Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Về thăm làng đan mê bồ trăm năm vang bóng

Nhật Minh: Thứ tư 18/10/2023, 15:23 (GMT+7)

Với nhiều bà con miền Tây thì mê bồ là sản phẩm rất đỗi quen thuộc. Từ mê bồ để chứa lúa của nhà nông xưa đến làm vách nhà thời mới ra riêng còn nhiều gian khó. Mê bồ thông dụng đến nỗi, hầu như nhà nào cũng có.

Công việc đan mê bồ theo đó cũng giúp bà con tại nhiều địa phương ăn nên làm ra, dần dà, hình thành những làng nghề nổi tiếng. Chuyên mục Người cũ cảnh xưa hôm nay mời quý thính giả cùng xuôi miền Hậu Giang, tìm về thị xã Long Mỹ để nghe nhịp thở của nghề đan mê bồ trăm năm, trải lòng với những bà con còn nặng nợ với nghiệp cha ông.

Tìm về xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, chúng tôi được bà con giới thiệu ghé thăm những hộ đan mê bồ truyền thống của địa phương. Mê bồ là tên gọi của sản phẩm thủ công được làm từ cây tre, cây trúc hoặc cây nứa được người thợ chẻ ra thanh dài, và đan kết lại thành tấm lớn với kích thước được định sẵn. Sản phẩm có độ bền khá cao nên không quá khó hiểu vì sao nó được nhiều người ưu chuộng. Cách đây hàng chục năm, mê là vật dụng dễ dàng bắt gặp nếu ghé thăm bất kỳ ngôi nhà nào ở miền Tây, đặc biệt là Hậu Giang.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Đỗ Thị Lẹ ở xã Long Trị A, cho hay, từ lúc chị lớn lên đã thấy gia đình và bà con trong xóm theo nghề. Và cứ như vậy, tuổi thơ của chị gắn liền với tiếng chẻ trúc, tiếng đan mê bồ và không khí rộn ràng của làng nghề thời hoàng kim.

Chị Lẹ nhớ lại: "Ông nội ở nhà làm rồi cha mẹ làm rồi mình nhỏ nhỏ vầy nè, cái mình vót nan cong, cái từ từ quen quen cái mình làm luôn. Bây giờ ông bà, cha mẹ mất hết thì mình cũng làm luôn. Có đủ cỡ hết trơn hà. 1m1x6m8, còn 1m1x5m là ruột, còn 8 tấc là 6m8, 5 tấc cũng có nữa. Nếu mà người ta là dựng vách thì người ta đặt cỡ nào mình là cỡ đó".

Nghề đan mê bồ ở xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có tuổi đời hơn trăm năm.(Ảnh: Nhật Minh)

Nghề đan mê bồ ở xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có tuổi đời hơn trăm năm.(Ảnh: Nhật Minh)

Theo nghề từ nhỏ, nên chỉ cần nhìn sơ qua cây trúc là chị Lẹ của thể tính chẻ được bao nhiêu thanh trúc. Trước đây, các công đoạn đều làm thủ công. Còn bây giờ, nhiều hộ có điều kiện đã mua máy để hỗ trợ việc chẻ trúc, từ đó, năng suất cũng tăng hơn.

Chị Lẹ bộc bạch: "Nếu mà có nan đan thì cỡ 3 tiếng rồi 1 miếng. Một ngày nếu mà đan cỡ 2 miếng. nếu học chắc lâu à. Tại vì mấy người không biết vót biết đồ đó đan khó lắm. Tại trong nghề thì nó dễ chứ khó cái chẻ nan á. Đan thì nó dễ. Một cây trúc chẻ ra nhiều miếng vậy đó, mỗi 1 miếng vót ra nhiều lớp.1 cây trúc cong thì chẻ ra được 7 miếng, 8 miếng. Bự nữa thì 10 miếng. Nếu mà cái nào mình đan rồi, mình dựng ra nắng. Nhưng mà trúc mà mình đem về phơi khô khó chẻ lắm".

Để hoàn thành một sản phẩm mê bồ hoàn chỉnh, phải trải qua nhiều công đoạn, được phân việc rõ ràng, mỗi việc đều có cái khó riêng. Thông thường, cánh đàn ông có sức khỏe thì đảm nhận chẻ trúc, vót nan. Đàn bà thì đương mê bởi bàn tay khéo léo.

Bà Lê Thị Đen, người dân làng nghề chia sẻ: "Mình biết thì chẻ nó dễ, còn không biết thì khó, nó lải. Ăn thua là cái tay của mình nó ngay vậy đó. Chẻ này cầm bao tay không có được. Vót là có cái bao tay. Cái này cực lắm! Hồi lúc mà chưa biết đứt tay dữ lắm, xuống nước nó rát. Nhưng mà ráng, tại vì cái nghề đó đâu còn cái nghề nào đâu nên ráng làm vậy đó. Đương siết siết, mình làm tối ngày cỡ 10-11 giờ mới ngủ có thể là 1 ngày 2 mê. Một tháng cũng đỡ đỡ".

Nghề đan mê bồ đã giúp nhiều gia đình xã Long Trị A trở nên khấm khá. Những tấm mê bồ từ đây đi muôn nơi, khi thì làm bồ chứa lúa, khi thì làm vách, cửa nhà. Theo những người vẫn bám trụ với nghề đến nay, hiện mê bồ đang được thị trường ưa chuộng trở lại, chủ yếu phục vụ công trình tấn mé, dùng để phơi khô, phơi mứt mùa tết…Do là nghề thủ công, không bị bó buộc thời gian, nên cứ lo xong việc nhà là có thể bắt tay vào việc.

Bà Trần Thị Thanh, cho hay: "Mười mấy hai chục năm rồi, hồi đó giờ đương không đó. Có chồng về đây là bắt đầu tập đương. Hồi ở bên nhà thì chưa có biết, về đây thấy xóm ai cũng đương nên tập đương. Hồi đó, người ta tới nhà mua, giờ mình kiếm người đi bán, mỗi người một khâu vậy đó. Tôi hồi đó giờ không có biết chẻ".

Mấy năm nay, có lúc giá cả thấp, nguồn nguyên liệu khan hiếm, có khi tìm ở tận xa mới có nguồn nguyên liệu. Lắm lúc, tính ra lỗ chi phí nên số người bám trụ với nghề chẳng còn bao nhiêu. Trẻ con bây giờ cũng ít mặn mà với công việc truyền thống này.

Chị Lẹ bày tỏ: "Chắc cái nghề này nữa mai một nghỉ luôn, giờ sao không thấy. Hồi nhỏ nhỏ tụi em chẻ nan cong ra mướn tụi nó róc 500-1000 đồng/ bó. Bây giờ dễ gì, kêu nó không làm. Bây giờ nó học không hà, không có phụ mình róc như hồi đó. Buồn, em mới nói mấy thiếm đó đó. Trời, chừng nữa mình già mình nghĩ chắc hết ai mua. Bây giờ mấy đứa nhỏ nó không phụ chứ hồi đó không có đâu. Chẻ nan cong nhe. ở xóm 3,4 đứa rủ lại 1 bó nan cong mấy ngàn chia ra ăn bánh, còn bây giờ không có".

Dù là nghề phụ, nhưng không vì thế mà bà con phụ nghề. Nhà có trên 2 công đất trồng trúc, làm nguyên liệu để đương mê bồ. Bà Lê Thị Thứ, người có trên 50 năm giữ nghề cho biết: “Bà trồng trúc, bây giờ bà năm vậy bà đốn vô bà đương vậy hà, đốn đương hoài vậy hà. Chứ giờ già cả rồi đi mua đâu giờ. Cực lắm, đốn rồi róc, rồi đem về nhà chẽ, rồi vót, đương, đủ chuyện hết. Hồi đó, xóm này làm cũng 5-7 người, mần cũng vui lắm chứ bây giờ trúc cũng mắc, đi mua khó khăn nên ít người ta mần lắm. Mần nghề này nói chung lời meo lắm cháu ơi”.

Theo dòng chảy thời gian, ngày nay, hầu hết nông dân sau khi thu hoạch, đều có kho chứa lúa hoặc cho vào bao không còn cảnh be bồ chứa lúa như ngày xưa nên nhu cầu sản phẩm này không còn nhiều như trước. Dẫu vậy, sức sống của mê bồ vẫn còn đó, giờ, người ta dùng nó để lót sàn xà lan trong chuyên chở lúa, phơi khô, phơi hủ tíu, phơi sấy trái cây, bánh tráng, … Theo đơn đặt hàng, các sản phẩm mê bồ được các thương lái đến tận nơi thu gom hàng không phải chuyên chở đi các nơi để bán nữa.

Hậu Giang là một trong những địa phương có nhiều làng nghề nổi tiếng. Tuy nhiên, với sự chọn lọc của thời đại, cũng như những nghề khác, nghề đan mê bồ cần lắm những sự đổi thay để thích nghi với tình hình mới, vừa là cách làm mới mình, vừa là cách để gìn giữ truyền thống mà các bậc tiền nhân.

Để phát huy các giá trị mang lại từ các làng nghề truyền thống, trong đó có làng nghề đan mê bồ ở xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, Hậu Giang đã triển khai Nghị định số 52 ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đến các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, xây dựng Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 23 ngày 23 tháng 12 năm 2019. Hy vọng với chính sách này cùng quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống của người dân sẽ tạo nên “cú hích” mới cho làng nghề phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nông nghiệp - nông thôn. 

 

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Tổ công tác liên ngành CSTT, TTGT phối hợp ghi hình, phạt tiền chủ bãi xe không phép, đồng thời giao chính quyền địa phương giám sát tái vi phạm trên địa bàn.

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

“Anh Trọng giản dị lắm”

“Anh Trọng giản dị lắm”

Phố Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là khu vực có 2 căn hộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình sinh sống.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18 giờ hôm nay (25/7), Ban tổ chức Lễ tang đã tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, phố Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.