Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Từ Hội quán, nông dân nghĩ mới, làm mới

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ hai 13/11/2023, 07:21 (GMT+7)

Mô hình hội quán tại Đồng Tháp đã phát huy hiệu quả tích cực trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đến nay, Đồng Tháp có hơn 130 hội quán với hơn 7.000 thành viên. với chủ đề “Hội quán Đất Sen hồng - Hành trình đồng hành cùng phát triển”

Trước đây, khi nhắc đến Đồng Tháp, nhiều người nghĩ ngay đến những cánh đồng sen hồng, tỏa ngát hương thơm hay những cánh đồng lúa oằn bông trĩu hạt, những vườn cây ăn trái sum xuê thì những năm gần đây, địa phương đã nổi lên và ghi dấu ấn bởi sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cách làm, cách nghĩ của người nông dân.

 Từ mô hình “Canh Tân Hội quán” đầu tiên ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành được thành lập vào ngày 03/7/2016, với 105 hội viên; đến tháng 8/2023, toàn tỉnh Đồng Tháp có 144 Hội quán, với 7.556 thành viên, trong đó Ban Chủ nhiệm có 706 người; có 38 Hợp tác xã được thành lập từ mô hình Hội quán.

Các hội quán đa dạng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, đa dạng chủ thể tham gia như: sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh buôn bán, kinh doanh nhà trọ, làm du lịch… với phương châm hoạt động “3 không - 3 tự - 3 cùng” (không bộ máy, không kinh phí từ ngân sách nhà nước, không cơ sở vật chất; tự nguyện, tự quản, tự quyết định và cùng nghĩ, cùng làm, cùng thụ hưởng).

Tại làng hoa Sa Đéc có một mô hình liên kết du lịch độc đáo và hiệu quả mang tên "Hội quán cùng nhau làm du lịch". Để níu chân du khách, mỗi nơi có một dấu ấn riêng và liên kết chặt chẽ với nhau tạo thàn -h 1 land tour để các đơn vị lữ hành dễ dàng lựa chọn. Hàng tháng, các thành viên hội quán sẽ họp mặt, trao đổi thông tin chia sẻ cái hay, cái mới cùng hoặc tháo gỡ vướng mắc ngay từ khi manh nha.

Từ khi ra đời, các thành viên xác định, phải gắn kết và chia sẻ lợi ích của dịch vụ mình với cộng đồng, tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập, nâng cao trách nhiệm dịch vụ.

Mô hình Hội quán ra đời giúp bà con tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại ngành hàng phù hợp với mỗi vùng sinh thái đặc trưng.

Mô hình Hội quán ra đời giúp bà con tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại ngành hàng phù hợp với mỗi vùng sinh thái đặc trưng.

Ông Trần Hữu Tài, thành viên Hội quán, bày tỏ: Anh em Hội quán tất cả phải đoàn kết, thứ hai nữa là đưa sản phẩm du lịch làm sao sản phẩm du lịch của mình đi vào lòng người khách. Một khi đã đến điểm tham quan du lịch của mình xong, khi họ ra về họ rất hài lòng và họ sẽ đến lần thứ hai.

Ông Trần Thanh Hùng, Chủ nhiệm Hội quán “Cùng nhau làm du lịch” và cũng là chủ homestay Ngôi nhà Hoa Ếch, cho biết, hội quán là tâm huyết của anh em làm du lịch địa phương. Đây không chỉ là sản phẩm kinh tế mà xa hơn còn gửi gắm khát vọng khẳng định thương hiệu du lịch Đồng Tháp đất sen hồng: Xây dựng theo tiêu chí 3 cùng. Cùng xây dựng, cùng quản trị và cùng thụ hưởng. Tất cả các khu, điểm sau khi họ hiểu được mục đích xây dựng mỗi nhà một sản phẩm tránh trùng lắp sản phẩm lẫn nhau và không tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh với nhau, đây là cái điều kiện tiên quyết mang đến sự thành công cho từng khu, điểm bền vững và lâu dài. Trên cơ sở đó, qua các kỳ sinh hoạt thì anh em sẽ có một sự góp ý chân tình, thẳng thắn với nhau. Khi xảy ra vấn đề gì là chúng ta đã có sự chấn chỉnh, chỉn chu ngay từ lúc còn nhỏ. Như vậy là các sản phẩm đều hỗ trợ lẫn nhau.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Canh Tân Hội quán chuyên sản xuất nhãn xã An Nhơn, huyện Châu Thành, từ mô hình hội quán ban đầu, hiện nay, đơn vị này đã hình thành Hợp tác xã (HTX) nông sản an toàn An Hòa. HTX có trên 120 thành viên tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, LocalGAP. HTX đã được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu trái nhãn sang thị trường châu Âu, Úc, Mỹ, Nhật, Trung Quốc...

Ông Nguyễn Văn Thuận cho biết thêm: Mục tiêu giúp đỡ bà con nông dân xích lại gần nhau, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, gắn kết tình làng nghĩa sớm, giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống, sinh hoạt từng bước thay đổi tập quán, xóa bỏ “đèn nhà ai nấy sáng”. Từ mô hình hội quán bà con nông dân tiếp cận những khoa học kỹ thuật mới, nắm bắt được những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm thay đổi trong sản xuất.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, từ hiệu quả của mô hình Hội quán, HTX tại Đồng Tháp cho thấy, manh mún, nhỏ lẻ là cái bẫy của ngành nông nghiệp; chỉ có hợp tác, liên kết là con đường dẫn đến thành công và phát triển bền vững: Tổ chức lại ngành hàng là từ tổ chức lại sản xuất, tôi tư duy là muốn làm gì làm phải tổ chức sản xuất, đây là cái bẫy, bi kịch của chúng ta là cứ làm ăn riêng lẽ thành ra tôi đề nghị đồng chí bí thư, chủ tịch huyện các đồng chí lưu ý, tôi hay nói làm nhiệm kỳ bí thư để lại con đường hay trụ sở gì nó oai lắm nhưng để lại HTX người ta không biết, thường không biết cái mình không phấn đấu.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh ở ĐBSCL phát triển sớm và đầu tiên thành lập ra các mô hình hội quán nhằm giúp nông dân tập hợp lại với nhau, “mua chung, bán chung” để tăng hiệu quả trong sản xuất. Bên cạnh đó vai trò của hội quán còn góp phần trong việc xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước...

Mô hình Hội quán ra đời giúp bà con tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại ngành hàng phù hợp với mỗi vùng sinh thái đặc trưng.

Mô hình Hội quán ra đời giúp bà con tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại ngành hàng phù hợp với mỗi vùng sinh thái đặc trưng.

Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, nông dân phải chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp là “chìa khóa” của nền nông nghiệp bền vững và hiện đại, khắc phục điểm yếu vốn được đánh giá là manh mún, nhỏ lẻ...và mô hình hội quán của tỉnh Đồng Tháp đã làm được điều đó.

Có thể nói, các hội quán tại tỉnh Đồng Tháp đã từng bước giúp các thành viên thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp và thực tế đã xuất hiện không ít mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả…

Thời gian qua, hội quán cũng là kênh liên kết quan trọng giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua nông sản. Bước đầu, các hội quán đã ký kết với các công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thông qua việc ký kết, đã nâng cao ý thức cho người dân trong sản xuất, bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm. Hiện tại, đã có rất nhiều thành viên tham gia mô hình sản xuất theo yêu cầu của đối tác tiêu thụ. Ngoài ra, mô hình trở thành nền tảng hình thành và phát triển các HTX mới.

Khi nền nông nghiệp đang tiếp cận theo xu hướng mới đòi hỏi bà con nông dân phải có suy nghĩ mới. Yếu tố thị trường đang nắm vai trò quyết định về giá và cả thu nhập của nông dân. Nếu như trước kia, nông dân sản xuất dựa vào kinh nghiệm, hiệu quả chỉ phát huy được trong không gian hẹp, khi thị trường thay đổi, điều kiện đất đai đã khác, những kinh nghiệm đó đã không còn phù hợp và không phát huy tác dụng.

Tình hình hiện nay đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa bà con nông dân, nông dân với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau. Tại tỉnh Đồng Tháp, từ một vài hội quán đầu tiên, đến nay toàn tỉnh đã phát triển lên 144 hội quán trải điều khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Các hội quán với mục tiêu giúp nông dân xích lại gần nhau, cùng trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất, để xóa bỏ phong tục “đèn nhà ai nhà nấy sáng”.

Bà con nông dân dần tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, nắm bắt được thông tin thị trường. Từ đó, nông dân Đồng Tháp đã có những thay đổi ngoạn mục trong sản xuất, từ sản xuất theo mùa vụ, đến nay bà con đã rải vụ và biết cách đưa sản phẩm nông sản ra thị trường thế giới.

Thực tế cho thấy, người dân rất cần sự hợp tác, liên kết và ngồi lại với nhau cùng bàn chuyện làm ăn và hội quán đã đáp ứng được các nhu cầu này. Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của hội quán thì cần tiếp tục đa dạng, phong phú nội dung sinh hoạt của hội quán. Muốn vậy, điều đầu tiên phải là sự chủ động của ban chủ nhiệm hội quán. Các thành viên cần thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, sự gắn kết bằng việc phản ánh kịp thời những yêu cầu, mong muốn với ban chủ nhiệm.

Cùng với đó, các ngành chức năng tham gia định hướng, hỗ trợ các hội quán; kêu gọi thêm các doanh nghiệp gắn kết các ngành hàng, lĩnh vực có sự tương đồng để chia sẻ nhu cầu... 

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực được kỳ vọng tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, góp phần tạo cú hích cho thị trường sau giai đoạn ảm đạm.

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho nhân dân, một đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân niềm kính trọng, biết ơn, niềm xúc động và và tiếc thương vô hạn.

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Trong gần hai ngày diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã có hàng vạn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước thành kính đến thắp nén hương để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân.

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

Hiện tại TP.HCM đang có hơn 9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong khi đó hệ thống bến bãi hiện chỉ đạt khoảng 20% quy hoạch. Trước thực tế trên, vào năm 2012 UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở, ngành chức năng phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng 4 bãi xe ngầm giữa trung tâm thành phố.