Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Vốn tín dụng cho doanh nghiệp: Khơi thế nào cho thông? (Phần 2)

Như Ngọc, Thùy Linh : Thứ năm 21/03/2024, 18:53 (GMT+7)

Theo chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, điều kiện và yêu cầu cho vay là điều kiện bắt buộc của pháp luật đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng để đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ cho từng ngân hàng cũng như toàn bộ ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

# Theo Bộ Công thương, để tránh những tác động liên quan đến tỷ giá biến động, các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu cần phải làm tốt hơn công tác dự báo cũng như tham gia vào các công cụ về phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 

Mới đây, Bộ Công Thương cũng vừa đề nghị các tỉnh, thành phố tập trung ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thương nhân kinh doanh xăng-dầu thực hiện lập và phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng. 

# Cũng liên quan đến thị trường xăng-dầu, từ chiều nay giá xăng-dầu vừa được điều chỉnh tăng. Cụ thể, với mức tăng hơn 700 đồng, giá xăng đã vượt 24.000 đồng/lít, còn giá dầu diesel cũng tăng gần 500 đồng.

Từ chiều nay giá xăng-dầu vừa được điều chỉnh tăng - Ảnh minh họa

Từ chiều nay giá xăng-dầu vừa được điều chỉnh tăng - Ảnh minh họa

Sau khi tăng, giá mới của mỗi lít xăng RON95 là 24.280 đồng, xăng E5 là 23.210 đồng, dầu Diesel là 21.010 đồng. 

# Trong khi đó, sau khi tăng khá mạnh vào sáng 21-3, giá vàng miếng SJC nhanh chóng đảo chiều, giảm mạnh, có nơi đưa giá về mốc 81 triệu đồng/lượng khi NHNN tuyên bố muốn bỏ độc quyền vàng miếng. 

# Theo DKRA, trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường căn hộ tại TPHCM và vùng phụ cận không ghi nhận thêm dự án mở bán mới nào.

Trong đó, căn hộ hạng B tiếp tục dẫn dắt thị trường khi chiếm đến 93% lượng tiêu thụ mới và tập trung chủ yếu tại khu Tây TPHCM. 

# Còn tại Hà Nội, Bộ Xây dựng nhận định giá bán biệt thự, liền kề vẫn neo cao dù lượng giao dịch thấp. Giá bán phân khúc này đều hơn trăm triệu đồng/m2, có dự án lên đến hơn 300 triệu đồng/ m2, tập trung ở khu vực phía Tây Hà Nội. 

# Trong khi đó, theo ghi nhận, hiện giá vé máy bay đã “hạ nhiệt” nhưng vẫn cao. Cụ thể, giá vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội - TPHCM rẻ nhất khoảng 3,8 triệu đồng. Theo phản ánh của khách, giá này tương đối cao so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong khi hàng không dần thiết lập mặt bằng giá mới, thì ngành đường sắt đang áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé tàu dịp thấp điểm, thậm chí có những chặng vé tàu giảm đến 30%. 

Thông tin chứng khoán

Ảnh minh họa nld

Ảnh minh họa nld

# Chỉ số VN-Index hôm nay tăng 16,34 điểm, lên 1,276,42 điểm - mức kết phiên cao nhất từ đầu năm.

# 4 cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index đều là cổ phiếu ngân hàng, đó là VCB, TCB, HDB và MBB.

Số ít mã ghi nhận sắc đỏ gồm EIB và LPB. Cổ phiếu chứng khoán tỏ ra khá hưng phấn trong phiên sáng nhưng kết phiên hạ nhiệt đáng kể. Nhóm bất động sản giao dịch tích cực.

# Theo SSI Reseach, thanh khoản 3 sàn lên tới trên 33.800 tỷ đồng, nhưng tiền chạy chủ yếu vào các cổ phiếu vừa và nhỏ.

Vốn tín dụng cho doanh nghiệp: Khơi thế nào cho thông? (Phần 2)

Phần 1 đã phân tích những nguyên nhân vì sao doanh nghiệp thiếu vốn – ngân hàng thừa tiền mà không gặp được nhau. Vậy các chuyên gia đưa ra những đề xuất nào để khơi thông cho dòng vốn tín dụng chảy vào doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng chung? 

Theo chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, điều kiện và yêu cầu cho vay là điều kiện bắt buộc của pháp luật đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng để đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ cho từng ngân hàng cũng như toàn bộ ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân. Vì lẽ đó các điều kiện này chúng ta phải thực hiện một cách tốt nhất. Do đó, ông kiến nghị: "Tất nhiên về phía ngân hàng chúng tôi mong muốn các ngân hàng phải tích cực chủ động cho vay theo dòng tiền, cho vay theo các hợp đồng, các kế hoạch sản xuất kinh doanh để từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Nhưng nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp có sự chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ về hợp đồng sản xuất kinh doanh,… từ đó có được hoạt động để đầu tư tốt nhất và chúng ta sẽ có được kế hoạch và vay nợ phù hợp"

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ khó đáp ứng được các tiêu chí về phương án kinh doanh, hệ thống tài chính kế toán, phương án tính toán dòng tiền khi tham gia vay. Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng điều kiện này không được thay đổi thì doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn theo góc độ tín chấp hoặc tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai từ sản xuất kinh doanh.

Do đó, sẽ chỉ có một không gian nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng là vay có tài sản đảm bảo. Nhưng trong tài sản đảm bảo thì dây chuyền công nghệ thường khó định giá. Khi phải phát mại hay định giá tài sản cũng không đảm bảo được vốn vay. Như vậy, không gian dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng chật chội.

Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

Phân tích tiếp về tài sản bất động sản như nhà xưởng, đất đai, TS Tô Hoài Nam thẳng thắn chỉ ra đây là một trong những điều mà doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó đáp ứng. Từ những lý do trên, ông đưa ra đề xuất: "Tôi nghĩ đầu tiên là về mặt quy định thì ngân hàng phải nâng cao năng lực đánh giá thẩm định phương án kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa để làm sao hiểu được tính khả thi trong từng phương án kinh doanh. Thứ 2 là quan tâm nhiều hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tức là có đầu ra đầu vào ổn định hiện đại văn minh. Thứ 3 là ngân hàng tập trung vào nhiều hơn bảo lãnh của doanh nghiệp đầu mối. Cố gắng làm sao giảm thủ tục hành chính, tôi muốn nói thủ tục hành chính nội bộ của ngân hàng chứ không nói quy định thủ tục hành chính của nhà nước. Các thủ tục hành chính của ngân hàng phải đc tiếp tục thiết giảm, phải nhanh hơn, đáp ứng tính yêu cầu cấp bách của các doanh nghiệp có nhu cầu vốn".

Việc yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ đáp ứng đủ điều kiện cho vay là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi cơ chế khác thì TS Tô Hoài Nam cho rằng nên mở rộng các kênh gọi vốn khác, các định chế khác. Chẳng hạn như quỹ đầu tư rủi ro, quỹ bảo lãnh tín dụng, tăng cường quy mô cho quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những định chế tài chính đó đã có trong chính sách nhưng cần thúc đẩy nó hoạt động hiệu quả hơn nữa.

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích, năm 2018 chúng ta đã có Nghị định 34 về quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Nhưng vốn điều lệ rất nhỏ, không đủ sức để bảo lãnh hết cho các doanh nghiệp tại địa phương. Do vậy, ông đề nghị giải pháp là thành lập Quỹ tín dụng quốc gia: "Giải pháp là Chính phủ phải thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia, vốn điều lệ không chỉ 200 tỷ như quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương mà phải lên tới hàng nghìn tỷ thậm chí 10 nghìn tỷ để có thể bảo lãnh cho doanh nghiệp toàn quốc. Khi quỹ bảo lãnh tín dụng đó bảo lãnh cho các ngân hàng thì họ mới mạnh tay hơn cho các doanh nghiệp vay, tức là họ có thể sử dụng được vốn lưu động huy động từ người dân để có thể cho vay ra một cách hiệu quả hơn. Nếu chúng ta có một quỹ bảo lãnh quốc gia như vậy thì có thể giúp rất nhiều doanh nghiệp, giúp cho ngành ngân hàng và cuối cùng là nền kinh tế vĩ mô". 

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 vừa qua, nhiều ý kiến của doanh nghiệp mong muốn giảm lãi suất, được nới hạn mức tín dụng. Đặc biệt, là công khai các mức lãi suất ưu đãi.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng cần gửi đường dẫn (link) của chuyên mục công bố các loại lãi suất về Ngân hàng Nhà nước trước ngày 1/4, nếu thay đổi đường dẫn thì phải cập nhật trong 2 ngày làm việc.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm nay giảm 1,12% so với cuối năm 2023, việc công khai lãi suất cho vay là một trong những giải pháp để doanh nghiệp, người dân yên tâm vay vốn, qua đó cải thiện tăng trưởng tín dụng trong những tháng tiếp theo.

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Thế Hiển bày tỏ quan điểm: "Ngân hàng nhà nước bắt công bố như vậy để bảo đảm lãi suất của các ngân hàng không đánh lận con đen, không mập mờ từ cho vay trả góp căn hộ, cho vay tiêu dùng rồi cho vay doanh nghiệp thì cái đó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận lãi suất tốt hơn tránh bị cộng thêm lãi suất cao bất hợp lý".

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc công bố chỉ là mặt bằng chung lãi suất của từng ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay trong thực tế còn tuỳ thuộc các điều kiện theo từng trường hợp: "Rõ ràng đây là 1 trong những biện pháp NHNN yêu cầu giúp cho hoạt động tín dụng trong nền kinh tế trở nên rõ ràng và dễ tiếp cận với các doanh nghiệp. Tất nhiên  lãi suất cho vay cụ thể phụ thuộc vào uy tín tín dụng của các chủ thể vay. Và đó cũng là yêu cầu của tín dụng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường".

Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu phân tích đây là điều cần thiết để doanh nghiệp tìm đến ngân hàng có mức lãi suất phù hợp. Tuy nhiên, để giúp doanh nghiệp có thể so sánh được các mức lãi suất thì cần một biểu mẫu chung từ ngân hàng nhà nước: "Cái mà tôi đề nghị với NHNN là đưa ra biểu chung như loại tín dụng thế chấp, tín chấp; thời hạn, các loại tín dụng như để bổ sung vốn lưu động, hoặc đầu tư trang thiết bị trung và dài hạn để các ngân hàng công bố theo đúng công thức của NHNN thì sẽ có lợi cho nền kinh tế và các doanh nghiệp có thể xem ngân hàng nào có những loại lãi suất hoặc thời hạn cho vay, hoặc loại tín dụng nào phù hợp cho mình nhất thì điều đó rất lợi cho doanh nghiệp".

Yêu cầu các ngân hàng thương mại công bố biểu lãi suất là một trong những cách giúp minh bạch thị trường cho vay, giảm bớt việc phải “áo gấm đi đêm”. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã đề xuất, để khơi được dòng vốn tín dụng ra nền kinh tế cần thúc đẩy các định chế tài chính khác đã có sẵn trong luật. Hiện thực hoá mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp và ngân hàng có thể gặp được nhau một cách tốt nhất mà vẫn đảm bảo an ninh an toàn hệ thống tài chính tiền tệ./.

Như Ngọc, Thùy Linh /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bệnh hiểm nghèo sẽ được lên thẳng tuyến trên, có gia tăng quá tải?

Bệnh hiểm nghèo sẽ được lên thẳng tuyến trên, có gia tăng quá tải?

Từ ngày 01/7/2025, người bệnh mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... sẽ được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành, vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Vỉa hè 'đau khổ' bậc nhất Hà Nội được lát lại, sẽ không còn cảnh 'cõng' ô tô?

Vỉa hè "đau khổ" bậc nhất Hà Nội được lát lại, sẽ không còn cảnh "cõng" ô tô?

Sau nhiều năm đánh mất chức năng chính và bị tận dụng làm chỗ đỗ ô tô, vỉa hè xung quanh công viên Tuổi Trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang được chỉnh trang, lát lại gạch.

Từ 2025, cấp đổi GPLX sẽ thực hiện như thế nào?

Từ 2025, cấp đổi GPLX sẽ thực hiện như thế nào?

Kể từ năm 2025, việc cấp, đổi và thu hồi giấy phép lái xe tại Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Tăng cường kết nối giúp người dân đi lại  bằng metro thuận tiện hơn

Tăng cường kết nối giúp người dân đi lại bằng metro thuận tiện hơn

Chiều 12/12, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM (HURC1) và Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) chính thức ký kết biên bản ghi nhớ nhằm góp phần thúc đẩy giao thông thông minh tại TP.HCM trong bối cảnh tuyến metro số 1 sắp đi vào vận hành.

Công an xã được tuần tra, xử lý trên các tuyến đường nào?

Công an xã được tuần tra, xử lý trên các tuyến đường nào?

Từ 1/1/2025, Thông tư 73/2024/TT-BCA chính thức có hiệu lực, quy định rõ về nhiệm vụ của công an xã trong việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông.

Vì sao tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai chậm khắc phục hư hỏng?

Vì sao tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai chậm khắc phục hư hỏng?

Gần đây VOV Giao thông nhận được phản ánh của nhiều bác tài thường xuyên lưu thông trên cao tốc Hà Nội – Lào Cai về tình trạng nhiều vị trí mặt đường hư hỏng, lồi lõm và hằn lún vệt bánh xe, lún võng đường dẫn các đầu cầu, nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao.

Ô tô đậu tràn lan dưới lòng đường ở trung tâm TP.HCM

Ô tô đậu tràn lan dưới lòng đường ở trung tâm TP.HCM

Thời gian qua, nhiều thính giả phán ánh và bày tỏ bức xúc trước tình trạng ô tô đậu tràn lan dưới lòng đường ở trung tâm TP.HCM gây cản trở giao thông, ùn ứ vào giờ cao điểm. Đáng nói tình trạng này đã diễn ra thời gian dài nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.