TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia (UB ATGTQG) là đại diện cho cơ quan ATGT quốc gia duy nhất được báo cáo tại Hội nghị công bố Báo cáo an toàn đường bộ toàn cầu diễn ra tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, Geneva, Thuỵ Sĩ ngày 13/12/2023.
Tại Hội nghị, Uỷ ban ATGT Quốc gia được mời phát biểu về mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan chỉ đạo liên ngành về bảo đảm an toàn giao thông. Hội nghị đánh giá cao cam kết mạnh mẽ, sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đối với công tác bảo đảm TTATGT nói chung và bảo đảm ATGT đường bộ nói riêng.
Trong khuôn khổ UNRSC 2023, sáng 13/12/2023, Tổ chức Y tế thế giới đã chính thức công bố Báo cáo ATGT Đường bộ toàn cầu 2023 trong đó tổng kết những thành tựu chính của Kế hoạch hành động toàn cầu Thập kỷ vì an toàn giao thông đường bộ lần thứ nhất (2011-2020); công bố số liệu nạn nhân tử vong do TNGT đường bộ toàn cầu năm 2021; những thay đổi về thể chế, chính sách về ATGT của các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc; dữ liệu cơ sở để so sánh, kiểm chứng và đánh giá kết quả cho của Kế hoạch hành động toàn cầu Thập kỷ vì an toàn giao thông đường bộ lần thứ hai (2011-2020).
Tại Lễ công bố, Đại diện WHO đã chúc mừng Việt Nam là 1 trong số 45/193 quốc gia thành viên có tỷ lệ nạn nhân tử vong do TNGT đường bộ giảm trên 30% trong giai đoạn 2011 - 2020. Theo tính toán của WHO, tỷ lệ số người tử vong trên của Việt Nam đã giảm từ 25.4 người/100.000 dân vào năm 2010 xuống còn 17.7 người/100.000 dân vào năm 2021 (giảm 43,5%).
Theo yêu cầu của ban tổ chức buổi lễ, đại diện Uỷ ban ATGT Quốc gia đã phát biểu và nêu rõ: “Những kết quả mà Việt Nam dành được trong công tác bảo đảm ATGT đường bộ nói riêng và bảo đảm TTATGT nói chung trong giai đoạn 2010-2020 có được từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị dưới dự lãnh đạo của Đảng.
Trong 10 năm qua, Chỉ thị 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, chính là cơ sở chính trị quan trọng nhất, là động lực trung tâm để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện các giải pháp về bảo đảm ATGT.
Quán triệt tinh thần của Chỉ thị 18, cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các cơ quan, đoàn thể, lực lượng khác nhau về bảo đảm ATGT thống nhất nhận thức rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và bản thân mình trong thực hiện nhiệm vụ.
Cả hệ thống chính trị và nhân dân đồng lòng nhất trí, quyết tâm thực hiện nghiêm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dưới dự giam sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, cùng với sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, Việt Nam đã giành được những kết quả đáng khích lệ về bảo đảm ATGT trong giai đoạn vừa qua.”
Nói về những định hướng của Việt Nam để thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu Thập kỷ vì an toàn giao thông đường bộ lần thứ hai (2011-2020), đại diện Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết: “Bước vào giai đoạn 2021-2030, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XIII đã tổng kết Chỉ thị 18 và Ban hành Chỉ thị 23-CT/TW ngày 4 tháng 5 năm 2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới với những quan điểm, mục tiêu và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm TTATGT phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Đặc biệt, triển khai Chỉ thị 23 , trong năm 2023 và 2024, Việt Nam sẽ xây dựng và ban hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn thiện hệ thống các quy định về quy tắc giao thông, hành vi tham gia giao thông, an toàn kỹ thuật phương tiện, an toàn trong hoạt động vận tải cũng như công tác chỉ huy, điều khiển hoạt động giao thông, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT, giải quyết tai nạn giao thông tiệm cận với thông lệ quốc tế….
Luật sẽ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan chủ trì chung, cơ quan chủ trì về chuyên môn, cơ quan phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ. Luật mới sẽ tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc, toàn diện để tổ chức thực hiện một cách hiệu lực, hiệu quả các chính sách, giải pháp bảo đảm TTATGT đường bộ trong giai đoạn tới”.
Đại diện Uỷ ban ATGT Quốc gia cũng thông báo tới Hội nghị “Từ năm 2021, Bộ Công an đã thực hiện chủ trương đưa công an chính quy về xã, như vậy lực lượng trực tiếp làm công tác thực thi pháp luật về TTATGT sẽ có ở cả 4 cấp, từ trung ương, tỉnh, huyện đến xã. Đây sẽ là sức mạnh mới để Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong tình hình mới!”
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.