Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Từ nhiệm vụ đặc biệt trong tâm dịch đến vinh quang ABU

Hoàng Anh - Tuấn Linh: Thứ bảy 21/01/2023, 19:45 (GMT+7)

Năm 2022 là một năm đáng nhớ với nữ phóng viên trẻ Nguyễn Thi Uyên khi tác phẩm “Con hẻm nhỏ” của cô đoạt giải thưởng xuất sắc, hạng mục Truyền thông số trong giải thưởng hàng năm của Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU).

 

Bối cảnh 'Con hẻm nhỏ' tại TP.HCM

Bối cảnh "Con hẻm nhỏ" tại TP.HCM

Lấy bối cảnh một con hẻm nhỏ ở quận 7, TP.HCM, nơi tập trung nhiều lao động tự do, cô đã khắc họa chân thực cuộc sống của những con người nơi đây khi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát: đó là câu chuyện về một người chồng mất vợ, một người chị mất em, và một người con mất cha.

Bên trong con hẻm nhỏ, đó là những hình ảnh, âm thanh chân thực về mất mất, đau thương, nhưng vẫn thể hiện sức sống bền bỉ và sự hồi sinh mạnh mẽ của con người Việt Nam. PV VOV Giao thông sẽ có cuộc trò chuyện ngắn với tác giả Thi Uyên.

Thi Uyên thân mến. Câu chuyện trong “Con hẻm nhỏ” diễn ra vào thời điểm TP.HCM đang trong giai đoạn chống dịch COVID-19 căng thẳng nhất. Điều gì đã thôi thúc bạn cùng ekip tiến vào tâm dịch để tác nghiệp? 

Thi Uyên: Trở lại quãng thời gian tháng 9/2020, khi đó chúng tôi nhận được lệnh kêu gọi các phóng viên, BTV tình nguyện lên đường vào Nam để hỗ trợ VOV TP.HCM cùng đưa tin về dịch COVID-19 bùng phát tại Tp.HCM và đồng bằng sông Cửu Long.

Tôi vẫn nhớ, khi dịch COVID-19 lần t4 bùng phát tại Việt Nam đã tạo ra một làn sóng rất mạnh mẽ.

Lúc đó, tôi đang ngồi bâng quơ trong văn phòng và nghĩ là dân làm báo phải có mặt ở những thời điểm như thế này, mình phải kể câu chuyện này và tôi nghĩ về TP.HCM. Lúc đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua trong đầu. Không thể biết liệu mình có được vào không vì đó là điều kiện tác nghiệp rất đặc biệt.

Có lẽ do tôi may mắn, chỉ vài ngày sau khi có suy nghĩ đấy, Đài Tiếng nói Việt Nam ra lời kêu gọi phòng viên BTV tình nguyện vào Nam, giống như lời kêu gọi ngày xưa của các cụ mình vẫn gọi.

Tôi vẫn nhớ chỉ nhắn một tin rất ngắn gọn để xin phép Tổng biên tập của tôi là “anh cho em đi”. Anh ấy chỉ hỏi là “chắc chưa?”. Tôi nhắn lại “Dạ chắc”. Vậy là chúng tôi lên đường vào Nam.

323415234_569679537910453_1878358691727473440_n

Thời điểm đó, không chỉ người làm báo, mà ai cũng có nỗi sợ nào đó liên quan đến COVID-19, bạn có điều gì lăn tăn về quyết định của mình không?

Thi Uyên: Tôi có sợ chứ. Lúc tôi nhắn tin, tay tôi vẫn còn run. Tôi nghĩ, đấy là một quyết định của tuổi trẻ, của việc mong muốn được làm nghề, và cả sự “điếc không sợ súng”. Hồi đấy ở ngoài, chúng tôi chưa được nhìn thấy một ca F0 đi cấp cứu như nào, người mắc COVID-19 khi chết trước mặt chúng tôi sẽ như thế nào. Tôi không thể tưởng tượng ra được những gì mình sẽ đối mặt sau này.

Chỉ là sự khao khát và muốn đứng đẩy kể chuyện về lịch sử dân tộc.

Thực ra trước khi lên đường vào Nam, tôi không dám nói cho bố mẹ tôi, ai mà cho con đi được chứ. (Xin lỗi bố mẹ nếu giờ này bố mẹ vẫn còn giận). Tôi có chụp 1 ảnh 4x6. Thật sự khi chúng tôi vào trong tâm dịch. Lúc đấy vắc xin chưa bao phủ và nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, liệu chuyện gì sẽ đến với mình.

Lúc đấy tôi mới thực sự hiểu câu ngày xưa của các cụ là “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

Câu chuyện của bạn làm tôi nhớ đến chuyện của một bác sĩ xung phong vào tâm dịch. Trước khi đi, anh ấy nói đùa là đã làm di chúc, nhưng thực tế là anh ấy đã làm thật. Sau đó, anh ấy kể câu chuyện về tâm dịch thì mới thấy chuyện chúng ta xung phong vào tâm dịch là nguy hiểm đến mức như thế nào. Quay trở lại với tác phẩm Con hẻm nhỏ đã đạt giải xuất sắc hạng mục Truyền thông số của ABU.

Cá nhân tôi đã xem và ấn tượng sâu sắc với câu chuyện đầu tiên về vợ chồng ông Hai và hình ảnh cuối cùng: bụi nhài đầu ngõ đã nở, khói bếp lại quấn quýt trong những căn nhà nhỏ, trong mùi nhang đã thoảng mùi cơm mới. Nó cho thấy những dấu hiệu hồi sinh và hy vọng. Với bạn, trong quá trình thực hiện tác phẩm, kỷ niệm nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn?

Thi Uyên: Quá trình làm Con hẻm nhỏ là quá trình rất dài, rất nhiều kỷ niệm với chúng tôi. Có lẽ tôi sẽ kể về 4 câu kết. Cái tứ “Trong mùi nhang thoảng mùi cơm mới” không phải là tứ của tôi. Cái tứ đó xuất hiện vào cuối tháng 4/2022, tôi quay trở lại TP.HCM và trở lại con hẻm đó. Trước đây khi nhìn họ thì mỗi người một nhà, ai cũng đeo khẩu trang. Tôi mặc đồ bảo hộ, không ai nhận ra ai cả.

Khi quay về con hẻm, hình ảnh đập vào mắt khiến tôi vô cùng ấn tượng là người ta đang ăn bữa cơm chung. Tôi ngửi thấy mùi cơm mới, tôi đi vài nhà nữa và ngửi thấy mùi nhang. Người Việt Nam có phong tục là thắp hương cho người mất. Tôi có nói chuyện với một đồng nghiệp thì anh ấy nói là trong mùi nhang đã thoảng mùi cơm mói. 3 câu còn lại cũng là 3 chi tiết đẹp của con hẻm.

Vào tháng 9/2021, hình ảnh đầu tiên tôi nhìn thấy là đầu ngõ, đầu hẻm. Đầu ngõ có 1 bụi nhài. Lúc đó nhài đang nở hoa, khi tôi bước vào trong hẻm thì có một cô trung niên đang ngồi đợi để chờ nhận đồ hỗ trợ.

Cô ấy ngồi sau bụi nhài đấy. Hoa nhài nở trắng, cô ấy thì đeo khẩu trang. Khi đấy tôi đã chụp ảnh lại nhưng sau khi đổ ra thì ảnh bị out nét. Thực sự lúc nhìn hình ảnh đấy, tôi thấy quá đẹp.

Và khi tôi quay trở lại TP.HCM sau 8 tháng, khi mùa nhài đã đến, thì tôi thấy hoa nhài đã nở khắp thành phố. Bụi nhài ở đầu hẻm lúc này cũng đã nở. Lần đầu tiên nhìn thấy bụi nhài là khi mọi thứ rất tệ, nhưng lần thứ 2 nhìn thì mọi thứ tốt đẹp hơn rất nhiều. 

Trong con hẻm này, mọi người vẫn rất nghèo, họ đun bếp củi và tôi có hình ảnh “khói bếp quấn quýt trong những căn nhà nhỏ”.

Viết về những điều buồn, những điều bi thương không bao giờ là dễ, để làm sao không mang lại những bi lụy, tiêu cực cho người nghe. Sau khi nghe và đọc tác phẩm của các bạn thì tôi thấy được ý chí và nghị lực của con người sau những mất mát. Tôi rất khâm phục những cái “nghệ” của các bạn để sắp xếp các dự liệu để cân bằng cho người nghe.

Trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, tiếp xúc với một lượng lớn dữ liệu như vậy, với nhiều dữ liệu mang màu buồn, bạn làm thế nào để sắp xếp, xử lý và cân bằng cảm xúc của mình cũng như truyền tải cảm xúc đến người nghe?

Thi Uyên: Mọi thứ đến với tôi rất tự nhiên. Kinh nghiệm làm nghề của tôi còn ít và tôi làm nghề còn bản năng rất nhiều. Việc cuộc sống có đẹp không, có bi lụy không? Cuộc sống đã tự nói lên tất cả. Tôi không cố làm cho nhân vật của tôi hồi phục, tôi cũng không có làm cho nhân vật của tôi buồn và tôi cũng không thể làm được chuyện đó. Họ buồn, họ đau khổ, họ mất mát và họ hồi phục.

Khi tôi đối diện với sự mất mát nhiều như vậy, nhìn thấy người ta đau khổ như vậy, tôi không thể nào giải thích tại sao nó lại éo le như vậy. Tôi cũng bật khóc, giống như một người bình thường, tôi không thể kiềm chế cảm xúc của mình quá nhiều.

Sau đó, giống như những nhân vật của tôi trong con hẻm nhỏ, sự sống của con người thật sự là điều kỳ diệu. Tôi nhìn thấy họ vượt qua sự mất mát, nỗi đau ấy vô cùng tự nhiên, không hề có sự gượng ép. Giống như một cây bị chặt đi, nhưng sự phục hồi của họ không giống như cái cây đấy được dựng đứng lại. Nó vẫn bị chặt nhưng nó mọc ra những mầm mới.

Ttác phẩm “Con hẻm nhỏ” Nữ phóng viên trẻ Nguyễn Thi Uyên đoạt giải thưởng xuất sắc, hạng mục Truyền thông số trong giải thưởng hàng năm của Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU). Ảnh: VOV

Ttác phẩm “Con hẻm nhỏ” Nữ phóng viên trẻ Nguyễn Thi Uyên đoạt giải thưởng xuất sắc, hạng mục Truyền thông số trong giải thưởng hàng năm của Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU). Ảnh: VOV

Multimedia là lĩnh vực mới với người làm báo phát thanh. Tác phẩm “Con hẻm nhỏ” đã tạo bất ngờ khi giành giải xuất sắc hạng mục Truyền thông số về cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Theo bạn, từ ý tưởng biến thành một tác phẩm multimedia hoàn chỉnh, mang tính sáng tạo cao sẽ gặp những khó khăn gì?

Thi Uyên: Thực ra, bọn tôi đã thử và sai rất nhiều. Đó là Keyword. Thậm chí khi sản phẩm hoàn thành vào phút chót cũng chỉ đạt được 60-70% mong muốn. Tôi nghĩ là làm Multimedia không thể bản năng, theo cảm xúc được. Bọn tôi không có một hình mẫu đi trước. Mọi thứ cứ làm, thậm chí quy trình làm cũng là cóp nhặt lại từ những năm trên ghế nhà trường, cóp nhặt lại từ những bài báo tôi đã từng làm.

Có một chuyện tôi muốn kể là về team sản xuất của chúng tôi. Team sản xuất của chúng tôi toàn những người trẻ. Trẻ nhất là sinh năm 2000, lớn nhất cũng mới 1992. Tất cả đều ít kinh nghiệm nhưng đều rất muốn làm. Làm sao để có thể đưa các thông tin báo chí, câu chuyện báo chí tới tay một người họa sĩ để họ hiểu, vẽ ra được là một quá trình dài.

Chúng tôi có nền kiến thức khác nhau, chúng tôi chẳng có cách nào khác ngoài việc trao đổi nhiều, cãi vã nhiều và chờ đợi để chúng tôi có thể hiểu nhau.

Multimedia có một điểm thú vị là chúng tôi có thể kết hợp rất nhiều nguồn lực để làm việc với nhau. Nhưng như vậy thì có rất nhiều thứ khó kiểm soát. Kiến thức nền của tôi là báo chí, kiến thức nền của bạn này là code, là họa sĩ.

Làm thế nào để tập hợp 3 cái đầu ấy lại để kể một câu chuyện thôi. Nhưng tôi cũng rất may mắn, có thể là quan điểm của chúng tôi khác nhau, cách làm việc khác nhau, nhưng cái chúng tôi cùng theo đuổi là chúng tôi đều muốn làm một thứ gì đó có thể kể lại câu chuyện của Tp.HCM.

Trong nhóm họa sĩ của chúng tôi có một họa sĩ. Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, bạn ấy sống tại TP.HCM. Khi tôi tìm đến bạn ấy, bạn ấy vẽ cho tôi một hàng rào sắt với những băng dính đỏ. Tôi chỉ “Ồ” lên rằng đây là điều mình tìm kiếm ở một người họa sĩ. Bởi chỉ có trải qua thì bạn ấy mới vẽ được những chi tiết sống động như vậy.

Nghe Thi Uyên chia sẻ thì việc ráp nối các hạng mục vào với nhau, và các vị trí công việc khác nhau để tạo nên một tác phẩm hoàn thiện và phức tạp về kỹ thuật. Quả là kỳ công. Đối với người làm báo, niềm hạnh phúc là tác phẩm được đến với nhiều người và có sức lan tỏa trong cuộc sống.

Tuy nhiên, giải thưởng cũng là niềm vui khích lệ nhất định với người làm nghề. Với bạn, giải thưởng ABU lần này có ý nghĩa với bạn như thế nào?

Thi Uyên: Thực sự thì giải thưởng ABU là một giải thưởng rất lớn và tôi nghĩ là nó nằm ngoài giấc mơ của tôi ở tầm tuổi này. Tôi nhớ vào tháng 9/2021, khi tôi theo đoàn công tác của Đài Tiếng nói Việt Nam đang tác nghiệp tại TP.HCM, thì ở Hà Nội thông báo về giải ABU năm đó. Tôi vẫn nhớ tác phẩm năm đó là “Nước ơi” và “Đừng từ bỏ” của VOV2 và VOV1, tôi thực sự thấy ngưỡng mộ. Đến khi sang Ấn Độ, cầm giải trên tay rồi, tôi cảm thấy mọi thứ cứ như một giấc mơ vậy.

Việc đoạt giải thưởng ở độ tuổi này tạo cho tôi rất nhiều niềm vui, rất nhiều động lực. Nhưng khi cầm giải về thì tôi thấy lo lắng là mình có bao giờ làm được tác phẩm tốt hơn, làm thế nào để vượt qua nó. Đó cũng là áp lực, song tôi thấy là mình bước ra thế giới gần hơn bao giờ hết.

Cảm ơn Thi Uyên về những chia sẻ và cảm xúc của bạn sau chuyến đi vô cùng đáng nhớ vào TP.HCM và chuyến đi tới Ấn Độ. Chúc bạn sẽ tiếp tục thành công với con đường mình chọn, có nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa trong thời gian tới.

Thi Uyên: Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện vừa rồi. Nhân dịp xuân Quý Mão, tôi kính chúc thính giả của VOV Giao thông một năm mới An khang và Thịnh vượng.

Đại dịch COVID-19 đã dần lùi lại, nhường chỗ cho các hoạt động kinh tế xã hội bình thường. Nhìn lại sự kiện này, không thể không nhắc tới vai trò của các nhà báo, những người được xếp vào nhóm tuyến đầu chống dịch trên mặt trận thông tin.

Các giải thưởng Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU) trao cho Đài Tiếng nói Việt Nam phần nào đã cho thấy sự nỗ lực, sáng tạo không ngừng của các phóng viên, nhà báo, đồng thời tiếp thêm cho họ động lực để tiếp tục say nghề, mang lại cho cộng đòng những thông tin giá trị và ý nghĩa./.

Hoàng Anh - Tuấn Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thống kê trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng TPDN Bất động sản chiếm tỷ trọng 43%.

Để tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen

Để tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen

Hằng năm, vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 lại diễn ra sự kiện Giờ Trái Đất. Tại Việt Nam, nhiều hoạt động hưởng ứng đã diễn ra nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích việc bảo tồn năng lượng. Tuy nhiên, để tiết kiệm điện trở thành thói quen của mọi người dân thì cần nhiều giải pháp hơn nữa.