Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Video

Xóm trọ 0 đồng, phép màu của tình thương

Hồng Lĩnh: Thứ sáu 20/08/2021, 17:09 (GMT+7)

Thất nghiệp, không thể đóng tiền nhà. Ăn uống được chăng hay chớ. Đó là tình cảnh của những lao động nghèo tha hương, đang mắc kẹt ở những xóm trọ Sài Thành suốt gần 3 tháng nay. Giữa lúc thắt ngặt, một sự cưu mang dù ít dù nhiều, cũng mang lại niềm tin...

XÓM TRỌ 0 ĐỒNG - PHÉP MÀU TÌNH THƯƠNG


Một buổi trưa nắng giữa tháng 8, chúng tôi theo chân ông Nguyễn Công Định vào “Xóm trọ 0 đồng” của ông ở phường Long Bình, TP Thủ Đức.

Dãy trọ có 10 phòng với hơn 20 lao động nghèo. Người phụ hồ, người công nhân, người buôn bán… vì duyên nợ phiêu dạt về đây. Có người ở đây mới 3 năm, người lâu nhất 8 năm. Xóm trọ như một đại gia đình.

Dịch bệnh ập đến, hơn 2 tháng nay, họ đành ru rú ở trong nhà.

Thất nghiệp, không thể đóng tiền nhà, ăn uống được chăng hay chớ. Đó là tình cảnh của những lao động nghèo tha hương, đang mắc kẹt ở những xóm trọ Sài Thành suốt gần 3 tháng
Thất nghiệp, không thể đóng tiền nhà, ăn uống được chăng hay chớ. Đó là tình cảnh của những lao động nghèo tha hương, đang mắc kẹt ở những xóm trọ Sài Thành suốt gần 3 tháng

Hiểu được hoàn cảnh mọi người, vợ chồng ông Đinh quyết định miễn phí 2 tháng tiền trọ cho bà con rồi kiếm mạnh thường quân xin được ít gạo, muối dầu ăn, rau xanh tiếp tế thêm.

Bà Trương Thị Kim Phượng (48 tuổi), vợ ông Định, chia sẻ, vợ chồng bà cũng vất vả, trước bà đi giúp việc, giờ chỉ ở nhà nội trợ; nhưng bà coi mỗi người ở đây như ruột thịt.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi với bà Phượng liên tục ngắt quãng. Bà Phượng sụt sùi nước mắt: 

"Hai vợ chồng bàn nhau, khó khăn quá thì bớt cho người ta hai tháng 8 và 9. Nhà có gì thì mình …. san sẻ, coi người ta như người nhà mình. Nhà có thì cho, không thì xin mạnh thường quân rồi phát cho bà con. Có rau phát rau, có trứng phát trứng, có gì cho đó. Mình cũng đi làm giúp việc cho người ta, nói chung là làm “osin” đó mà dịch này ở nhà. Mấy người ở đây toàn ở lâu không ai có ai bỏ đi hết, ở suốt…"

Bà Trương Thị Tám (54 tuổi) làm phụ hồ cho các công trường xây dựng. 3 tháng ròng, bà mất việc. Quê bà Tám là ở đảo Hòn Sơn (Kiên Giang), cách đất liền 50 hải lý, đò thuyền cách trở nên không thể về nhà, bà đành nương nhờ ở lại đây. 

"Chủ nhà trọ cũng thương cho, xin bên khác cho thêm vậy mới có sống được qua ngày, thực sự rất là khó, khó cực kì. Có cái tiền trọ người ta cho là mừng lắm luôn, tại vì ráng trụ lại đây đợi hết dịch rồi tính, giờ đi không được về cũng không xong. Giờ ở đâu ở yên chỗ để Nhà nước đỡ lo xíu, hông có thì nhờ cộng đồng, không đi đâu được cũng phải chịu thôi chứ biết sao giờ".

Hai đứa con của bà thuê phòng kế bên cũng được cặp vợ chồng tốt bụng miễn hai tháng tiền nhà. 

Vợ chồng anh Nguyễn Tuấn Đạt (30 tuổi) và con gái sống dãy trọ hơn 8 năm. Gia đình anh cũng từng tính toán đùm túm vợ con về miền Tây. Song được hỗ trợ, anh ráng bám trụ. 

"Ở đây lâu thân thiết như gia đình, ảnh chị (chủ trọ) cũng thương giúp đỡ này nọ cũng nhiều. Anh chị hỗ trợ cho 2 tháng, tháng 8, 9. Giúp vậy thì đỡ rất là nhiều, chỉ ở nhà lo chuyện ăn uống".

Ông Nguyễn Thành Nam, Bí thư Đảng ủy phường Long Bình cho biết, địa phương có hơn 2.300 phòng trọ; 128 hộ nghèo, 99 hộ cận nghèo, 80 hộ bán vé số xe ôm. 

Phường đã phát động các chủ nhà trọ chia sẻ với người lao động ở lại để đảm bảo công tác chống dịch. Tuy nhiên, cũng không ít khó khăn.

"Phường phát động khu nhà trọ 0 đồng, vận động từng chủ nhà trọ, danh sách được 3 khu, nhiều nhà trọ giảm 30%, 50%, tổng cộng giá trị tiền hỗ trợ gần 1 tỷ đồng từ đầu dịch đến giờ. Tuy nhiên, có những hộ gia đình cũng phải vay tiền từ ngân hàng xây nhà trọ, người ta áp lực trả ngân hàng đến tháng đến kì đóng lãi. Vì vậy, vận động thực hiện nhà trọ 0 đồng như vậy cũng khó khăn cho người ta".

Ông Nam cũng chia sẻ thêm, một số công nhân các quận, huyện khác về quê kẹt lại ở cửa ngõ phường Long Bình, phường cũng đã hỗ trợ một số hoàn cảnh đặc biệt:

"Có hộ gia đình không có nơi về, ví dụ như trường hợp hộ gia đình 6 người ở Long An, rồi hai em làm phụ hồ ở An Giang, vượt các chốt đi được đến đây, phường cũng đã thuê nhà trọ và vận động nhà trọ giảm giá hết sức và chi phí đó do phường hỗ trợ; rồi vận động trang bị nồi niêu xoong chảo, rồi khẩu phần lương thực thực phẩm để an tâm ở lại. Hôm qua phường cũng bố trí cho 5 trường hợp gồm 2 bà cháu và 5 thanh niên yên tâm ở lại. Dĩ nhiên, không thể phủ hết được, phường sẽ cố gắng hết sức mình".

Chia tay xóm trọ, ám ảnh chúng tôi là những lao động nghèo ngồi ở bậu cửa nhìn xa xăm và những người mẹ đưa võng liền tay ru  con…

Ở quê nhà miền Tây, họ còn cha mẹ già và người thân.

Dù biết ở lại là muôn trùng khó khăn, nhưng họ cố nghĩ đến lý do rời quê lên thành phố lập nghiệp, để tự động viên mình, và cùng nhau nương tựa một phép màu - Phép màu của tình thương, lòng nhân ái.

--

Nghe nội dung chi tiết tại đây:


 

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.

Điện rác hướng giải quyết bền vững, bảo vệ môi trường

Điện rác hướng giải quyết bền vững, bảo vệ môi trường

Người dân ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vô cùng khổ sở vì mùi hôi và nước đen ngòm từ bãi rác rỉ ra ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Nghĩa tình những chuyến xe chở nước ngọt miễn phí

Nghĩa tình những chuyến xe chở nước ngọt miễn phí

Vượt chặng đường dài trăm cây số, vào tận cùng con hẻm, mé sông... Các chuyến xe chở nước ngọt miễn phí cho bà con miền Tây vẫn đang ngày đêm ngược xuôi. Mạnh thường quân, nhà hảo tâm, bác tài xế... đã cùng viết lên những câu chuyện ý nghĩa về sự yêu thương và lòng trắc ẩn trong mùa hạn mặn!

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều kế hoạch bảo tồn các di tích song trên thực tế kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Mất ATGT từ mua bán lấn chiếm trên quốc lộ

Mất ATGT từ mua bán lấn chiếm trên quốc lộ

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đường bộ… để dựng biển quảng cáo, bày bán, kinh doanh hàng hóa trên một số tuyến đường giao thông là câu chuyện không mới nhưng là căn bệnh khó chữa tại nhiều địa phương.