Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nên biết

Về đề xuất ưu đãi ô tô điện: Cần thận trọng, nên tập trung chuyển đổi phương tiện công cộng

Chu Đức: Thứ ba 08/08/2023, 10:58 (GMT+7)

Mức trợ giá hay có thể coi như giảm giá khoảng 20 triệu đồng, hay 1.000 USD, so với giá trị của một chiếc ô tô thì không lớn. Với mức trợ giá như vậy, khó có thể tác động vào ý thức lựa chọn của người dân khi mua ô tô chạy xăng dầu hay chạy điện.

  

Xe điện được đề xuất nhiều ưu đãi và quyền ưu tiên khi tham gia giao thông trong nội đô, chuyên gia giao thông nói cần thận trọng

Xe điện được đề xuất nhiều ưu đãi và quyền ưu tiên khi tham gia giao thông trong nội đô, chuyên gia giao thông nói cần thận trọng

Bộ GTVT vừa có báo cáo Chính phủ về đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe ô tô điện. Trong đó, bên cạnh ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, phí, lệ phí trước bạ, Bộ GTVT cũng đề nghị trợ cấp cho người dân một khoản tiền hỗ trợ khi mua xe ô tô điện để chuyển dịch hành vi tiêu dùng từ xe ô tô chạy xăng, dầu sang xe ô tô điện khoảng 1.000 USD/xe". Điều này được cho là phù hợp với Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và mê-tan của ngành GTVT.

Xung quanh đề xuất này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với Chuyên gia giao thông, TS. Phan Lê Bình:

PV: Thưa ông, liệu mức trợ giá 1000 USD/xe với người tiêu dùng xe điện như đề xuất có đem lại sự đột phá trong quá trình chuyển đổi hành vi tiêu dùng từ xe xăng dầu sang xe điện?

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình: Trước hết, cảm nhận của tôi thì cho rằng, mức trợ giá hay có thể coi như giảm giá khoảng 20 triệu đồng, hay 1000 USD, so với giá trị của một chiếc ô tô thì nó không lớn. Với mức trợ giá như vậy, tôi e là khó có thể tác động vào ý thức lựa chọn của người dân khi mua ô tô chạy xăng dầu hay chạy điện.

Một điều nữa tôi rất quan tâm, đó là lý do tại sao Nhà nước phải trợ giá 1000 USD đó cho các xe chạy điện? Cũng phải thừa nhận xe chạy điện có ưu điểm là không phái thải ra môi trường khí thải độc hại, nhưng cần chú ý đó là khi chúng vận hành, lưu thông trên đường. Nó không đồng nghĩa là khi chúng ta sản xuất ra điện thì không phát thải ra khí CO2 hay các khí thải độc hại khác ở nguồn phát điện.

Cho nên, khó có thể nói xe chạy điện ưu thế hơn nhiều so với xe chạy xăng. Tôi thấy rằng, lý do tại sao trợ giá cho xe điện, nó chưa rõ ràng trong đề xuất này.

PV: Xu hướng chuyển dịch sang xe điện đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết tại Việt Nam, theo ông điều gì là trở ngại nhất với xu hướng này?

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình: Trước khi nói việc chuyển đổi mạnh mẽ từ xe xăng sang xe điện, tôi rất băn khoăn nguồn điện của chúng ta lấy từ đâu. Những ngày hè vừa qua, một số thành phố đã lâm vào tình trạng thiếu điện (dù không nhiều), ở một số thành phố lớn như Hà Nội chấp nhận cắt điện thời gian ngắn trong ngày để giảm phụ tải.

Nếu hàng triệu xe chuyển từ chạy xăng sang chạy điện, thì phụ tải điện lớn như vậy, làm sao ngành năng lượng của chúng ta đáp ứng được. Tôi chưa thấy câu trả lời. Hiện 40% sản lượng điện ở nước ta vẫn từ nhiệt điện (đốt than hoặc đốt dầu). Chúng ta dùng năng lượng điện đó phục vụ xe chạy điện, như vậy xe điện sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch thì nó có thực sự sạch hay không?

Bản thân chúng ta chưa có được nguồn năng lượng sạch. Quy hoạch điện mới nhất định hướng đến 2050 thì sẽ chuyển hoàn toàn sang nguồn năng lượng sạch. Còn 27 năm nữa tới thời hạn, mà chúng ta vội vã tìm cách chuyển ồ ạt sang xe điện thì có đóng góp cho việc sạch hoá năng lượng, đảm bảo mục tiêu phát thải zero hay không?

Bên cạnh đó, hạ tầng trạm sạc hạ tầng trạm sạc hiện cũng khá hạn chế. Nếu muốn triển khai rộng, rất cần bố trí thêm trạm sạc ở trung tâm thương mại, công sở, để người dân có thể phân tán được phụ tải sạc điện trong ngày. Nếu người ta tập trung sạc ở nơi sinh sống vào ban đêm thì cũng là trở ngại cho ngành điện.

PV: Có thể thấy, việc trợ giá và giá bán thì sẽ phải theo nhu cầu thị trường, người tiêu dùng thấy hợp lý mới tiêu thụ. Ông đánh giá thế nào về đề xuất tăng quyền ưu tiên tham gia giao thông đối với xe ô tô điện khi hoạt động trong khu vực đô thị, vùng lõi đô thị; ưu tiên đỗ xe (chỗ, giá), giờ cao điểm?

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình:  Tôi không nhìn thấy lý do gì phải ưu tiên cho xe chạy điện trên mặt đường cả. Nếu ưu tiên, chúng ta cần ưu tiên cho xe buýt, dù chạy diesel, xăng hay điện.Cứ là phương tiện công cộng thì chúng ta ưu tiên.

Mặt khác, với xe taxi, hiện chúng ta đã có khá nhiều. Đây là một dạng phương tiện giao thông công cộng, nhưng khả năng chuyên chở của nó khá ít. Ở một số nước châu Âu có làn hỗn hợp ưu tiên cho xe buýt, taxi. Nhưng ở nước ta nếu ưu tiên cho taxi thì tôi e sẽ ảnh hưởng nhiều đến xe buýt.

Quan điểm của tôi là chỉ nên ưu tiên cho xe buýt, và không nên phân biệt gì giữa phương tiện chạy xăng và chạy điện.

Xin cảm ơn ông!

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro Bến Thành - Suối Tiên khai thác thử toàn tuyến như thế nào?

Metro Bến Thành - Suối Tiên khai thác thử toàn tuyến như thế nào?

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức bắt đầu giai đoạn vận hành thử toàn tuyến, với sự tham gia của gần 500 nhân sự. Giai đoạn thử nghiệm sẽ kéo dài đến hết ngày 17/11/2024.

Khi nhà cửa nhường chỗ cho đường lớn

Khi nhà cửa nhường chỗ cho đường lớn

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua Hóc Môn đi qua các xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì, Tân Hiệp. Sau khoảng 1,5 tháng triển khai quyết liệt, huyện Hóc Môn đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Đây được coi là tiến độ kỷ lục, sớm hơn 6 tháng so với yêu cầu của Thành phố.

Xe đạp công cộng sau 1 năm và cảm giác “thiếu thiếu”…

Xe đạp công cộng sau 1 năm và cảm giác “thiếu thiếu”…

Đã 1 năm kể từ khi xe đạp công cộng xuất hiện ở Hà Nội. Người đi làm hàng ngày bằng việc thuê xe đạp công cộng có đánh giá thế nào về loại hình phương tiện này? Nó có điểm tích cực gì và cần cải thiện về mặt nào?

Hà Nội: Không có chuyện học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng bị ngộ độc do uống sữa

Hà Nội: Không có chuyện học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng bị ngộ độc do uống sữa

Tối 14/10/2024, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội Đào Thị Hồng cho biết, UBND huyện đã có công văn gửi Cục Báo chí, các cơ quan thông tấn, báo chí khẳng định trên địa bàn huyện không xảy ra trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng sản phẩm sữa tươi và sữa chua.

4 thập kỷ “cứu” sách cũ giữa lòng Sài Gòn

4 thập kỷ “cứu” sách cũ giữa lòng Sài Gòn

Theo dòng thời gian, nhiều nghề thịnh suy lên xuống. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những con người luôn hoài niệm và hết mình gìn giữ nét xưa bằng niềm đam mê với nghề. Trong đó có những người như ông Võ Văn Rạng với hơn 40 năm vẫn miệt mài “cứu sống” những cuốn sách cũ.

Hàng trăm biệt thự ở Hà Nội bị bỏ hoang tăng giá, vì sao? (Phần 2)

Hàng trăm biệt thự ở Hà Nội bị bỏ hoang tăng giá, vì sao? (Phần 2)

Dù rơi vào tình trạng hoang vắng nhưng các biệt thự bị bỏ hoang ở Hà Nội vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về giá. Vì sao các biệt thự dù bị bỏ hoang nhưng giá vẫn cao? Và giải pháp nào ngăn chặn thực trạng này?

Đô thị đường sắt nên được tiếp cận như một cơ hội

Đô thị đường sắt nên được tiếp cận như một cơ hội

Tuyến đường sắt tốc cao không chỉ dự án đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực giao thông vận tải mà còn mở ra nhiều cơ hội khác để thúc đẩy phát triển trong đó có cơ hội quy hoạch lại hệ thống đô thị.