Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tuy nhiên, sau những cảm xúc ban đầu ấy, liệu xén dải phân cách, phần luồng như vậy đã là phương án tối ưu? Liệu ùn ứ có chạy từ chỗ này sang chỗ khác?
Mời các bạn cùng VOV Giao thông tìm hiểu những thay đổi ở Ngã Tư Sở và các nút giao xung quanh.
PV: Ngồi cạnh tôi lúc này là anh Dương Văn Thiên, một tài xế ở quận Hai Bà Trưng. Chào anh Thiên, bây giờ là giữa cao điểm trưa, rất thích hợp để vừa quan sát vừa nói về những thay đổi ở Ngã Tư Sở sau khi điều chỉnh giao thông.
Anh Dương Văn Thiên: Giờ cao điểm trưa tôi thấy cũng khá thoáng. Với đường xuống từ đường trên cao Trường Chinh ra đường Láng thì cũng mở làn riêng đi thẳng nữa rồi, thoáng hơn trước rất nhiều, không phải dừng đèn đỏ, đi liên tục.
PV: Nó giúp thoát xe tốt đúng không ạ. Vậy còn nút Trường Chinh rẽ sang Nguyễn Trãi đã được mở rộng làn thì sao?
Anh Dương Văn Thiên: Tôi thấy ổn, nó tương đối hợp lý rồi.
PV: Anh thấy sự thay đổi so với trước đây trong giờ cao điểm như thế nào?
Anh Dương Văn Thiên: Trước đây mình đi qua khu vực này, từ Trường Chinh ra Nguyễn Trãi nhanh thì cũng phải 5 nhịp đèn thì mới qua được. Còn bây giờ chỉ cần 2-3 nhịp thôi, tôi thấy giảm tương đối rồi.
PV: Cá nhân tôi cũng vừa đi thử từ đường trên cao rẽ trái sang Nguyễn Trãi, thì tôi nhận thấy có nhiều luồng tuyến đan xe nhau, từ đường ven sông, từ khu chung cư đổ ra, từ cầu vượt Tây Sơn đổ xuống, không biết có vấn đề nào vướng mắc?
Anh Dương Văn Thiên: Vẫn thế thôi. Nếu là phù hợp nhất thì cầu vượt Trường Chinh mà sang Nguyễn Trãi nữa thì là phù hợp nhất.
PV: Thế thì chúng ta lại phải hy sinh hướng đường Láng về Trường Chinh, vì hướng đó áp lực ùn ứ rất cao. Còn nếu theo phương án bỏ đèn đỏ ở hướng rẽ Nguyễn Trãi thì có lẽ cần một đường ngầm để đi thẳng từ đường Láng về Trường Chinh. Xin cảm ơn anh.
Theo quan sát của PV VOV Giao thông, Ngã Tư Sở đã thoáng được khoảng 30% so với trước đây, nhờ khả năng thoát xe tốt khi xén dải phân cách và mở một làn riêng đi thẳng không dừng hướng thẳng về đường Láng. Vậy ùn ứ đã “chạy” từ Ngã Tư Sở đi đâu? VOVGT sẽ trò chuyện với một người dân sinh sống tại nút giao Láng-Yên Lãng. Đó là chị Lê Thị Lan.
PV: Chị cảm nhận thế nào về nút giao Ngã Tư Sở sau khi điều chỉnh?
Chị Lê Thị Lan: Nói chung bảo không có thay đổi thì cũng không đúng, nhưng vẫn không ăn thua, vẫn tắc lắm, đi cao điểm vẫn hơi lâu. So với các ngã tư khác vẫn là lâu.
PV: Ngã tư Láng-Yên Lãng thì chị quan sát hàng ngày có thấy bị áp lực hơn không?
Chị Lê Thị Lan: Áp lực nó ở chỗ ngã tư phía dưới, chỗ Láng-Lê Văn Lương, gần Đền Mẫu, hay bị tắc thường xuyên hơn. Thoát được Ngã Tư Sở tí thì xuống đấy lại tắc. Ngày không chỉ một mà là nhiều lần. Mà chỉ bên này đường thôi, bên kia thì lại không sao.
Bình thường phải 10 phút mới đi qua được, vì lượng xe đông. Không hiểu sao không thoát được, mà bây giờ đường trên cao Ngã Tư Sở xuống nữa, lượng xe nó lại quá nhiều. Chỗ Ngã Tư Sở-Láng thì nó chỉ đỡ hơn thôi, không cải thiện được.
PV: Vâng, chúng ta cũng nên thông cảm, vì đây là vành đai 2, tuyến huyết mạch kết nối đường trên cao từ cầu Vĩnh Tuy với cầu Nhật Tân đi sân bay, lượng xe rất đông và nhiều điểm giao cắt. Vậy chị có mong muốn gì ở tuyến đường này không?
Chị Lê Thị Lan: Bây giờ người ta phải tính toán lại, chứ còn đường nó chỉ thế thôi, chả mở rộng được hơn. Bên giao thông nên thiết kế đèn xanh, đèn đỏ đi thế nào cho hợp lý, để người dân không chờ đợi nhiều, chỉ chậm thôi, đừng có tắc.
Nhiều lúc đi qua ngại không muốn đi, mình dân ở đây biết đường còn tránh được, chứ người ở chỗ khác chỉ biết mỗi lối đấy thôi. Trời mưa thì tắc thôi rồi, nhìn chỉ muốn quay lại.
PV: Cảm ơn chị.
Việc xén dải phân cách, khơi thông ngã tư có phải “chiếc đũa thần” giảm ách tắc cho Hà Nội? Như lời chị Lan vừa nói, đường cũng đến lúc không thể xén và mở rộng tạm thời thêm được nữa, trong khi lưu lượng giao thông vượt quá lưu lượng chịu tải. Những nỗ lực của ngành chức năng rất đáng ghi nhận, song các nút giao như bình thông nhau, giảm ùn ứ chỗ này cần cân đối tác động đến các nút giao xung quanh.
Ví dụ tuyến đường Láng hướng về Cầu Giấy, trước khi điều chỉnh Ngã Tư Sở đã rất ùn ứ, bản đồ giao thông thường trong trạng thái “màu đỏ”, giờ lượng xe dồn liên tục hơn, cũng chịu áp lực lớn hơn nữa, thậm chí không loại trừ khả năng ùn ứ ngược trở lại Ngã Tư Sở.
Một thông tin đáng chú ý: Đây đã là lần điều chỉnh giao thông thứ 5 trong 2 năm qua tại Ngã Tư Sở, áp dụng cả công nghệ, nhưng… vẫn lo! Thực tế đó cho thấy, mấu chốt phải chăng là vấn đề quy hoạch đô thị, đồng bộ hạ tầng, phát triển giao thông công cộng thuận tiện, khuyến khích người dân giảm lệ thuộc vào xe cá nhân. Để tổ chức giao thông không còn phải chạy theo “chữa cháy”?
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.
Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.
Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.
Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.
Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.