Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Triển vọng sáng của xuất khẩu gạo

Kim Loan: Thứ bảy 24/12/2022, 09:07 (GMT+7)

Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 tăng tưởng ấn tượng về số lượng, giá xuất khẩu vươn lên dẫn đầu thế giới. Đây là nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp trong việc đa dạng chủng loại gạo đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường khó tính.

Bất chấp những khó khăn hậu COVID-19, gạo Việt Nam vẫn được xuất khẩu đều đặn. Do là loại lương thực thiết yếu, nên nhu cầu sử dụng gạo sẽ không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế như các mặt hàng khác. Trong bối cảnh nguồn cung giảm, nhu cầu ổn định, gạo Việt Nam được đánh giá tiếp tục còn dư địa và đứng trước những cơ hội lớn về xuất khẩu.

Đi dọc các trà lúa Đông Xuân 2022-2023 trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, cây lúa đã đẻ nhánh làm đòng. Cờ Đỏ là vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, hiện đã xuống giống 21 nghìn hecta, phần lớn là giống Đài Thơm 8. Đài Thơm 8 cho ra hạt gạo thon dài, tỷ lệ hạt bạc bụng thấp, nấu lên cơm trắng, bóng, dẻo, thơm ngon và là mặt hàng gạo đứng vào tốp xuất khẩu của địa phương hằng năm.

Anh Nguyễn Ngọc Minh – ngụ ấp Phước Lộc, xã Tân Phú, huyện Cờ Đỏ cho biết phương thức sản xuất lúa chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường: Mình làm quy trình gạo sạch vừa bảo vệ môi trường, vừa có gạo sạch ăn an toàn sức khỏe. Gạo sạch thì mình không xài thuốc hóa học. Năm nay lượng dịch bệnh cũng nhẹ nên quy trình xài thuốc sinh học cũng nhẹ. So với năm ngoái thì làm được 1 tấn mốt, năm nay từ 1 tấn mốt ăn lên chứ không tệ. Đầu ra thì dễ, làm nhiêu công ty mua hết, không tồn đọng.

Tiếp tục phát huy thế mạnh, niên vụ 2022 - 2023, ĐBSCL sẽ tập trung gieo các giống lúa chất lượng cao, cho gạo ngon để cung ứng thị trường quốc tế.

Tiếp tục phát huy thế mạnh, niên vụ 2022 - 2023, ĐBSCL sẽ tập trung gieo các giống lúa chất lượng cao, cho gạo ngon để cung ứng thị trường quốc tế.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng của năm 2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đã đạt trên 6,68 triệu tấn, tương đương trên 3,24 tỷ USD, tăng 16% về khối lượng, tăng 6,7% về kim ngạch so với năm 2021. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đang dẫn đầu ở phân khúc gạo 5% tấm với mức giá trung bình 485 USD/tấn.

Nếu như trước kia, gạo Việt mỗi khi xuất khẩu thường "tham chiếu" giá gạo Thái Lan rồi ra giá thấp hơn từ 10 - 50 USD/tấn để chào hàng, thì trong khoảng 2 năm trở lại đây, gạo Việt Nam đã vượt qua "cái bóng" của gạo Thái Lan, đã xác lập vị thế mới với thương hiệu riêng và chất lượng tốt.

Về thị trường, 11 tháng qua, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 45% trong tổng lượng và chiếm 43% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt gần 3 triệu tấn, tương đương 1,39 tỷ USD, giá trung bình 463 USD/tấn. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc chiếm trên 12% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, giá trung bình 505 USD/tấn. Bờ Biển Ngà đứng thứ 3 đạt 655.000 tấn, giá 448 USD/tấn. Xuất khẩu sang khối các thị trường RCEP 11 tháng qua đạt 4,42 triệu tấn.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An - Cần Thơ đánh giá về thị trường tiêu thụ gạo Việt trên thế giới đang ở giai đoạn “hút hàng”: Trên thế giới đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng, trước đây người ta có thể ăn mì, bánh mì, phở… nhưng khi xảy ra dịch bệnh thì cần nhất vẫn là gạo, nên gạo chúng ta có một phần rất may mắn. Tiếp đến là chỉ đạo của Chính phủ và Bộ NN&PTNN về việc nâng cao giá trị hạt gạo Việt trên trường quốc tế, đã triển khai 5 năm, doanh nghiệp – nông dân – chính quyền địa phương đã nâng cao được giá trị hạt gạo. Bây giờ gạo Việt Nam giá cao nhất thế giới vì thật sự nó rất ngon và mới hơn so với trước đây.

Riêng đối với thị trường EU, sau gần 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam, xuất khẩu gạo nói riêng của Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường EU. Các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như: ST24, ST25, Jasmine… được người dân khu vực này ưa chuộng.

Sau 2 lô gạo đầu tiên của Tập đoàn Lộc Trời được bày bán tại Pháp thì doanh nghiệp này đã “chốt” được hợp đồng và đang rút chuẩn bị nguồn hàng để xuất khẩu theo thỏa thuận. Đây tín hiệu tốt, khi một thị trường khắt khe như Châu Âu đã chấp nhận hàng của thương hiệu gạo Việt Nam.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, cho biết: Gạo Việt Nam đã có tên tuổi chứ không phải là vô danh và có hình hài rất rõ ràng, bao bì của mình đóng gói có nhãn mác có giới thiệu tất cả và mình có trách nhiệm với những thông tin mà mình công bố. Điều này có nghĩa là các tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu là mình đã vượt qua.

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, Việt Nam sản xuất từ 43 - 44 triệu tấn lúa, tương đương 22 - 23 triệu tấn gạo, với trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, 15% sản lượng gạo Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động phương án xuất khẩu gạo và tận dụng những lợi thế hiện có, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Bộ Công Thương liên tục cập nhật diễn biến thị trường và đẩy mạnh tái cơ cấu ngành sản xuất lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị. Tập trung xây dựng thương hiệu cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết: Chúng ta tổ chức các hội nghị theo từng thời vụ để phổ biến tình sản xuất, điều chỉnh quy trình sản xuất thì sẽ đảm bảo được việc xuất khẩu theo yêu cầu.

Từ kết quả 11 tháng đã xuất khẩu hơn 6 triệu tấn gạo, năm 2022 sắp khép lại, ngành chuyên môn ước tính cả năm nay sẽ xuất khẩu 7,2 - 7,3 triệu tấn gạo. Như vậy, năm 2022 sẽ là năm đạt khối lượng xuất khẩu cao thứ hai trong lịch sử ngành lúa gạo Việt Nam.

ĐBSCL sẽ tập trung gieo các giống lúa chất lượng cao, cho gạo ngon để cung ứng thị trường quốc tế.

ĐBSCL sẽ tập trung gieo các giống lúa chất lượng cao, cho gạo ngon để cung ứng thị trường quốc tế.

Dể đón đầu các cơ hội xuất khẩu gạo năm 2023, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các vùng trọng điểm sản xuất lúa, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện canh tác ưu tiên các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, giống lúa thơm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Giảm tỉ lệ các giống lúa chất lượng trung bình và lúa nếp.

Liên quan đến nội dung này, phóng viên Vân Tịnh có cuộc trao đổi ngắn với ông Trần Tấn Phương – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, thủ phủ vùng gạo ngon bậc nhất cả nước về kế hoạch sản xuất lúa gạo năm 2023. 

PV: Thưa ông, hiện nay Sóc Trăng đang đi theo hướng sản xuất lúa –gạo ngon bằng phương pháp nào?

Ông Trần Tấn Phương: Tỉnh Sóc Trăng đang theo chủ trương chung, phát triển lúa thơm và lúa thơm đặc sản như: ST, OM, Đài Thơm… Chúng tôi tập trung phát triển trồng lúa theo hướng giảm phát thải nhà kín, 1 phải 5 giảm, lúa chuyển đổi hữu cơ.

 PV: Trong những năm qua thì kế hoạch duy trì giữ vững diện tích lúa của địa phương ra sao?

Ông Trần Tấn Phương: Diện tích lúa thì 331.000 hecta, thu hoạch khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Những vùng bị ngập nước thì chúng tôi đang chuyển vụ. Ví vụ Thu Đông thì chúng tôi chuyển qua hẳn vụ Đông Xuân để tránh ngập nước. Hoặc nếu sản xuất theo hướng Lúa – Cá.

PV: Để tập trung cho phân thúc thị trường gạo ngon thì địa phương đã giảm diện tích gieo sạ các giống lúa chất lượng trung bình ra sao?

Ông Trần Tấn Phương: Đối với các giống lúa chất lượng trung bình thì Sóc Trăng chỉ còn khoảng vài phần trăm, các giống lúa chất lượng thấp như ngày xưa thì Sóc Trăng không còn gieo sạ. Nông dân bây giờ họ đã tiến bộ nhiều, chủ yếu là sản xuất lúa thơm và lúa chất lượng cao.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.