Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo ghi nhận của PV VOV Giao thông, tại cổng các trường học trên địa bàn HN đa số học sinh và phụ huynh đã chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho con em khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, tại cổng các trường THPT không khó để bắt gặp học sinh điều khiển xe máy, xe điện tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, chở ba chở bốn, lạng lách đánh võng hoặc đi ngược chiều bất chấp hiểm nguy; thậm chí một số trường hợp phụ huynh chở con phía sau cũng không đội mũ bảo hiểm.
Khi bị lực lượng cảnh sát giao thông tạm dừng phương tiện, xử lý vi phạm thì nhiều học sinh và phụ huynh viện đủ lý do để biện minh cho hành vi vi phạm của mình:
"Cháu đi học vội quá nên không mang mũ, cháu đang bị muộn học rồi, cháu biết là sai rồi nhưng do vội quá nên quên mất chứ hôm nào đi cháu cũng đội mũ."
"Hôm nay cháu dậy muộn, cháu vội nên cháu quên không đội mũ bảo hiểm."
"Hôm nay bố con tôi dậy muộn, 7h15 cháu phải vào trường, hai bố con vội vàng đi nên đã quên đội mũ."
Đại úy Phùng Đức Hiếu, Đội CSGT đường bộ số 1, Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội cho biết: trong tháng 9 này Đội CSGT đường bộ số 1 phối hợp với các trường trên địa bàn tổ chức 6 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT và các kĩ năng lái xe an toàn cho học sinh từ cấp tiểu học tới THPT.
Đồng thời Đội CSGT đường bộ số 1 còn bố trí lực lượng tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự ATGT. Mục tiêu nhằm nâng cao kiến thức về ATGT cho học sinh, hạn chế vi phạm, tai nạn và ùn tắc giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông từ trên ghế nhà trường.
"Xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến học sinh đơn vị chúng tôi đã triển khai xử lý các lỗi trọng điểm như: Không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành tín hiệu giao thông, chở quá số người, lạng lách đánh võng. Đặc biệt là hành vi giao phương tiện cho người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện. Mục tiêu là giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong nhà trường, chúng tôi kiên quyết triển khai trong suốt năm học chứ không riêng gì đợt cao điểm này", Đại úy Phùng Đức Hiếu cho biết
Trung tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 4, Phòng CSGT, Công an thành phố HN cho biết: Thực hiện tháng cao điểm về ATGT và tiếp tục triển khai Chỉ thị 31 về tăng xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến học sinh, triển khai các mô hình cổng trường an toàn, Đội CSGT đường bộ số 4 đã tập trung tuyên truyền tại các nhà trường xuyên suốt cả năm học. Đồng thời kiên quyết xử lý các vi phạm liên quan đến học sinh, phụ huynh học sinh vi phạm trật tự ATGT.
Lý giải về tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về TTATGT tái diễn sau mỗi đợt ra quân, Trung Tá Nguyễn Tuấn Anh nêu quan điểm: "Qua nhiều năm làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT và xử lý các hành vi vi phạm tôi thấy so với trước đây thì các hành vi vi phạm như không đội mũ bảo hiểm và các vi phạm khác đã giảm nhiều. Tuy nhiên vẫn tái diễn là do sự quản lý của gia đình, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có lúc có nơi chưa phát huy hết hiệu quả. Tôi khuyến cáo các phụ huynh học sinh không giao phương tiện cho con em khi chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông."
Thực hiện chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đối với học sinh, từ ngày 5/9/2024 đến nay, Phòng CSGT Hà Nội đã phối hợp với Công an cơ sở, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố tổ chức 18 buổi học ngoại khoá, tuyên truyền pháp luật về TTATGT cho gần 23.000 học sinh các cấp và hàng nghìn giáo viên.
Đồng thời xử lý 785 trường hợp học sinh vi phạm, tạm giữ 427 phương tiện các loại, phạt tiền khoảng 400 triệu đồng. Các vi phạm điển hình là không đội mũ bảo hiểm, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện và giao xe cho người chưa đủ điệu kiện…
Trong đó, 10 Tổ công tác đặc biệt xử lý 425 trường hợp học sinh vi phạm TTATGT, tạm giữ 161 phương tiện, riêng vi phạm về đội mũ bảo hiểm 352 trường hợp.
Trong dịp này ngoài việc tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT tại nhà trường, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội còn thường xuyên bố trí lực lượng tại các cổng trường để phân luồng, chống ùn tắc và nhắc nhở học sinh chấp hành đúng các quy định của pháp luật về TTATGT. Với mục tiêu nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, đồng thời nêu cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc bảo đảm TTATGT cho học sinh các cấp học.
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Dù giảm xuống còn 2.652 USD/ounce, nhưng giá vàng đã tăng gần 15% chỉ tính riêng trong quý III.
Hai công trình giao thông trọng điểm ở cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP.HCM là dự án cầu Nam Lý, TP.Thủ Đức và dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM đang trong những ngày nước rút hoàn tất để bắt đầu thông xe trong tuần này.
Đầu tư tàu đường sắt tốc độ cao 250km/h chi phí sẽ thấp hơn vận tốc 350km/h, nhưng nếu muốn nâng cấp lên 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả. Hơn nữa, đường sắt tốc độ 350km/h sẽ hấp dẫn và dễ thu hút hành khách sử dụng phương tiện này.
Chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ buổi sáng 01/10 đã có 31 trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, tạm giữ hàng chục phương tiên, trong đó có cả phụ huynh chở con ko đội MBH...
Để có thể nhanh chóng giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sớm tái sản xuất, từng bước phục hồi sau bão, Chính phủ đã chỉ đạo kịp thời các Bộ, ngành liên quan có những giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em đúng cách có thể giảm 70-90% nguy cơ chấn thương, tử vong. Tuy nhiên, sử dụng dây đai an toàn của người lớn (dây đai an toàn 3 điểm trên xe ô tô) cho trẻ em khi trẻ chưa đủ chiều cao cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương.