Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Ý tưởng boong-ke thoát nạn khi xảy ra hoả hoạn chung cư

PV: Thứ sáu 29/09/2023, 14:50 (GMT+7)

Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini ở phố Khương Hạ, nhiều người dân và chuyên gia đang tìm kiếm, nghĩ cách thử nghiệm những biện pháp thoát nạn, phòng khi xảy ra những vụ hoả hoạn tương tự. Trong đó, đáng chú ý là ý tưởng boong-ke chống cháy của anh Nguyễn Đức Văn ở Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội.

Mô hình boong-ke chống cháy trên đồ hoạ vi tính

Mô hình boong-ke chống cháy trên đồ hoạ vi tính

Cũng như những người dân khác, khi biết thông tin về thiệt hại của vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội, gia đình anh Nguyễn Đức Văn ở Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội không khỏi boàng hoàng. Điều này thúc giục anh Văn- một người có nghề cơ khí, chế tạo máy phải làm một việc gì đó để có thể giúp đỡ cho cộng đồng trong những lúc xảy sự cố như thế này.

Từ câu nói của người con trai lớn là Nguyễn Đức Đại Phát đang học lớp 9: “Con nghĩ xưởng cơ khí của bố có thể làm được một cái thùng kín, giúp mọi người thoát nạn từ ban công xuống đất”, đã khiến anh Nguyễn Đức Văn tập trung suy nghĩ về điều này. Ngay hôm đó, 2 bố con cùng thảo luận, cặm cụi vẽ thiết kế boong-ke chống cháy.

Chỉ ít ngày sau, tại xưởng cơ khí của gia đình anh Nguyễn Đức Văn đã hình thành sản phẩm mẫu đầu tiên. Đó là chiếc boong-ke hình trụ đứng, sơn màu xanh, cao 1,86m, đường kính 80cm, nặng khoảng 60kg, được thiết kế gồm 5 lớp: Lớp ngoài cùng là vỏ kim loại chống cháy, lớp thứ 2 là bông chống cháy, lớp thứ 3 là khung xương bằng thép, lớp thứ 4 là foam cách nhiệt và lớp trong cùng là xốp cách nhiệt. Ở giữa boong-ke có một thanh trụ đứng (nối từ 2 “chóp nón” ở 2 đầu boong-ke) để người bên trong bám vào.

Anh Nguyễn Đức Văn bên sản phẩm boong-ke mẫu sau khi thực hiện thử nghiệm ban đầu

Anh Nguyễn Đức Văn bên sản phẩm boong-ke mẫu sau khi thực hiện thử nghiệm ban đầu

Nguyên lý hoạt động của boong-ke chống cháy là sử dụng ròng rọc cố định và pa-lăng xích. Sau khi được lắp đặt tại nhà chung cư, có thể di chuyển từ ban công ra khoảng không, bằng việc ấn nút tự động; Tiếp đó boong-ke có thể di chuyển từ trên cao xuống mặt đất, thông qua tời quay tay tự hãm, do người ngồi bên trong điều khiển. Quãng đường tối đa mà boong-ke có thể di chuyển là từ tầng thứ 35 nhà chung cư xuống mặt đất (dự kiến tương đương với độ cao khoảng 100m).

Mặt dưới cùng và trên cùng của boong-ke được thiết kế hình chóp nón, nhằm hạn chế được tối đa vật cản khi di chuyển từ trên cao xuống và hạn chế tối đa sự ảnh hưởng khi có vật va đập từ phía bên trên xuống, nếu xảy ra hoả hoạn. 

Kỹ thuật viên của xưởng cơ khí đang hình thành phần chóp nón của boong-ke

Kỹ thuật viên của xưởng cơ khí đang hình thành phần chóp nón của boong-ke

Phần trên cùng và dưới cùng của boong-ke được thiết kế hình chóp nón

Phần trên cùng và dưới cùng của boong-ke được thiết kế hình chóp nón

Anh Nguyễn Đức Văn cho biết, boong-ke được thiết kế chứa được 4 người lớn, có khả năng chịu được sức nặng khoảng 350kg. Khi đi vào sử dụng sẽ được trang bị bình oxy 8 kg và mặt nạ dưỡng khí cho người bên trong.

“Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini Khương Hạ, một số toà chung cư khác ở Hà Nội đã tiến hành hàn, lắp cầu thang bộ bằng inox ở bên ngoài để cư dân có thể thoát hiểm khi có cháy.

Theo tôi, giải pháp này có những hạn chế vì khi hoả hoạn xảy ra, trong chung cư thường có nhiều người và tâm lý chung là lo lắng, thậm chí hoảng loạn, nên trong quá trình thoát hiểm dễ dẫn đến dẫm đạp lên nhau, chưa kể nhiệt độ từ ngọn lửa, bức xạ nhiệt từ vụ cháy có thể làm cho thang inox bị nóng, gây bỏng.

Chính vì vậy, tôi và các kỹ sư, kỹ thuật viên trong xưởng đã nỗ lực hoàn thiện bản mẫu và tự thử nghiệm. Bước đầu cho thấy, dưới tác động của nhiệt độ cao từ bên ngoài đã không làm ảnh hưởng đến nhiệt độ bên trong của boong-ke.

Boong-ke được thiết kế, lắp đặt để có thể di chuyển từ tầng cao xuống mặt đất, nhưng nếu vì một lý do nào đó mà boong-ke phải nằm im trên ban công thì cũng vẫn giúp người bên trong tránh được bức xạ nhiệt, tránh được tình trạng ngộ độc khí CO trong lúc chờ lực lượng chức năng dập lửa và đến cứu hộ. Tất nhiên là trước đó trong boong-ke phải có bình oxy nhỏ và mặt nạ chống độc”, anh Nguyễn Đức Văn cho hay.

Các kỹ thuật viên lắp đặt boong-ke mẫu

Các kỹ thuật viên lắp đặt boong-ke mẫu

Ý tưởng boong-ke chống cháy của anh Nguyễn Đức Văn được nhiều chuyên gia đánh giá cao.  Kỹ sư Nguyễn Văn Nguyên ở Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội, tốt nghiệp năm 1994 chuyên ngành cơ khí chính xác, Đại học Bách Khoa Hà Nội, hiện đang công tác trong lĩnh vực này tại Công ty Đức Phát cho rằng: Boong-ke chống cháy là một ý tưởng mới ở Việt Nam. Ý tưởng này cần được giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển vì có tính khả thi cao, sẽ góp phần quan trọng trong việc cứu nạn, giảm thiệt hại nếu có hoả hoạn chung cư xảy ra.

Kỹ sư Nguyễn Văn Nguyên đánh giá cao ý tưởng của anh Nguyễn Đức Văn

Kỹ sư Nguyễn Văn Nguyên đánh giá cao ý tưởng của anh Nguyễn Đức Văn

Anh Nguyễn Đức Văn cho biết, đang tham khảo ý kiến các chuyên gia để tiến tới hoàn thiện boong-ke chống cháy. Anh cũng đang liên hệ với các cơ quan chức năng để nhận được giúp đỡ, thực nghiệm ở mức cao hơn, cũng như được hướng dẫn để có thể thực hiện các bước đăng ký sáng chế độc quyền tại Việt Nam.

Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Bắc Giang tháng 5 năm 2021, anh Nguyễn Đức Văn và vợ đã hỗ trợ kinh phí để con trai là Nguyễn Đức Đại Phát (12 tuổi) thực hiện được ý tưởng làm ra những chiếc quạt mini gắn trong áo bảo hộ y tế để làm mát cho các y, bác sĩ, góp phần chung tay vì cuộc chiến chống đại dịch.

Những chiếc quạt mini này chạy liên tục được 2 tiếng đồng hồ với 3 chiếc pin nhỏ. Ý tưởng sáng tạo này của Nguyễn Đức Đại Phát được hình thành khi chứng kiến các y, bác sĩ chống dịch mồ hôi nhễ nhại, thậm chí có người ngất xỉu vì phải làm việc trong bộ quần áo bảo hộ liên tục nhiều giờ dưới tiết trời nóng bức của mùa hè.

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Thời gian qua, mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC và Điểm chữa cháy công cộng” được triển khai tại địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu