Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Xuất khẩu cá tra tăng mạnh, kỳ vọng cho những tháng cuối năm

Tuấn Triều: Thứ ba 23/08/2022, 15:13 (GMT+7)

Xuất khẩu cá tra 7 tháng đầu năm đã gần bằng kim ngạch của năm 2021 và bằng con số dự báo cho cả năm 2022. Trước những tín hiệu khởi sắc này, các địa phương, doanh nghiệp và hộ nuôi kỳ vọng các tháng cuối năm tiếp tục gặt hái thêm những thành quả lớn từ ngành hàng này.

Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra có tiếng tại tỉnh Tiền Giang, Công ty cổ phần Gò Đàng liên tục “trúng lớn” các đơn hàng từ cuối năm 2021 đến nay. Riêng 7 tháng đầu năm 2022, Công ty xuất khẩu đạt 65% kế hoạch năm, vượt hơn 50% so cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, các mặt hàng từ con cá tra đã xuất khẩu mạnh sang Châu Âu, Trung quốc, Trung Đông... đạt giá trị cao nhất.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp chúng tôi bằng cả năm 2021, đạt khoảng 60 triệu USD rồi. Các thị trường xuất khẩu được khoảng 80% đã phục hồi trở lại.

Xuất khẩu cá tra khởi sắc (ảnh minh hoạ: vneconomy)

Xuất khẩu cá tra khởi sắc (ảnh minh hoạ: vneconomy)

Các mặt hàng cá tra xuất khẩu hút hàng đã kéo theo nghề nuôi cá tra thương phẩm ở Tiền Giang và các địa phương lân cận có lãi, dù thức ăn, thuốc thú y thủy sản vẫn ở mức cao. Ở thời điểm này, giá cá tra, các hộ nuôi bán tại ao từ 28.000 đồng đến 28.500 đồng/kg, cho lãi trên 3.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Hoàng Thảo, chủ ao cá tra rộng 05 ha tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang chia sẻ: Tôi chuẩn bị bán khoảng 300 tấn cá tra. Lãi khoảng 3000 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg, size bình quân là 1kg đến 1,1kg/con.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi tại các tỉnh, thành ĐBSCL khá phấn khởi trước thị tín hiệu thị trường khởi sắc, nhưng thực tế tại nhiều ao nuôi cá tra, bà con không được hưởng lợi nhiều vì giá nguyên liệu đầu vào tăng chót vót.

Trong giá thành nuôi cá tra, chi phí thức ăn chiếm 70%. Với việc giá thức ăn tăng 4 lần từ đầu năm đến nay, tăng hơn 30% so với cùng kỳ, khiến cho nhiều hộ nuôi tại Đồng Tháp vô cùng lo lắng cho thời điểm cuối năm.

Ông Nguyễn Văn Mẫn – Thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cho biết: So với năm trước, lúc này giá thức ăn đã tăng lên 3-4 ngàn một ký. Nếu bình thường tôi nuôi 900 – 1000 tấn, thì bây giờ nuôi chỉ tầm 300 tấn, mình nuôi mật độ thấp thôi, để tránh hao hụt, rủi ro, lỗ lã.

Theo ghi nhận tại các vùng nguyên liệu, dù giá cá đang được thu mua cao hơn 20% so với năm ngoái, nhưng nông dân vẫn không mặn mà, thậm chí một số nơi còn thu hẹp vùng nuôi. Nhiều địa phương còn dự báo, tình hình này sẽ càng nghiêm trọng trong những tháng cuối năm nay. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ khan hiếm nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu thời gian tới.

Ông Lê Hoàng Nam – Phó Chủ nhiệm Hồng Tâm hội quán, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nhận định: Diện tích thì có thể vẫn giữ nguyên, nhưng sản lượng nuôi đều giảm xuống, như vậy họ mới an tâm để đầu tư. Nên dự báo sản lượng từ đấy đến cuối năm sẽ thiếu hụt.

Theo Tổng Cục thủy sản, Bộ NN&PTNT, trong 7 tháng đầu năm nay, tại các tỉnh, thành ĐBSCL, diện tích thả nuôi cá tra ước khoảng 3.200 ha, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, địa phương có diện tích thả nuôi tập trung nhiều nhất gồm: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, chiếm khoảng gần 70% tổng diện tích thả nuôi của toàn vùng.

Trong 7 tháng qua, sản lượng thu hoạch đạt hơn 900.000 tấn, tương đương so với cùng kỳ năm 2021. Về tình hình tiêu thụ và xuất khẩu, so với 4 tháng đầu năm 2022 (từ tháng 2 - tháng 5), hiện giá có xu hướng giảm từ tháng 6 cho đến nay, dao động trong khoảng 27.500 - 28.500 đồng/kg, so với cùng kỳ thì vẫn trên đà tăng.

GIá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng ảnh hưởng lớn tới giá đầu ra (ảnh minh hoạ: vov.vn)

GIá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng ảnh hưởng lớn tới giá đầu ra (ảnh minh hoạ: vov.vn)

Việc giá nguyên cá tra tăng là đương nhiên trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, nhân công tăng mạnh. Thế nhưng, nó lại gây ra một áp lực lớn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu khi đơn hàng đã được ký từ nhiều tháng trước. Vì vậy, ở thời điểm này, các doanh nghiệp cần chủ động cắt giảm các chi phí, tập trung cho đơn hàng đã ký và có sự tính toán hợp lý cho những đơn hàng mới.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam chia sẻ những giải pháp: Làm sao tranh thủ cơ hội thị trường và chi phí ở mức tương đối duy trì lợi nhuận cho người dân và doanh nghiệp, một số giải pháp ở đây đó là khuyến cáo hạn chế thấp nhất trung gian để giá vật tư đầu vào tăng nhưng không ảnh hưởng sản xuất và sử dụng nguyên liệu trong nước để thay thế. Khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, cần xây dựng thị trường trong nước, thời gian qua, một số doanh nghiệp tham gia xây dựng thị trường trong nước nhưng so với tiềm năng còn hạn chế. Bên cạnh đó, xây dựng hình ảnh Việt Nam ở thị trường truyền thống mà chúng ta đã bị suy giảm trong thời gian vừa qua'.

Dự báo, những tháng cuối năm và năm 2023 thị trường xuất khẩu thể có những diễn biến phức tạp, nhu cầu cá tra có thể chững lại và không cao như các tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, một số thị trường như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nga… vẫn còn triển vọng.

Bên cạnh đó, thị trường EU có khả năng thiếu nguyên liệu cá thịt trắng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp tại Đông Âu và lạm phát tăng kỷ lục tại EU; đây sẽ là cơ hội lớn cho sản phẩm cá tra Việt Nam xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng: Giống là quyết định về năng suất và chất lượng. Do đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án cá tra 3 cấp. Thứ nhất là năng cao năng lực quản lý về giống và chứng nhận các cơ sở giống đủ điều kiện. Từ nay đến cuối năm, các chi cục thủy sản và thú y ở các địa phương; cũng như Tổng cục Thủy sản và Cục Thú y phải có sự phối hợp chặt chẽ để: vừa quản lý, vừa giám sát, vừa có giải pháp hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất chất lượng… Đây là những giải pháp căn bản để nâng cao chất lượng cá tra trong thời gian tới; đồng thời nâng cao được sức cạnh tranh của ngành hàng cá tra.

Bên cạnh những giải pháp được các Bộ, ngành đưa ra, một tín hiệu lạc quan nữa là Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này. Như vậy, đến nay, Việt Nam đã có 19 nhà máy cá tra được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào Mỹ, mở thêm cơ hội mới cho Việt Nam.

Bức tranh cuối năm của ngành thủy sản được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn khi mà những biến động toàn cầu vẫn đang tác động rất lớn đến đầu vào của sản xuất, cũng như cuộc cạnh tranh giá khốc liệt trên thị trường. Dù vậy, kết quả khá tích cực của 7 tháng đầu năm sẽ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp linh hoạt ứng phó, nắm bắt cơ hội để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2022.

Tuấn Triều/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.