chừng do điều kiện kinh tế… những năm qua, thầy giáo Nguyễn Văn Hận đã quyết tâm trở thành cầu nối của các nhà hảo tâm với những hoàn cảnh khó khăn cũng như đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội ở địa phương.

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh kém may mắn, thầy giáo Nguyễn Văn Hận (42 tuổi) thấu hiểu hết được những khó khăn của những em học sinh phải vật lộn với cuộc sống để theo đuổi việc học. Cùng với 20 năm công tác ở trường THPT Trần Trường Sinh (xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), thầy Hận càng biết rõ hơn được những mảnh đời cơ cực ở địa phương mình.

Trăn trở với nhiều học sinh phải nghỉ học giữa chừng do điều kiện kinh tế, những hoàn cảnh bất hạnh, neo đơn, những con đường xuống cấp, chiếc cầu chưa được nối đôi bờ… những năm qua, thầy Hận đã quyết tâm trở thành cầu nối của các nhà hảo tâm với những hoàn cảnh khó khăn cũng như đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội ở địa phương.

Ngọn lửa nhiệt huyết trong công tác thiện nguyện của thầy giáo Nguyễn Văn Hận sẽ được lan tỏa trong chuyên mục Cảm hứng Mekong hôm nay.

Là một giáo viên dạy Toán ở trường cấp 3, dù rất bận rộn với công việc giảng dạy nhưng thầy Nguyễn Văn Hận vẫn luôn dành thời gian để làm cầu nối của các nhà hảo tâm với những hoàn cảnh khó khăn ở tại địa phương.

Liên tiếp từ năm 2020 đến nay, thầy Nguyễn Văn Hận được Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre tặng nhiều bằng khen vì đã tích cực vận động vật chất cho công tác an sinh xã hội. Để hiểu hơn về công việc của thầy, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ để lắng nghe những chia sẻ của thầy.

Thầy Hận (áo vàng) quyết tâm trở thành cầu nối của các nhà hảo tâm với những hoàn cảnh khó khăn cũng như đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội ở địa phương.

Thầy Hận (áo vàng) quyết tâm trở thành cầu nối của các nhà hảo tâm với những hoàn cảnh khó khăn cũng như đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội ở địa phương.

Thưa thầy Hận, cơ duyên vì sao thầy lại đến với công việc thiện nguyện để giúp cho các hoàn cảnh khó khăn?      

Thứ nhất là do xuất phát từ hoàn cảnh của bản thân tôi. Đó là từ nhỏ cũng không sống chung cha ruột, cho nên ở chung với mẹ thì cũng gặp nhiều khó khăn. Sau đó, tôi đi học đại học vào ngành sư phạm toán, đến năm 2004, tôi ra trường về công tác ở Trường Trung học phổ thông Giao Thạnh, bây giờ đổi THPT Trần Trường Sinh.

Đến tháng 10/2017, trong một dịp họp mặt các cựu học sinh của trường thì các em có đóng góp và tích góp được khoảng hơn 5.000.000 để gây quỹ cho những cái bạn học sinh nghèo, khó khăn mà vượt khó vươn lên học tập. Rồi các em giao nhiệm vụ cho tôi là trao đến hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, các em cứ theo dõi và đồng hành với tôi. 

Việc mình làm có ý nghĩa nên đồng hành xuyên suốt cùng nó và sau đó cũng có mở rộng ra những việc làm khác, ví dụ như làm cầu, làm lộ rồi giúp những hoàn cảnh bệnh tật, ốm đau, làm hiểm nghèo hoặc là những người mất mà không tiền mai táng, chôn cất.

Trong quá trình đi làm công việc được xem là “vác tù và hàng tổng” như vậy, thầy có gặp khó khăn gì không?

Nói chung là làm việc này thì nó cũng có nhiều khó khăn. Tại công tác thiện nguyện thì lâu nay cũng có người nói ra nói vô cái này, cái kia. Mình cũng cũng cố gắng vượt qua chứ không nghĩ nhiều. Có người nói vậy nhưng mà những người khác người ta cũng ủng hộ mình, mà thấy người ủng hộ mình đa phần thôi. Cho nên mình cũng không quan tâm những cái khác nữa.

Rồi nhiều lúc đi làm, mình gặp hoàn cảnh khó khăn như hoàn cảnh học sinh quá nghèo, hoặc người già khổ quá, bệnh quá mà không có tiền đi trị bệnh. Mình đi xin mà không đủ cho nên mình cũng buồn. Nhưng mà nhờ anh em, bạn bè đồng hành, nhất là những bạn, nhóm bạn cũng từ thiện người ta phụ mình xin thêm, mỗi người người ít ít gom lại, mình cảm thấy rất là vui.

Hay là những cái lúc mà mình bận việc cơ quan, việc nhà vì mình không đi giúp được các hoàn cảnh. Mà nhờ được anh em của địa phương thì bạn bè thấy vậy nó hỗ trợ mà nó tạo điều kiện. Ví dụ như đến những địa phương để cung cấp thêm những thông tin chi tiết hơn, để mà mình giúp cho đúng hoàn cảnh. Về mình ngủ mình cảm thấy vui mà nó cũng nhẹ nhàng hơn nên mình cũng không cảm thấy khó khăn nhiều nữa.

Thầy Hận 4


Động lực nào giúp thầy vượt qua những khó khăn đó để duy trì công việc đến bây giờ vậy ?

Mỗi lần mình giúp được những bà con nghèo, mình thấy người ta vui, người ta vượt qua khó khăn thì mình cảm thấy mình vui thêm. Hoặc là nhất là những em học sinh khó khăn, nó nói với mình đó là không nhờ những nguồn hỗ trợ bên thầy Hận vận động thì giờ em có thể em không được đi học đó. Những câu đó làm mình cảm thấy hạnh phúc.

Mình làm cái gì mình cảm thấy hạnh phúc mình cứ làm mà mình không có quan tâm đến những khó khăn.

Đối với thầy thì mong mỏi lớn nhất bây giờ của thầy là gì?

Sau khi làm qua nhiều chương trình thì mong muốn thứ nhất là làm sao cho tại địa phương của mình có nhiều cây cây, con lộ được làm. Cho nên mong muốn được nhiều cây cầu, con lộ càng ngày được nhiều mạnh thường quân quan tâm để giúp đỡ.

Mình cũng mong cho các em học sinh nghèo mà có ý chí vươn lên trong học tập sẽ được nhiều mạnh thường quân quan tâm, giúp đỡ, các doanh nghiệp hỗ trợ để giúp cho các em học tập để có một cái nghề vững sau này.

Cảm ơn Thầy Hận rất nhiều vì đã dành thời gian chia sẻ cùng chương trình !

Thay Han 2

Trong căn nhà nhỏ đơn sơ ở xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, em Lê Hoài Hận – học sinh lớp 12A1 trường THPT Trần Trường Sinh vẫn miệt mài cố gắng học tập để không phụ lòng của thầy Nguyễn Văn Hận đã hết lòng giúp đỡ mình.

Hoài Hận chia sẻ, hiện tại em sống ông ngoại và mẹ và đứa em nhỏ. Nguồn kinh tế chính của gia đình trông cậy vào việc đi làm giúp việc của mẹ. Ông ngoại đã ngoài 60 tuổi, gia đình không có đất canh tác nên mỗi ngày ông ngoại chuốc cọng dừa để bán. Những năm trước, nếu không có sự giúp đỡ của thầy Hận thì có lẽ em đã bỏ lỡ việc học của mình. 

Hoài Hận trải lòng: "Thầy lên nhà và khảo sát nhà em. Thấy hoàn cảnh cơ cực của nhà em nên thầy xin giùm em học bổng hỗ trợ cho em mỗi học kỳ. Học bổng của thầy Hận giúp em trang trải được phần nào đó của gia đình. Giúp em đỡ bận tâm cho số tiền học đại học sau này. Giảm một phần gánh nặng của em. Em biết ơn thầy Hận rất nhiều".

Thầy Hận 6

Cùng hoàn cảnh với Hoài Hận, em Nguyễn Đăng Khoa học lớp 12A1 trường THPT Trần Trường Sinh cũng được thầy Hận kịp thời phát hiện nên việc học của em đã không bị dở dang. Mẹ của Đăng Khoa bỏ đi từ nhỏ, cha lập gia đình mới, em sống cùng ông bà nội.

Để mưu sinh, ông nội của Khoa phải làm thuê giữ vuông tôm khi đã ngoài 60 tuổi. Thấu hiểu hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Khoa, thầy Hận cùng nhóm thiện nguyện không chỉ hỗ trợ những khoản tiền khi cần trang trải mà còn trở thành “cầu nối” giới thiệu để em nhận được học bổng “Thắp sáng niềm tin”. Được sự quan tâm của thầy Hận và giáo viên trong nhà trường, Đăng Khoa đã nhận được hỗ trợ hơn 42 triệu đồng. Số tiền này em gửi ngân hàng để trang trải khi em bước vào giảng đường Đại học.

Đăng Khoa cảm kích: "Đối với em những số tiền nhận được từ những học bổng mà thầy Hận giới thiệu đã giúp em có được phần để trang trải việc đi học và đủ để trang trải cuộc sống. Em nghĩ nếu ban đầu mà em không nhận được sự giúp đỡ của Thầy Hận thì em sẽ rất chật vật với chi phí học tập. Và cũng có thể là em không đủ chi phí để có thể tiếp tục học tập".

Thay Hận 5

Không chỉ hỗ trợ những học sinh nghèo vượt khó, thầy Nguyễn Văn Hận còn thông qua nhóm “Thiện nguyện Miệt cồn” để giúp đỡ cho các hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, người già neo đơn cần sự hỗ trợ. Không chỉ vận động giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, thầy Nguyễn Văn Hận còn vận động thực hiện các công trình giao thông nông thôn, góp phần giúp địa phương xóa cầu tre, đường đất lầy lội,... góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chia sẻ về ghi nhận của địa phương trong công tác thiện nguyện của thầy Nguyễn Văn Hận, ông Nguyễn Tấn Lâm – Phó Chủ tịch xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho biết, trong ba năm, từ 2021 – 2023, địa bàn xã Mỹ An cũng tiếp nhận rất nhiều hoạt động thiện nguyện của thầy Nguyễn Văn Hận. Thầy trực tiếp vận động các nhóm thiện nguyện trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ địa phương. Thứ nhất là về xây dựng giao nông thôn, xã cũng đã tiếp nhận 11 cái cầu giao thông với tổng kinh phí là trên 650 triệu đồng. Sau đó thì thầy cũng vận động hỗ trợ là 1500 bao xi măng để xây dựng cầu đường.

Ngoài ra thì trên lĩnh vực an sinh xã hội thì thầy cũng thường xuyên vận động cộng đồng mạng để hỗ trợ 11 trường hợp gặp bệnh hiểm nghèo cần tiền trị bệnh với tổng số tiền 180 triệu đồng. Ngoài ra thì thầy cũng vận động hỗ trợ các trường hợp người già neo đơn mà không có người thân chẳng may người ta qua đời không có điều kiện kinh phí để mai táng…  

Ông Nguyễn Tấn Lâm chia sẻ: "Với cái tâm và cái tầm của Thầy thì các trường hợp địa phương cần hỗ trợ thì Thầy sẽ xuống tận nơi xác minh thông tin rồi tiến hành đăng bài trên Facebook để kêu gọi sự hỗ trợ. Với sự công khai, minh bạch số tiền sau khi cộng đồng đóng góp thì Thầy cũng tạo được uy tín cũng như tính trung thực, tạo được sự lan tỏa cho công tác thiện nguyện. Thay mặt chính quyền địa phương thì cũng cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Hận, tuy là giáo viên dạy với rất bận rộn với nghề giáo nhưng thời gian qua đã giúp cho xã Mỹ An rất nhiều trong công tác thiện nguyện, xây dựng nông thôn cũng như công tác xã hội, góp phần cho xã nhà xây dựng thành công xã nông thôn mới".

Thầy Hận 7

Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thạnh Phú Võ Văn Thanh cũng cho biết: Chỉ riêng năm 2023, thầy Nguyễn Văn Hận và nhóm thiện nguyện đã hỗ trợ xây dựng 27 tuyến lộ, 16 cầu giao thông nông thôn, đặc biệt là kịp thời giúp cho những trường hợp đặc biệt khó khăn, thiên tại đột xuất. Tổng giá trị các hoạt động hơn 1,7 tỷ đồng.

Đối với thầy Hận, ngoài công việc chuyên môn, niềm vui của thầy là ở các hoạt động thiện nguyện. Trong tâm tưởng của thầy, chính việc làm từ thiện cũng là một cách đưa các em học sinh tiếp sức giấc mơ đi tìm con chữ, là cách trả ơn với đời, với những người đã từng giúp đỡ mình lúc khốn khó, cơ hàn, cũng là cách để vun đắp xây dựng quê hương.

Hy vọng ngọn lửa nhiệt huyết với công việc làm từ thiện của thầy Nguyễn Văn Hận sẽ được lan tỏa, nối tiếp đến các thế hệ mai sau để góp phần sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn, tô đẹp thêm cho đời.

Mỹ Phụng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.