Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Hôm qua (26/12), Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô (Dự án đường vành đai 4) cùng đoàn công tác của Thành phố đã có buổi kiểm tra thực địa một số gói thầu Dự án đường vành đai 4, tại huyện Sóc Sơn, Mê Linh và Hoài Đức.
Sau buổi kiểm tra thực địa, đoàn công tác của Thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với 7 địa phương (Mê Linh, Sóc Sơn, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín) để nắm bắt tình hình triển khai dự án và tháo gỡ khó khăn cho các địa phương kịp thời.
Huyện Thường Tín đã thực hiện kiểm kê và ban hành các quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng cho dự án đường vành đai 4.
Tại buổi làm việc với đoàn công tác của thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh cho biết: "Huyện Thường Tín đã giải phóng và bàn giao 134,4 ha mặt bằng cho dự án để triển khai thi công. Hiện nay chỉ còn khoảng 2 gia đình với diện tích khoảng 300 m2 chưa nhận tiền bồi thường. Huyện Thường Tín đã ban hành Quyết định cưỡng chế trước 31/12/2023. Một gia đình cam kết bàn giao mặt bằng tự nguyện và còn 1 hộ gia đình có diện tích 150m2 dự kiến sẽ phải cưỡng chế vì đã vận động nhiều".
Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Mê Linh, Hà Nội) có chiều dài 11,2 km đi qua 3 thôn và 5 xã. Từ năm 2022, địa phương này đã hoàn thành việc di chuyển mộ.
Là địa phương có diện tích đền bù giải phóng mặt bằng về đất ở lớn nhất trong toàn dự án, nhưng theo ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, công tác giải phóng mặt bằng về đất ở vẫn chưa thể hoàn thành:
"Đến nay đã giải phóng mặt bằng bàn giao cho đơn vị thi công được 96%, phần mộ đã giải quyết từ cuối năm 2022. Diện tích đền bù giải phóng mặt bằng về đất ở của huyện Mê Linh là 7ha cho tổng số 428 hộ. Huyện đã thống nhất được phương án và tuần này sẽ phê duyệt phương án giá đất đầu đi và đầu đến, phê duyệt về đất ở và tài sản. Liên quan đến việc di chuyển công trình ngầm nổi điện trung thế, hạ ngầm, huyện Sóc Sơn đã lên phương án việc này và cam kết đến 30/3/2023 hoàn thành xong việc di chuyển", ông Tuấn cho biết.
Theo báo cáo về tình hình triển khai Dự án đường vành đai 4 của Ban Quản lý dự án giao thông thành phố Hà Nội, đối với dự án thành phần 1.1, đến nay, các địa phương đã phê duyệt và thu hồi 763,86/791,21ha, tăng 11,7% so với thời điểm ngày 25/6/2023. Trong đó, huyện Đan Phượng thu hồi được 70,3/72,4ha, huyện Hoài Đức thu hồi 228,22/239.63ha; quận Hà Đông 65,36/68,16 ha, huyện Thanh Oai 82,05/86,94 ha.
Ban quản lý dự án đã tiếp nhận mặt bằng 714,15/763,86 ha, đạt 93,49%, tổng số mộ chí đã di chuyển được 7.899/9.263 ngôi, đạt 85,27%. Các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm, xác nhận nguồn gốc ở, đặc biệt huyện Sóc Sơn và huyện Thường Tín đã hoàn thành công tác phê duyệt và thu hồi đất.
Báo cáo về công tác di chuyển hạ tầng kỹ thuật, ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông thành phố Hà Nội cho biết, ngày 18/12/2023, Ban quản lý dự án đã ký hợp đồng với nhà thầu di chuyển tuyến đường dây điện cao thế từ 110KV đến 500KV, dự kiến khởi công trong tháng 12/2023.
Về công tác di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, đã cơ bản hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn và công tác kiểm kê, kiểm đếm tài sản. Hiện đang trong quá trình thiết kế, thẩm định phương án di chuyển nhưng chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu triển khai thi công di chuyển ngoài hiện trường. Nếu công tác di chuyển công trình ngầm nổi bị chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công Dự án thành phần 2.1.
Hiện huyện Mê Linh (6,96ha), Đan Phượng (1,93ha), Hoài Đức (0,67ha), quận Hà Đông (0,95ha), huyện Thanh Oai (0,92ha) chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng mặt bằng đối với đất ở và di chuyển và công trình hạ tầng kỹ thuật. để bàn giao.
Ông Cường kiến nghị: "Các địa phương còn lại đẩy nhanh thủ tục xây dựng các khu tái định cư, xác định giá đất cụ thể đầu đi, đầu đến, phê duyệt phương án tạm cư để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Đề nghị các địa phương hoàn thành di chuyển mộ trước tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Công tác di chuyển hạ tầng kỹ thuật,công trình ngầm nổi: phấn đấu hoàn thành di chuyển các tuyến điện trung, hạ thế, hệ thống thông tin, cấp nước, xong trước 30/4/2024, phấn đấu hoàn thành di chuyển các tuyến điện cao thế từ 110KV đến 500KV trong năm 2024".
Bên cạnh đó, đường găng của dự án là công tác xử lý nền đất yếu, đắp gia tải, chờ lún và dỡ tải để thi công nền mặt đường (thời gian thi công từ 6-9 tháng). Ông Cường đề nghị UBND các quận, huyện có phạm vi xử lý đất yếu như Hà Đông, Thanh Oai sớm bàn giao toàn bộ 100% mặt bằng, làm cơ sở để Ban Quản lý dự án giao Nhà thầu thi công triển khai thi công, đảm bảo đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án.
Sau khi trực tiếp kiểm tra tiến độ các gói thầu dự án và lắng nghe ý kiến từ các địa phương, các Sở, ban ngành và các nhà thầu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4- Vùng Thủ Đô nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án vành đai 4 và đề nghị các địa phương quyết tâm thực hiện:
"Đây là dự án trọng điểm quốc gia cũng dự án trọng điểm của thành phố, là dự án có thể nói đầu tiên chúng ta triển khai một cách đồng bộ nhịp nhàng, kể cả trong hệ thống chính trị của thành phố, kể cả hệ thống chính trị của các tỉnh có liên quan như Hưng Yên, Bắc Ninh, cho nên bước đầu kết quả tương đối tốt.
Tuy nhiên hiện vẫn còn một số điểm nghẽn ảnh hưởng đến dự án 2.1, nhất là thu hồi đất và bàn giao mặt bằng cho đất ở. Về mặt cơ bản, hiện mới Thường Tín và Sóc Sơn, còn lại 5 quận, huyện của chúng ta còn đang quá trình triển khai thực hiện, như các đồng chí đã cam kết là tập trung cao độ, 30/3/ 2024 cơ bản phải xong. Trong quá trình triển khai có thể có chính sách đặc thù, chính sách tạm cư nếu cần thiết, quyết tâm không ảnh hưởng mặt bằng để thi công, để đảm bảo tiến độ thi công đường song hành", Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội nhấn mạnh, cùng với giải phóng mặt bằng về đất ở, các địa phương cần đẩy mạnh công tác di chuyển mộ và di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật để sớm bàn giao mặt bằng cho dự án. Song song với đó, các địa phương chuẩn bị cung cấp đủ về nguồn nguyên vật liệu, hỗ trợ các bãi chứa vật liệu cho các nhà thầu và cùng với sự cam kết, năng lực của các nhà thầu, dự án sẽ có thể hoàn thành đường song hành vào cuối quý II, đầu quý III/2025.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.