Giá xăng dầu tiếp tục giảm về gần 18.000 đồng/lít
Chiều nay (17/4) trong kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu tiếp tục giảm.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy năng lực hiện tại của VN khi triển khai đường sắt tốc độ cao như thế nào, đâu là những chính sách cần phải sửa đổi, chiến lược quốc gia về phát triển đường sắt tốc độ cao như thế nào? PV VOV Giao thông đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt (Bộ GTVT) xung quanh nội dung này.
PV: Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, tuy nhiên để triển khai chủ trương này, năng lực của VN hiện nay thế nào?
Ông Trần Thiện Cảnh: Công nghiệp đường sắt gồm có: đầu máy, toa xe, các vật tư phụ kiện đặc chủng đường sắt như ray, ghi, thiết bị thông tin tín hiệu. Hiện nay lĩnh vực đầu máy toa xe, đầu máy chúng ta chưa sản xuất được, chỉ lắp ráp trong nước.
Cách đây 20 năm Tổng Công ty Đường sắt VN đã lắp ráp được 20 đầu máy ở Nhà máy xe lửa Gia Lâm, chúng ta chỉ mua động cơ và linh kiện, còn lại là sản xuất trong nước. Còn toa xe, đến nay chúng ta có thể nội địa hóa được 80%, chỉ phải nhập khẩu một số linh kiện phụ tùng có tính đặc thù.
Liên quan đến luyện kim, hiện nay ray, ghi chúng ta chưa làm được, gần đây có 1 DN trong nước nghiên cứu sản xuất ghi, nhưng sản phẩm vẫn chưa được đưa vào trong thực tiễn. Về thông tin tín hiệu chúng ta chỉ sản xuất được cảm biến nho nhỏ, hay cần chắn tàu tự động…còn lại chíp, mạch vẫn phải nhập khẩu; còn phần mềm chúng ta đang mua của các đối tác liên quan đến cung cấp phần cứng.
PV: Để phát triển đường sắt tốc độ cao cần có những thay đổi về chính sách thế nào, đặc biệt là Luật Đường sắt sửa đổi?
Ông Trần Thiện Cảnh: Để phát triển công nghiệp đường sắt tốc độ cao, Bộ GTVT đã dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi để xây dựng hành lang pháp lý, đặc biệt là những chính sách ưu đãi, thu hút các DN tham gia đầu tư vào lĩnh vực đường sắt.
Đối với Luật Đường sắt sửa đổi chúng tôi có xây dựng chính sách khuyến khích, ví dụ như: các cơ sở sản xuất công nghiệp đường sắt sẽ được miễn giảm tiền thuê đất; vật tư máy móc thiết bị (chúng ta chưa sản xuất được) nhập khẩu thì được miễn thuế nhập khẩu và một số chính sách khác.
Đối với các DN trong nước, chúng tôi đã tìm hiểu, làm việc và mong muốn họ tham gia nhiều hơn vào các sản phẩm liên quan đến đường sắt. Thực tế hiện nay đã có những tập đoàn lớn như Tập đoàn Trường Hải họ sẵn sàng tham gia vào sản xuất liên quan đến luyện kim như ray, thép; rồi VNPT, Viettel họ có thể tham gia vào lĩnh vực thông tin tín hiệu đường sắt; Tổng công ty Đường sắt VN cũng đã kí biên bản hợp tác với một số DN Trung Quốc như: Công ty đầu máy xe lửa Đại Liên, Công ty toa xe Trường Xuân để có hợp tác và dần dần nắm bắt và xây dựng nhà xưởng tại VN.
PV: Chiến lược quốc gia về công nghiệp đường sắt tốc độ cao trong thời gian tới?
Ông Trần Thiện Cảnh: Bộ GTVT đang tập trung xây dựng 2 khung tiêu chuẩn cho đường sắt điện khí hóa (trong đó có cả đường sắt tốc độ cao) và đường sắt đô thị. Tiếp theo chúng tôi tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý dưới luật như: nghị định, thông tư, để khi Luật Đường sắt sửa đổi dự kiến được Quốc hội thông qua vào kì họp tháng 10/2025 sẽ có cơ sở triển khai ngay.
Chúng tôi cũng đặt ra mục tiêu, để phát triển CN đường sắt, với nền tảng của chúng ta hiện nay không kì vọng ta sẽ sản xuất được những toa tàu hiện đại mà hướng đến đưa các dây chuyền về và sản xuất lắp ráp trong nước trước, sau đó chúng ta tăng tỷ lệ nội địa hóa dần dần và làm chủ.
Ví dụ như về phần công nghiệp chúng ta sẽ làm chủ được phần sản xuất toa xe; về phần đầu máy, đặc biệt là động cơ chúng ta sẽ nhập về, sau đó đóng và lắp ráp phần đầu máy…cái này thì các nước đi sau tương tự như chúng ta cũng làm như vậy. Tương tự về lĩnh vực thông tin tín hiệu chúng tôi sẽ trao đổi với các DN lớn trong nước để có nghiên cứu và nắm bắt dần dần, những lĩnh vực này chúng ta có thể làm chủ được 80-90% và đặc biệt là hướng đến làm chủ trong quản lý, vận hành, khai thác.
Để đạt được mục tiêu đề ra, chúng tôi đã xây dựng những đề án như: Đề án phát triển CN đường sắt, đề án phát triển nguồn nhân lực…để làm sao xây dựng được mô hình tiếp nhận, chuyển giao công nghệ hiệu quả nhất. Trong dự án phát triển đường sắt tốc độ cao cũng sẽ thành lập các trung tâm, học viện, viện nghiên cứu hay kể cả những trung tâm đào tạo nghề như phát triển Trường Cao đẳng đường sắt…từ đó cho người đi đào tạo và nắm bắt các công nghệ. Sau đó chúng ta có thể bắt tay vào ngay, không bị bỡ ngỡ khi các dự án này đi vào hoạt động.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Chiều nay (17/4) trong kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu tiếp tục giảm.
Một con số đáng chú ý mà Cục Thống kê vừa công bố là hiện có hơn 1,35 triệu thanh niên trong độ tuổi 15-24 không đi học, không có việc làm và cũng không tham gia đào tạo. Tỷ lệ thanh niên không đi học cũng không đi làm có xu hướng tăng lên, đang chiếm 10,4% tổng số thanh niên.
Cục Cảnh sát giao thông vừa có phương án phân luồng giao thông từ xa, giải quyết ùn tắc giao thông khu vực TP.HCM và các địa phương liên quan.
Liên tiếp thời gian vừa qua, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (Kol), người tiêu dùng chủ chốt (Koc) đã phải đăng đàn lên tiếng xin lỗi vì quảng cáo các sản phẩm không đúng sự thật, thậm chí là khởi tố vì liên quan hàng giả, hàng kém chất lượng.
Vốn là một giảng viên của trường Đại học Hàng hải, nhưng khi đất nước bước vào giai đoạn Kháng chiến chống Mỹ, chàng thanh niên Lê Xuân Khảm cùng nhiều đồng nghiệp của mình đã trích máu tay ký vào đơn nhập ngũ.
Các cơ quan chức năng sẽ rà soát, xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập về đèn tín hiệu, biển báo hiệu đường bộ hoàn thành trong tháng 4 năm 2025.
Dưới tán rừng Trường Sơn đại ngàn, bao nữ thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, lái xe… mang trong mình sức mạnh phi thường.