Cấm taxi
Có bao giờ chúng ta tự hỏi: xe taxi có phải là phương tiện giao thông công cộng hay không? Nếu bạn nghĩ taxi là phương tiện công cộng, bạn sẽ ngạc nhiên vì các tấm biển cấm taxi trên đường phố.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo đó, UBND TPHCM yêu cầu UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các phòng ban đơn vị liên quan và UBND phường, xã, thị trấn thực hiện rà soát, thương thảo, điều chỉnh, bổ sung nội dung các hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đang thực hiện và đưa vào điều kiện để thương thảo hợp đồng đối với các nhà thầu mới khi triển khai thực hiện cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn để làm cơ sở cho các đơn vị thực hiện, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hợp đồng.
Đồng thời, chịu trách nhiệm về công tác quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến thông tin đến các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn được biết để chấp hành theo chủ trương chung của TP. Tổ chức kiểm tra giám sát các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Bên cạnh đó, xác định trách nhiệm của người đứng đầu mỗi địa phương nếu để tái vi phạm nhiều lần việc tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ các tỉnh thành khác tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển,… trên địa bàn quản lý khi chưa có chủ trương chấp thuận của UBND TP; Xác định đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện xử lý vi phạm và chỉ đạo tổ chức quản lý tiền phạt vi phạm hợp đồng.
Xem lại loạt bài: Ai bảo kê đường dây rác “lậu” vào TP.HCM?
Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an TPHCM tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất trên địa bàn TP, trọng điểm tại các địa bàn giáp ranh với các tỉnh thành khác (như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh…) để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
Ban Quản lý các Khu liên hợp xử lý chất thải TP có kế hoạch giám sát định kỳ, đột xuất trên địa bàn TP để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. Đồng thời phối hợp với các đơn vị xử lý yêu cầu đơn vị thu gom, vận chuyển có hành vi vi phạm.
Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không được tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ các tỉnh, thành khác khi chưa có sự chấp thuận chủ trương của UBND TP. Trong trường hợp đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt vi phạm thuộc sự quản lý, liên kết, liên doanh hoặc các hình thức khác với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đại diện ký hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP thì đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đại diện là đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện đối với các hành vi vi phạm.
Đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt không được tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ các tỉnh, thành khác khi chưa có sự chấp thuận chủ trương của UBND TP. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm của đơn vị vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong khu vực nhà máy xử lý thì báo cho đơn vị giám sát Ban Quản lý các Khu liên hợp xử lý chất thải TP để phối hợp, cùng xử lý.
Ông Trần Duy Long, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Thủ Đức cho biết, với những trường hợp địa phương phát hiện các xe rác từ các địa bàn khác chuyển rác về đổ tại trạm trung chuyển trên địa bàn, TP Thủ Đức đã nhắc nhở và giao cho đơn vị vận hành của các trạm trung chuyển xử lý; bên cạnh đó dán logo của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM cho xe rác dân lập về các bô rác để quản lý hiệu quả hơn.
“Do thiết kế 8 trạm trung chuyển trên địa bàn TP Thủ Đức công suất 725 tấn/ngày nhưng thực tế đang thu gom một ngày từ 1.200 - 1.400 tấn.
Do đó, việc quản lý dán logo để nhận dạng các phương tiện hoặc các trạm nâng cao công tác quản lý Nhà nước cũng như đảm bảo tính công bằng, cũng tránh tình trạng xe tỉnh nhập rác qua địa bàn TP” - Ông Long nói.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, trong giai đoạn 2016-2021, TP đã ban hành 26 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn. Hiện nay, khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn khoảng 10.000 tấn/ngày.
Có bao giờ chúng ta tự hỏi: xe taxi có phải là phương tiện giao thông công cộng hay không? Nếu bạn nghĩ taxi là phương tiện công cộng, bạn sẽ ngạc nhiên vì các tấm biển cấm taxi trên đường phố.
Thông tin trên vừa được Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel) phản ảnh tới Bộ Giao thông vận tải. Sự việc này đã gây thiệt hại và lỗi khi xe qua trạm thu phí.
Việc giới hạn tốc độ để hạn chế tai nạn là cần thiết, nhưng tiếp cận cách giới hạn như thế nào để không tạo nên sự căng thẳng quá mức cần thiết cho người điều khiển phương tiện là điều cần nghĩ đến.
Trước tình trạng hàng loạt phương tiện bị dán đè thẻ thu phí không dừng, khiến phương tiện bị lỗi khi qua trạm, luật sư Phạm Thành Tài, giám đốc Văn phòng Luật sư Phạm Danh cho rằng cần sớm có chế tài xử phạt doanh nghiệp vi phạm.
Các ứng dụng (app) đặt xe taxi trên điện thoại di động đang ngày càng phổ biến trong bối cảnh taxi công nghệ cạnh tranh gay gắt với taxi truyền thống. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng của các hãng taxi truyền thống đã xuất hiện lỗi, bất cập, báo giá một đằng nhưng hành khách phải trả tiền một nẻo, khiến khách hàng bức xúc.
Sáng nay tại Phiên chất vấn phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Công an. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trả lời nhiều vấn đề nóng được nhiều người dân quan tâm.
Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đang yêu cầu các Trung tâm đào tạo lái xe đổi tên thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, bởi theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, không có “trung tâm đào tạo lái xe”.