Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Năm, 17/4/2025
Người cũ cảnh xưa

Vàm Lũng của một thời

Kim Loan : Thứ hai 07/04/2025, 20:12 (GMT+7)

Cà Mau vốn là chiếc nôi của cách mạng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam. Nơi đây có những con người đã làm nên kỳ tích, những địa danh đã đi vào lịch sử, trong đó có bến Vàm Lũng.

Vàm Lũng là bến cuối cùng của con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển, tiếp nhận và cất giữ vũ khí an toàn cho những “đoàn tàu không số” từ Bắc vào Nam. Trong những ngày tháng 04 hào hùng, người dân Đất Mũi lại nhớ về một thời sát cánh cùng những vạt rừng để bảo vệ cho 70 chuyến tàu hậu phương chi viện cho tiền tuyến, hỗ trợ đắc lực cho các chiến dịch tấn công quân địch, góp phần giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Bến cảng lòng dân giữa rừng đước Ðất Mũi

Từ thị trấn Năm Căn, canô xé nước chạy một mạch về Ngọc Hiển, mảnh đất cuối trời của tổ quốc. Cái xứ sông nước chằn chịt uốn quanh những cánh rừng xanh mướt này, trăm năm qua, thế trận lòng dân vẫn trước sau như một. Cũng chính trên vùng đất này, 64 năm về trước, lịch sử đã giao phó sứ mệnh cho quân và dân Ðất Mũi tổ chức đón những chuyến tàu chi viện vũ khí của miền Bắc cho miền Nam tại bến Vàm Lũng ( tọa lạc ở rạch Chùm Gộng, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển).

Mô hình phục dựng quá trình trung chuyển và cất giấu vũ khí tại bến Vàm Lũng - Ảnh Cà Mau Online

Mô hình phục dựng quá trình trung chuyển và cất giấu vũ khí tại bến Vàm Lũng - Ảnh Cà Mau Online

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ chưa thể vươn tới các chiến trường ở xa nên Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở tuyến vận tải quân sự bằng đường biển để chi viện cho cách mạng miền Nam. Đi trên tuyến này là những chiếc tàu “không số” được bí mật cải trang, xuống hàng tại 6 bến, cảng: Sa Kỳ (Quảng Ngãi), Vũng Rô (Phú Yên), Lộc An (Bà Rịa Vũng Tàu), Thạnh Phong (Bến Tre), Cồn Tàu (Trà Vinh) và Vàm Lũng (Cà Mau).

Ông Dương Thanh Hải, nguyên cán bộ Đoàn 962 (Quân khu 9) cho biết lý do Vàm Lũng được chọn làm điểm “tập kết” vũ khí và hoàn thành“xuất sắc” nhiệm vụ cho lịch sử: “Vàm Lũng là một cái thế giúp tàu vô ra dễ dàng, ở đây có độ sâu, bên trong Vàm Lũng có rừng và sông rạch nên vũ khí đưa vô đó cất giấu an toàn hơn. Nơi đây đón 76 chuyến tàu mà phần lớn là thành công, cũng có chút trở ngại, có chuyến đã đưa vũ khí gần tới nơi rồi mà bị địch phát hiện nên cho tàu chạy ngược trở ra để địch không phát hiện được cái bến. Các đồng chí trên “chuyến tàu không số” rất mưu trí và linh hoạt. Khi vũ khí đã đem được vô bờ thì nhân dân che chở cho mình cất giấu để đảm bảo bí mật, an toàn”.

Chuyến tàu chở vũ khí từ Bắc vào Nam (Ảnh tư liệu)

Chuyến tàu chở vũ khí từ Bắc vào Nam (Ảnh tư liệu)

Vào một đêm mùa hè năm 1961, từ một cửa sông Vàm Lũng, Anh hùng LLVT nhân dân Bông Văn Dĩa - cựu nghĩa binh của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai đã chỉ huy chuyến tàu “trinh sát, mở đường” đầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với Trung ương, với Bác Hồ về tình hình cách mạng tại quê nhà và xin chi viện vũ khí để chiến đấu.

Tháng 4/1962, con tàu này được lệnh mang theo các phương án lập bến tiếp nhận do Bộ Tổng Tham mưu đề xuất nhanh chóng quay trở về Nam. Theo đó, phương án 1 là xây dựng hầm cất giấu hàng tại các hòn đảo gần bờ, rồi dùng ghe thuyền trung chuyển vào trong đất liền; phương án 2 là chọn các khu vực biển gần bờ, nơi có nhiều tàu thuyền đánh cá của ngư dân hoạt động, cho tàu trà trộn vào đó để xuống hàng, sau đó chờ thời điểm thích hợp vớt hàng đưa vào bờ; phương án 3 là tìm các cửa sông có địa hình thuận lợi để đưa tàu cập bến xuống hàng.

Qua khảo sát tình hình thực tế, Khu ủy Khu 9 đã quyết định chọn các địa điểm ven biển làm bến tiếp nhận (phương án số 2). Do vùng Ðất Mũi có vị trí chiến lược rất thuận lợi, nó vừa bảo đảm cho tàu ra vào xuống hàng nhanh chóng, vừa có dải rừng đước rậm rạp che giấu tàu và ở đây cũng là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai nên có thế trận lòng dân rất vững. Một ngàn hộ dân ở đây tức tốc di dời vào sâu trong rừng để nhường đất làm nhiệm vụ quân sự.

Tượng đài di tích Vàm Lũng hiện nay

Tượng đài di tích Vàm Lũng hiện nay

Đại tá Khưu Ngọc Bảy, Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 962 (Quân khu 9) nhớ lại: “Từ Gành Hào xuống tới Kinh Năm Khai Long có 11 cửa sông tàu có thể vô được, mà hết 11 cửa sông đều được người dân đóng đáy hết. Bây giờ phải dời vô trong để nhường cửa sông cho Đoàn 962 đón tàu chở vũ khí. Không đầy 2 tháng mà di dời 1.000 hộ dân, người dân tự giác đi, người ta vô rừng để bao che cho mình, nhờ sự đùm bọc của dân mà tồn tại”.

Ðêm 11/10/1962, chuyến tàu vỏ gỗ mang tên Phương Ðông 1 do Lê Văn Một làm thuyền trưởng, Bông Văn Dĩa làm Bí thư Chi bộ kiêm Chính trị viên cùng với thủy thủ đoàn 13 người, hầu hết là con em Ðất Mũi, chở 30 tấn vũ khí xuất phát từ Ðồ Sơn (Hải Phòng) trực chỉ phương Nam thẳng tiến. Trải qua một hải trình vật lộn với thời tiết xấu và đấu trí căng thẳng với tàu chiến địch trên biển, ngày 16/10/1962 tàu Phương Ðông 1 đã về đến Ðất Mũi an toàn. Tại đây, 65 dân quân cùng với 12 chiếc ghe đã giải phóng hết số hàng trong 3 tiếng đồng hồ và cất giấu trong rừng đước, chờ đêm hôm sau nước lên, lại tiếp tục đưa tàu và hàng qua bến chính Vàm Lũng.

Sức sống vươn lên – Vàm Lũng hôm nay

Sau thắng lợi chuyến đi đầu tiên mang tên Phương Ðông 1, những chuyến tàu Phương Ðông 2, Phương Ðông 3 tiếp theo lần lượt vào Nam, vận chuyển vũ khí cho Khu 9 an toàn. Lịch sử ghi lại, tính đến cuối năm 1970, bến Vàm Lũng đã tiếp đón trên 70 chuyến tàu với hơn 4.400 tấn vũ khí, đạn dược. Khối lượng vũ khí này đã trực tiếp góp phần cùng các lực lượng vũ trang giành nhiều thắng lợi oanh liệt, như: chiến thắng Ấp Bắc, Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, Vạn Tường, Ba Gia, Bình Giã... làm thất bại về căn bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy trên chiến trường miền Nam.

Hiện nay, tại Cà Mau, đường Hồ Chí Minh trên bộ đã đồng bộ với đường Hồ Chí Minh trên biển. Ngày nay muốn về Đất Mũi không còn khó khăn, đường xá khang trang. Con đường trong ảnh là đường Hồ Chí Minh trên bộ thẳng về huyện Ngọc Hiển.

Hiện nay, tại Cà Mau, đường Hồ Chí Minh trên bộ đã đồng bộ với đường Hồ Chí Minh trên biển. Ngày nay muốn về Đất Mũi không còn khó khăn, đường xá khang trang. Con đường trong ảnh là đường Hồ Chí Minh trên bộ thẳng về huyện Ngọc Hiển.

Ông Dương Thanh Hải, nguyên cán bộ Đoàn 962 kể rằng: “Trong thời gian chuyển hàng từ Bắc vào Nam thì trong đây chúng tôi đã cất sẵn “nhà kho”, thường nơi đặt “nhà kho” là ở những kinh rạch nhỏ, kín đáo đảm bảo địch không phát hiện được, kể cả máy bay cũng không thấy. Thời gian từ khi nhận hàng cất giấu đến ngày giải phóng thì hàng của mình được đảm bảo an toàn 100% luôn”.

Tàu cập bến, không chỉ chiến trường miền Nam có thêm vũ khí diệt giặc mà theo những chuyến tàu còn có cả tình cảm của đồng bào miền Bắc, tiếp thêm sức mạnh để miền Nam chiến đấu giải phóng quê hương. Có khi ngày Tết còn có thêm cả cành đào, bánh chưng, thuốc lá... mừng đón năm mới. Trên chuyến tàu thô mộc đó, có cả nỗi chờ mong và tình cảm riêng tư được gửi gắm cách xa hàng ngàn hải lý.

Để có được một Vàm Lũng như thế, quân và dân Đất Mũi đã không tiếc mồ hôi, sức lực… để lập bến. Khi chọn được đoạn sông rạch sâu, có rừng che phủ thì quân và dân bắt đầu lội xuống nạo vét hàng ngàn mét khối bùn đất, có những nơi phải nạo vét thường xuyên do phù sa lắng đọng theo con nước lên xuống hàng tháng. Tất cả chỉ bằng sức người và đôi bàn tay. Vậy đó, mà hàng chục điểm ở Vàm Lũng luôn sẵn sàng đón các tàu chở vũ khí cập bến. Người dân Ðất Mũi vốn tính thủy chung, khi cách mạng cần địa điểm để mở bến thì họ sẵn sàng rời bỏ nhà cửa mà tá túc trong những căn chòi dựng tạm cách xa hàng cây số. Khi tàu mắc cạn cần giải tỏa hàng hóa, họ kịp thời có mặt để chuyển hàng thoăn thoắt.

Một thời, những chiếc tàu chở vũ khí từ miền Bắc cung ứng cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Chuyến tàu chở nhiều tâm tư và kỳ vọng, tình cảm của miền Bắc, mong miền Nam sớm được giải phóng để Nam - Bắc một nhà. (Ảnh tư liệu)

Một thời, những chiếc tàu chở vũ khí từ miền Bắc cung ứng cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Chuyến tàu chở nhiều tâm tư và kỳ vọng, tình cảm của miền Bắc, mong miền Nam sớm được giải phóng để Nam - Bắc một nhà. (Ảnh tư liệu)

Đa số chiến sĩ của cụm bến Vàm Lũng đều là người xứ Ngọc Hiển nên cuộc đời họ lúc nào cũng gắn bó máu thịt với biển, với rừng như cây mắm, cây đước bám rễ sâu vào lòng đất. Bến Vàm Lũng là một bến cảng giữa rừng, nhờ trái tim người lính và tấm lòng nhân dân cắm chặt với đất, với rừng nên không gì có thể hủy hoại được. Chính vì thế mà thời gian đã trôi qua mấy chục năm, người ta vẫn tự hào gọi Vàm Lũng là “bến cảng lòng dân”.

Đại tá Nguyễn Hoàng Hùng, Nguyên Phó ban Liên lạc Đoàn 962 (Quân khu 9) hồi tưởng: “Trên 600 hộ dân, mà cứ mình đi đến đâu tuyên truyền vận động thì người ta đều rời đi để nhường đất cho mình làm bến. Mỗi khi có một tàu vô thì mình dùng nhiều chiếc tàu nhỏ vận chuyển vũ khí để vô kho này, kho kia. Mỗi chiếc cập bến thì lực lượng chúng tôi làm việc sáng đêm”.

Bây giờ, mỗi năm mũi Cà Mau lấn ra biển khoảng 80 đến 100m. Những dấu tích xưa ở Vàm Lũng và những bến bãi khác ở khu vực này hầu như không còn, một phần có thể hòa theo những con nước, phần khác lại có thể bị bùn đất vùi lấp bởi phù sa hằng năm. Luồng vào bến Vàm Lũng cũng nông nên ít tàu thuyền lựa chọn, ngư dân trong vùng thường chọn cửa biển Rạch Gốc cách đó hơn chục cây số để vào neo đậu tàu.

Mặc dù vậy nhưng sức sống vươn mình Vàm Lũng thay đổi từng ngày, cầu vượt sông Rạch Gốc được xây dựng đã phá thế ốc đảo của xã Tân Ân, hoàn tất khát vọng hình thành đồng bộ đường Hồ Chí Minh trên bộ với đường Hồ Chí Minh trên biển. Tân Ân hôm nay không chỉ có kết cấu hạ tầng thông suốt, những đoàn tàu đánh cá công suất lớn, những đầm tôm siêu thâm canh và gần đây là những công trình điện gió bên bờ biển Ðông đã làm sáng bừng vùng đất rừng, xứ biển vốn một thời cơ cực. 

Kim Loan /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Thu nhập khủng, cá nhân kinh doanh xe điện trẻ em bất chấp lệnh cấm

Thu nhập khủng, cá nhân kinh doanh xe điện trẻ em bất chấp lệnh cấm

Như VOV Giao thông quốc gia đã từng đề cập về thực trạng kinh doanh xe điện trẻ em ở không gian đi bộ Hồ Gươm không chỉ gây nhếch nhác, ảnh hưởng tới bộ mặt của Thủ đô mà còn khiến người dân và du khách lo lắng.

Sở hữu hệ thống metro dài thứ ba thế giới, người dân Ấn Độ vẫn “hờ hững” với metro

Sở hữu hệ thống metro dài thứ ba thế giới, người dân Ấn Độ vẫn “hờ hững” với metro

Một nghiên cứu mới đây cho thấy 7/13 hệ thống tàu metro tại Ấn Độ đang gặp khó khăn khi thậm chí không đạt nổi 10% số lượng hành khách ước tính. Đây là một con số đáng báo động đối với những dự án tiêu tốn hàng chục tỷ rupee. Vậy điều gì đang cản trở người dân đô thị sử dụng metro?

Giá xăng dầu tiếp tục giảm về gần 18.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tiếp tục giảm về gần 18.000 đồng/lít

Chiều nay (17/4) trong kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu tiếp tục giảm.

Điều gì khiến hơn 1,3 triệu thanh niên '3 không'?

Điều gì khiến hơn 1,3 triệu thanh niên "3 không"?

Một con số đáng chú ý mà Cục Thống kê vừa công bố là hiện có hơn 1,35 triệu thanh niên trong độ tuổi 15-24 không đi học, không có việc làm và cũng không tham gia đào tạo. Tỷ lệ thanh niên không đi học cũng không đi làm có xu hướng tăng lên, đang chiếm 10,4% tổng số thanh niên.

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Du khách đến TP.HCM dịp lễ 30/4 cần lưu ý gì khi đang vào đợt nắng nóng gay gắt?

Du khách đến TP.HCM dịp lễ 30/4 cần lưu ý gì khi đang vào đợt nắng nóng gay gắt?

Gần tới ngày 30/4 dự báo rất đông du khách trong và ngoài nước sẽ đến TP.HCM tham quan du lịch, tham dự những sự kiện lớn nhân 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thời điểm này trùng với đợt nắng nóng gay gắt của Nam bộ, thời tiết sẽ chuyển mùa kèm theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.