Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/5/2021. Đến tháng 10/2023, Anh có 550 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 4 tỷ USD, đứng thứ 15 trong 143 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, đầu tư của các doanh nghiệp Anh vào Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thực sự tận dụng tốt ưu đãi từ UKVFTA để thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp Anh.
Chia sẻ tại Tọa đàm “Tận dụng cơ hội hợp tác, đầu tư với doanh nghiệp Anh trong UKVFTA” ngày 7/12, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương nhận định, từ khi UKVFTA có hiệu lực thì Anh là một trong những thị trường rất đáng chú ý với Việt Nam.
Hàng hóa Vương quốc Anh xuất khẩu nhiều sang Việt Nam là máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu cho da giày, dệt may hay các nguyên phụ liệu sản xuất khác. "Chúng ta cần những nguồn nguyên liệu này, nó giúp cho các công ty của chúng ta tận dụng để xuất khẩu trở lại Vương quốc Anh từ đó tận dụng được lợi thế từ UKVFTA mang lại", ông Khanh nhận định.
Tuy nhiên, ông Khanh cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến thị trường Anh và đây là điều đáng tiếc, bởi Anh là một thị trường rất lớn.
"Vừa rồi Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp đầu tư Việt Nam - Vương quốc Anh cũng là một trong những hoạt động Bộ Công Thương đã và đang làm để làm sao cung cấp nhiều thông tin hơn và khuyến khích doanh nghiệp quan tâm hơn đến thị trường Vương quốc Anh", ông Ngô Chung Khanh chia sẻ.
Còn theo ông Bob Fletcher, Giám đốc Dịch vụ hải quan và Thương mại toàn cầu, Deloitte Vietnam, các doanh nghiệp Anh có cơ hội tiếp cận lực lượng lao động trẻ của Việt Nam, tận dụng các vị trí chiến lược và dễ dàng kết nối với các khu vực khác xung quanh Việt Nam để phân phối các sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Nhưng hiện nay, một số doanh nghiệp Anh gặp thách thức trong việc tìm hiểu các quy định của Việt Nam vì các thủ tục cũng như các quy định bắt buộc liên quan đến hoạt động đầu tư và vận hành có thể khác biệt so với quy định của phương Tây và nước Anh.
"Một yếu tố khác là thiếu hụt trong lao động có chất lượng và chuyên môn hóa cho một số ngành, lĩnh vực nhất định; một số hạn chế liên quan đến năng lực cơ sở hạ tầng như vận tải, hậu cần, cung cấp năng lượng. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và những bất ổn kinh tế toàn cầu cũng có thể đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp Anh khi tiến hành hoạt động tại Việt Nam", ông Bob Fletcher chia sẻ.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, trong khi các thị trường khác sụt giảm thì xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường Anh tăng trưởng rất tích cực. Bởi, cơ bản thị trường Anh vẫn là thị trường chính của ngành da giày Việt Nam.
“Năm 2023, tình hình rất khó khăn khi hầu như các thị trường đều sụt giảm xuất khẩu, có những thị trường giảm tới 30%, nhưng riêng thị trường Anh thì lại tăng trưởng tới 11%”, bà Xuân cho biết, đồng thời lưu ý, thời gian tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có bước đi tốt hơn để tiếp cận thị trường Anh.
Còn theo ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp và Tư vấn Môi trường DACE, bên cạnh đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp Việt cần quan tâm sâu sắc đến những vấn đề như môi trường, trách nhiệm xã hội.
"Chúng tôi cũng mong muốn về đầu tư, cơ sở hạ tầng, nhà máy sản xuất làm thế nào để đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường Anh, là những tiêu chuẩn thị trường rất là khắt khe. Ví dụ như chúng tôi cần phải đầu tư về quy trình máy móc hiện đại, kiểm soát về vi sinh, kiểm soát về kim loại nặng từ vùng trồng đến nhà máy sản xuất hay dư lượng thuốc về việc bảo vệ thực vật là chúng ta cần phải tìm hiểu những vấn đề đó", ông Hiếu bày tỏ.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.