Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Trăm năm nghề chiếu Cà Hom – Bến Bạ

Kim Loan: Chủ nhật 25/08/2024, 10:43 (GMT+7)

Dải Cửu Long có tỉnh Trà Vinh khá đặc biệt, địa hình phần lớn là vùng trũng xen kẹp giữa các giồng cao như một cánh cung ôm biển. Nhiều nơi bị mặn - phèn uy hiếp quanh năm, cây lác thay cây lúa kiên trì chống đỡ.

Từ “định mệnh” thổ nhưỡng khắc nghiệt, đồng bào dân cư ở Trà Vinh cũng tự chế tác nhiều nghề nhằm thuận thiên lập nghiệp. Trong vô số các sản phẩm được làm ra từ vùng đất trăm chùa, nổi tiếng nhất là nghề dệt chiếu Cà Hom – Bến Bạ, một loại chiếu dệt tay dẫn đầu thị trường mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Nam Bộ.

Hành trình 104 năm uốn cọng lác thô kệch thành thảm chiếu mềm bằng tay là câu chuyện xứng đáng được người đời ca ngợi.

Sợi lác luộc lên màu, phơi khô để dệt chiếu

Sợi lác luộc lên màu, phơi khô để dệt chiếu

Trong hành trình hòa mình vào biển, dòng Cổ Chiên êm đềm uốn lượn qua mấy bãi bồi rồi sóng đôi với mảnh đất trăm chùa Trà Vinh. Vùng đất sở hữu 2.000 hecta diện tích trồng lác quanh năm xanh rì, lác ngã mình theo gió. Ở đó, câu chuyện dệt chiếu lác được người lớn tuổi trong phum sóc kể lại bằng giai điệu tự hào.

Làng chiếu Cà Hom - Bến Bạ thuộc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú với 80% dân số hành nghề là người dân tộc Khmer. Nghề dệt chiếu xuất hiện ở đây từ năm 1920, khi mấy người phụ nữ địa phương đi thăm họ hàng ở đất mũi Cà Mau rồi tình cờ “học lõm”.

Trở về, họ lội biền cắt lác, chẻ nhỏ phơi khô, nhờ cánh đàn ông đóng khung căng sợi rồi dệt thử. Những chiếc chiếu đầu tiên thành phẩm rất khô ráp và vụng về, nhưng cũng đỡ tốn tiền mua chiếu chợ. Nghề dạy nghề, chiếc chiếu sau mịn tay hơn chiếc chiếu trước, đến năm 1940, cả vùng Cà Hom – Bến Bạ bắt tay làm chiếu đổ hàng ra chợ. Được thời được vận, làng nghề bước lên nấc hoàng kim từ năm 1960.

"Tôi sinh năm 1945, lớn lên đã thấy có lác và dệt chiếu nên theo nghề đến nay mấy chục năm rồi. Ngày xưa dệt chiếu cọng, bây giờ dệt chiếu nùi (nhiều cọng)"

"Tôi thì lớn lên với má, thấy má dệt chiếu thì dệt theo từ thời con gái. Chồng tôi xứ khác đến đây cưới tôi rồi ở lại dệt chiếu đến nay mấy chục năm rồi"

"Nguyên liệu ở đây tốt nhất, dệt chiếu dẻo, làm chiếu mịn, đẹp lắm"

Nghệ nhân Ngô Thị Pho với thương hiệu chiếu hoa 2 mặt phục phân khúc khách hàng hạng sang

Nghệ nhân Ngô Thị Pho với thương hiệu chiếu hoa 2 mặt phục phân khúc khách hàng hạng sang

Chiếu Cà Hom – Bến Bạ khổ lớn ngang 1m6 – dài 2m và khổ nhỏ dài 1m9 – ngang 1m, đủ loại từ chiếu trắng, chiếu màu, chiếu in hoa, in chữ với 5 màu chủ đạo là: trắng, đỏ, xanh, vàng và tím. Công đoạn làm chiếu ở Nam Bộ cơ bản giống nhau từ khâu chọn cọng lác già, dài thượt, phơi khô, rồi luộc lác thấm màu. Tuy nhiên, đặc tính chiếu Cà Hom – Bến Bạ nổi tiếng nằm ở chỗ, sử dụng tận 5 năm mà chiếu không đổ lông, phai màu và giòn gãy. Bí quyết dệt chiếu thượng thặng của đồng bào Cà Hom - Bến Bạ 104 năm nay vẫn là một “bí mật”.

Theo chị Kim Hoa – thợ dệt chiếu ấp Cà Hom, xã Hàm Tân, đồng bào dệt chiếu bằng tay, công phu, tốn thời gian nhuộm màu và tỉ mỉ trong bấm hoa văn: “Mình phải nguộm màu sáng, dập điều tay, xỏ lỗ điều tay thì dệt chiếu mới chắc và đẹp”.

Bà Lý Thị Hà – một người dân Bến Bạ, xã Hàm Tân kể, thời điểm năm 1960, giá thành chiếu Cà Hom – Bến Bạ cao hơn chiếu Cà Mau cùng chủng loại đến 40% mà vẫn không đủ bán. Ghe thương hồ theo dòng sông Hậu vào Bến Bạ nằm chờ, mặc dù đã có toa đặt hàng trước. Trên đường bộ, mỗi ngày có hàng chục xe đạp bán chiếu rong từ Cà Hom tỏa đi các huyện, các tỉnh. Mỗi nhà có ít nhất 3 khung dệt, nhộn nhịp hoạt động hết công suất: “Một ngày vợ chồng dệt được 2 chiếc thôi, giá 200 ngàn đồng/đôi. Mình nhuộm chiếu 1 lần mất mấy ngày, phơi khô là dệt một lần, khi nào hết mới nhuộm lác nữa”.

Đến thập niên 1970, chiếu nylon xuất hiện đã làm cho làng chiếu Cà Hom – Bến Bạ một phen điêu đứng. Thế rồi những khiếm khuyết không khắc phục được của mặt hàng thời trang này là: không rút được mồ hôi, độ nóng cao… đã nhanh chóng bộc lộ nên trả lại vị trí xứng đáng của chiếu Cà Hom – Bến Bạ trong lòng người tiêu dùng.

Chiếu Cà Hom - Bến Bạ được dệt bằng tay, nổi tiếng bền chắc, sử dụng 5 năm không phai màu, không mục gãy.

Chiếu Cà Hom - Bến Bạ được dệt bằng tay, nổi tiếng bền chắc, sử dụng 5 năm không phai màu, không mục gãy.

Nhưng đến năm 1990, làng nghề dệt chiếu Cà Hom - Bến Bạ đứng bên bờ vực mai một. Nguyên nhân, do người dân làng nghề không chủ động được nguồn nguyên liệu, sản phẩm chiếu không được cách tân về mẫu mã nên không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong lúc “bĩ cực”, nghệ nhân Ngô Thị Pho nung chí “thay áo” cho chiếu bằng cách tự thiết kế hoa văn, phối màu, rồi dệt thử sản phẩm chiếu hoa hai mặt. Qua 20 lần thất bại, năm 2000, chiếu hoa hai mặt thương hiệu Ngô Thị Pho khi được chào bán ra chợ xã rồi được vương quốc Campuchia chọn đặt hàng đưa vào chánh điện các ngôi chùa tháp.

Năm 2001, UBND xã Hàm Tân đã xây dựng dự án hỗ trợ kinh phí đóng khung dệt cho 40 hộ nghèo và nhờ nghệ nhân Ngô Thị Pho truyền nghề dệt hoa hai mặt, bà nhận lời không một chút đắn đo, tận sức truyền dạy những “bí quyết” của mình. Làng nghề dệt chiếu Cà Hom - Bến Bạ cũng từ đây dần được vực dậy. Đến nay, làng chiếu có 450 hộ chuyên sống bằng nghề dệt chiếu, trong đó 400 lao động trực tiếp dệt và 1.500 lao động làm việc gián tiếp ở các khâu: trồng lát, sơ chế nguyên liệu, pha màu…

Làng chiếu Cà Hom – Bến Bạ đang sở hữu 500 khung dệt, cung cấp cho thị trường 1.200 đôi chiếu/ ngày, mỗi năm cung ứng 150.000 đôi chiếu. Nghề chiếu ở đây từng bước được khép kín, nguyên liệu tự trồng với 37 hecta lác, có hẳn HTX chiếu thảm Hàm Tân để tập hợp mọi người cùng hướng đến sản xuất ổn định, bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.

Tin vui mới nhất là Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa ký quyết định đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống. Hiện nay, chiếu Cà Hom – Bến Bạ có mặt khắp ĐBSCL, Đông Nam Bộ.

Làng chiếu Cà Hom - Bến Bạ sử dụng nguyên liệu lác tự trồng ở vùng đất trũng phèn Trà Cú và Càng Long.

Làng chiếu Cà Hom - Bến Bạ sử dụng nguyên liệu lác tự trồng ở vùng đất trũng phèn Trà Cú và Càng Long.

Chị Đỗ Thị Mai Hoa – tiểu thương chuyên sỉ mặt hàng chiếu lác Cà Hom – Bến Bạ cho biết: “Một năm ở cơ sở mình bán được 7.000 chiếc chiếu, mặt hàng chiếu này chỉ lấy ở Trà Vinh thôi, vì chiếu ở đó nguyên liệu tốt, chiếu mịn. Bán chạy nhất từ tháng 12 đến Tết”.

Phum sóc Cà Hom – Bến Bạ đã tạo ra sản phẩm “để đời” bằng công sức, trí tuệ và sự cần mẫn chất phác của những người thợ tài hoa. Trong bối cảnh nệm cao su chiếm gần hết ưu thế đối với phân khúc khách hàng hạng sang thì đôi chiếu Cà Hom – Bến Bạ cũng đôi lần “chạm trán”.

Tuy nhiên, khi chiếc chiếu vẫn còn là sản phẩm thiết yếu cho các buổi cúng bái tổ tiên, lễ hội, cưới xin thì Cà Hom – Bến Bạ vẫn tự tin đưa ra thị trường những loại chiếu chất lượng, phục vụ khách hạng sang. Vui nhất là ngày nay, ở phum sóc Cà Hom – Bến Bạ, vẫn còn những đôi uyên ương chọn chiếu hoa trải giường cho ngày trọng đại!

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các lực lượng chức năng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để thu dọn cây xanh gãy đổ sau bão số 3 tại các quận nội thành, đảm bảo hoàn thành trước ngày 20/9.