Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường

Hồng Lĩnh: Thứ bảy 17/09/2022, 08:28 (GMT+7)

Tại Luật bảo vệ môi trường mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đưa Việt Nam trở thành nước tiên phong trong khu vực đưa kinh tế tuần hoàn vào trong luật. Việt Nam đang chứng minh rằng, sẽ quyết tâm theo đuổi đến cùng một nền kinh tế các-bon thấp, bằng cách Luật hóa các chủ trương thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Tại các vùng nông thôn, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cũng đang là mô hình được các địa phương triển khai hiệu quả.

Sở hữu 30ha đất nông nghiệp để phát triển kinh tế nông hộ, gia đình anh Đặng Xuân Nam ở Hà Nam hiện đang xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa kết hợp với trồng các loại cây ăn quả và dược liệu.Để giảm chi phí đầu vào cho cây trồng, từ chất thải của chăn nuôi, anh Nam đã tận dụng và xử lý thành phân bón hữu cơ bón cho cây trồng:

"Đầu tiên là cải thiện dinh dưỡng của đất làm cho đất tơi xốp, giảm chi phí bón phân vô cơ mà năng suất cao. Tuần hoàn như vậy để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi".

Phân thải từ bò sữa được bơm vào bể chứa cùng chế phẩm sinh học. Sau đó nước phân này được bơm để tưới trực tiếp cho cánh đồng cỏ voi cùng với các vườn ngô, vườn cây ăn quả. Cuối cùng các sản phẩm trồng trọt này quay trở lại phục vụ làm thức ăn cho đàn bò.

Ảnh minh họa: Báo điện tử Chính phủ

Ảnh minh họa: Báo điện tử Chính phủ

Đây chính là mô hình kinh tế tuần hoàn mà gia đình anh Nam đang áp dụng nhằm giảm chi phí đầu vào và đặc biệt là giúp bảo vệ môi trường ngay chính khu vực sinh sống của gia đình.

Ngay từ khi bắt đầu mô hình chăn nuôi thì chúng tôi đã có sự chuẩn bị và tính toán xử lý chất thải trong chăn nuôi, chứ không thể thải ra môi trường liên tục được, vừa tận dụng, vừa tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và cây trồng.

Thay vì thải trực tiếp ra ngoài môi trường như nhiều năm trước, khoảng 3 năm trở lại đây, toàn bộ số chất thải từ 2 đàn lợn của gia đình chị Trần Thị Quỳnh Huế đã được ông Loan xin lại bằng cách lắp ống dẫn nối trực tiếp về nhà mình.

Đều đặn hàng ngày, ông Phạm Văn Loan sang nhà chị Huế để kiểm tra các ống dẫn để tránh các vật cản làm tắc đường ống: Trước kia, nhà tôi cũng qua xử lý biogas rồi, nhưng nhiều khi chất thải không được hết, vẫn thải ra môi trường. Nhưng khi ông Loan sang hút về để tưới cho cây thì giảm chất thải ra môi trường 80-90%.

Sở dĩ ông Loan tốn nhiều công sức và chi phí mua ống nối từ các hộ đưa chất thải chăn nuôi về nhà là bởi ông muốn giảm chi phí đầu vào để chăm sóc hơn 2 mẫu nhãn của gia đình.

Đây cũng là hình thức liên kết tuần hoàn đang được nhiều hộ như gia đình ông thực hiện trong vài năm gần đây. Tại các hộ trồng trọt như nhà ông Loan sẽ xây dựng 1 bề chứa hàng trăm khối nước thải, sau đó được xử lý bằng cách ủ phân lân trong khoảng 1-3 tháng.

Đây sẽ là nguồn phân hữu cơ chất lượng để sử dụng cho cây trồng mà không cần đến bất kỳ 1 loại phân hóa học nào khác.

Ông Loan chia sẻ: "Gia đình gần mà nhiều chất thải thì hạ đường ống đến tận nhà người ta, tôi cắm máy hút đẩy về bể nhà tôi chứa hàng trăm khối để trữ lại".

Kinh tế tuần hoàn mang lại 4 lợi ích cụ thể giúp phát triển bền vững: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Phát triển kinh tế tuần hoàn đã và đang là xu hướng của các quốc gia trên thế giới, nhất là trong bối cảnh nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt. Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán, tạo thành vòng tuần hoàn trong nền kinh tế.

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn