Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Trăm năm lò đất Đầu Doi

Trọng Nhân: Thứ hai 24/06/2024, 14:10 (GMT+7)

Xóm lò đất Đầu Doi, thuộc thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất là một trong những làng nghề có tuổi đời lâu nhất tại tỉnh Kiên Giang chuyên làm các đồ thủ công mỹ nghệ.

Thuở hoàng kim, làng nghề này hoạt động cả ngày lẫn đêm vẫn không kịp hàng để giao cho các thương lái, nhưng đến nay, bởi nhiều yếu tố tác động đã khiến nghề làm lò đất đứng trước nguy cơ mai một với thời gian.

Xóm lò đất Đầu Doi là một trong những làng nghề có tuổi đời lâu nhất tại tỉnh Kiên Giang

Xóm lò đất Đầu Doi là một trong những làng nghề có tuổi đời lâu nhất tại tỉnh Kiên Giang

Đến ấp Đầu Doi, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang vào buổi trưa nắng như đổ lửa, từ đầu xóm chúng tôi đã nghe được tiếng động cơ máy hoạt động liên hồi. Đến gần hơn tìm hiểu và được biết đó là máy trộn đất của nhà bà Nguyễn Kim Liên, một hộ làm nghề lò đất tại đây đã ngót nghét gần 50 năm.

Bà Liên cho biết, trộn đất là công đoạn đầu tiên để bắt đầu làm ra những bếp, lò bằng đất. Nguyên liệu phải có gồm 2 loại đất sét và đất cát, sau đó được đưa vào máy trộn đều với nhau.

Máy trộn đất chỉ mới có và áp dụng trong sản xuất khoảng 10 năm trở lại đây, trước đó những người làm nghề phải dùng chân để thực hiện công đoạn trộn đất. Mỗi đợt trộn đất thủ công không qua máy sẽ mất hơn 1 tiếng mới đạt chuẩn: “Ngày xưa không có máy như thế đâu, ngày xưa đạp đất bằng chân không. Phải đạp để cho chín thì mới làm được, mỗi lần trộn sẽ có 2 loại đất là đất sét và đất cát. Ngày xưa đạp bằng chân là khoảng hơn 1 tiếng mới xong, chưa kể phải mướn người đạp nữa, bây giờ có máy nhanh hơn và tiện hơn.”

Dừng tay khi đang làm dở dang một chiếc lò đất, bà Liên nhìn về những chiếc lò phơi nắng với vẻ mặt trầm ngâm cho biết, nghề làm lò đất ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Khác ở chỗ ngày nay đã có nhiều máy móc hiện đại giúp rút ngắn thời gian và làm ra những sản phẩm đẹp, và cũng khác vì nghề làm lò đất chẳng còn thịnh vượng để giúp người dân ổn định đời sống theo thời gian: “Giờ làm một ngày tiền lời chỉ còn vài chục ngàn để sống dè dặt, đâu còn làm nhiều như ngày xưa. Ngày đó người ta đặt 10 phần thì giờ chỉ còn khoảng 2 phần, ế đến vậy luôn đó, nhiều chỗ còn chẳng có ai mua phải đóng cửa nghỉ luôn. Ở đây giờ không có gì làm ngoài nghề này nên phải ráng bám để làm mà sống. Ai còn trẻ, có sức khoẻ là bỏ xứ đi nơi khác làm hết rồi. Nghề này chắc 1 đến 2 năm nữa chắc giải nghệ nghỉ hết quá…”

Ông Nguyễn Văn Cam, Tổ trưởng ấp Đầu Doi cho biết, nghề làm lò đất đã tồn tại đến nay trên 100 năm, có nguồn gốc từ một vị tổ nghề là người dân tộc không còn nhớ rõ tên. Thuở khi mà các vật dụng trong bếp chỉ toàn bằng đất thay vì kim loại như ngày nay, vị tổ nghề đã chọn vùng Hòn Đất đến để sinh sống, làm và truyền nghề cho đến ngày nay. Bởi nơi đây có nguồn nguyên liệu đất sét dẻo, có độ dai, chịu nhiệt tốt và không hoà lẫn với cát sỏi: “Nghề này là nghề truyền thống của người dân tộc chứ người Việt đâu có nghề này. Đầu tiên là của người dân tộc trong Hòn Đất, Hòn Me sau này mới truyền đạt rộng ra. Hình thành đến nay cũng trên 100 năm rồi.”

Nghề làm lò đất đã tồn tại đến nay trên 100 năm

Nghề làm lò đất đã tồn tại đến nay trên 100 năm

Ông Cam cho biết thêm, xóm Đầu Doi từ xưa nổi tiếng khi làm ra những chiếc nồi, niêu, xoong, chảo, lò ba chân…bằng đất chất lượng. Để hoàn thành một sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên cần đưa đất vào khuôn gỗ để nắn tạo hình; sau đó đến công đoạn vỗ bằng thanh tre, lúc này người thợ sẽ phải thật khéo léo vì do đất còn ướt rất dễ bị biến dạng; kế đó là công đoạn làm bóng, tạo hoa văn. Khi hoàn thành các công đoạn này, người thợ sẽ đem sản phẩm đi phơi nắng 1 tuần và sau đó đưa vào nung lửa. Trong lúc nung cần chú ý giữ lửa thật đều không được cháy quá lớn hoặc quá nhỏ, như thế sẽ làm ra được những vật dụng bằng đất đạt yêu cầu.

Dần dà những sản phẩm làm từ đất của xóm Đầu Doi vang xa, nhiều thương lái tìm đến mua và mang đi khắp các nơi ở nam kỳ lục tỉnh để bán. Khi đó người làm nghề tất bật cả ngày lẫn đêm vẫn không đủ hàng giao. Cứ thế phát triển, cái nghề đã cưu mang nhiều số phận, giúp họ ổn định đời sống thậm chí trở nên khá dả, có của ăn của để.

Tuy nhiên qua thời gian, khi mà bếp gar, bếp điện, nồi, chảo…bằng kim loại ra đời với tính tiện lợi đã chiếm phần ưu thế hơn so với những vật dụng bằng đất. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu đất sét ngày một cạn kiệt và giá cao ngất ngưỡng khiến người làm nghề lò đất rơi vào hoàn cảnh khó khăn chồng chất.

Cứ thế theo thời gian, từ một làng nghề tấp nập người làm, người mua đến nay chỉ còn vài chục người bám trụ: “Hồi đó người ta sử dụng lò củi nhiều đâu có bếp gar, bếp điện như bây giờ nên phát triển mạnh lắm. Trời ơi ngày đó làm nghề này nhiều lắm, 10 nhà là hết 9 nhà làm nghề lò đất, giờ thì mai một lắm rồi. Giờ không còn bán được vì người ta sử dụng bếp gar, bếp điện…rồi nguồn nguyên liệu, nguồn đất khan hiếm và mắc lắm. Dồn dập khó khăn nhiều, khổ lắm. Bây giờ lâu lâu mới có một số người lái thuyền buôn bán nhỏ ở vùng sâu, vùng xa mới mua. Giờ xóm Đầu Doi này chỉ còn 30 đến 40 hộ làm nghề này, nghỉ hết rồi. Chính quyền địa phương cũng ưu tiên, quan tâm làng nghề này lắm mà cuối cùng vẫn không phát triển được.”

Nhiều yếu tố tác động khiến nghề làm lò đất đứng trước nguy cơ mai một với thời gian

Nhiều yếu tố tác động khiến nghề làm lò đất đứng trước nguy cơ mai một với thời gian

Đến cơ sở sản xuất lò đất cùa bà Huỳnh Thị Cạn, một trong những người còn bám trụ với nghề cho đến hiện tại. Với quy mô xưởng rộng khoảng 1000 mét vuông và từng  có hơn 20 nhân viên làm việc trong một ngày, nhưng giờ đây vì buôn bán ế ẩm, xưởng của bà Cạn phải cắt giảm nhân công còn 3 người và hoạt động cầm chừng. Nhìn về con kênh Tri Tôn, nơi từng một thời nhộn nhịp giao thương trên bến dưới thuyền, bà Cạn ngậm ngùi cho biết, hơn 4 tháng qua cơ sở không nhận được đơn hàng nào, chỉ bán lẻ được vài chục cái lò, hàng hóa cứ thế tồn đọng chất đống.

Bởi khó khăn, hiện mỗi ngày bà Cạn phải đi buôn ve chai để duy trì cơ sở và ổn định kinh tế gia đình: “Bà này chủ vựa đằng kia giờ phải chạy xe ôm, ế quá. Cả nửa tháng nay không bán được một đồng nào thì sao mà sống được. Còn tôi thì mấy bữa nay đi buôn ve chai rồi chèo thuyền ra tới ngoài kia bán mới có lời, còn bán gần đây không có lời. Cả ngày làm được 120 ngàn mà mệt quá trời. Ngày xưa làm bán không kịp, làm sáng đêm mà không đủ hàng giao còn bây giờ chán lắm.”

Dù khó khăn chồng chất nhưng những người làm nghề tại xóm lò đất Đầu Doi vẫn luôn tìm đủ mọi cách để “nuôi” và giữ nghề. Vì đối với họ đó không chỉ đơn giản là nghề để mưu sinh mà còn là trọng trách gìn giữ nét văn hóa truyền thống của thế hệ đi trước để lại.

“69 tuổi rồi vẫn làm được khỏe, vì không bán được hàng nên nghỉ mấy tháng nay. Cố gắng gìn giữ nghề, nghỉ làm vậy đó chứ ai mà đặt hàng là làm tiếp. Ở đây là tôi kiên trì lắm, đời cha nghỉ là tới đời con còn nếu không ai duy trì nữa thì vô phương.”

“Mình không có nản, ai mua thì mình làm mình bán, còn không ai mua thì mình ngưng để làm chuyện khác kiếm sống, chừng nào người ta mua nữa thì mình làm tiếp. Mình duy trì nghề này, trước đó ế quá mình cũng từng ngưng đi nơi khác lại.

“Thấy vậy chứ lò đất, nồi đất dùng tiện. Sử dụng xen kẽ với bếp gar sẽ tiết kiệm. Mà nhiều món nấu trong nồi đất, rồi đốt bếp lò đất bằng củi cũng sẽ ngon hơn các loại nồi và bếp hiện nay.”

Người cũ, nghề cũ vẫn còn đó ở xóm lò đất Đầu Doi, chỉ là khung cảnh xưa đã khác đi nhiều. Nhưng thời thế dù có khác đi thế nào chăng nữa thì trong ký ức của mỗi người con quê sẽ không bao giờ quên những chiếc lò, chiếc nồi đất theo họ lớn khôn. Và cũng vì thế “ngọn lửa” nghề ở xóm lò đất Đầu Doi sẽ vẫn cháy.

Bởi trong mỗi người làm nghề tại nơi này, họ vẫn tin rằng những sản phẩm bằng đất sẽ là các vật dụng bất diệt với thời gian, vì chúng gắn liền cùng nét văn hóa truyền thống của đồng quê, dân tộc.

Trọng Nhân/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thu nhập khủng, cá nhân kinh doanh xe điện trẻ em bất chấp lệnh cấm

Thu nhập khủng, cá nhân kinh doanh xe điện trẻ em bất chấp lệnh cấm

Như VOV Giao thông quốc gia đã từng đề cập về thực trạng kinh doanh xe điện trẻ em ở không gian đi bộ Hồ Gươm không chỉ gây nhếch nhác, ảnh hưởng tới bộ mặt của Thủ đô mà còn khiến người dân và du khách lo lắng.

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Du khách đến TP.HCM dịp lễ 30/4 cần lưu ý gì khi đang vào đợt nắng nóng gay gắt?

Du khách đến TP.HCM dịp lễ 30/4 cần lưu ý gì khi đang vào đợt nắng nóng gay gắt?

Gần tới ngày 30/4 dự báo rất đông du khách trong và ngoài nước sẽ đến TP.HCM tham quan du lịch, tham dự những sự kiện lớn nhân 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thời điểm này trùng với đợt nắng nóng gay gắt của Nam bộ, thời tiết sẽ chuyển mùa kèm theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

Sở hữu hệ thống metro dài thứ ba thế giới, người dân Ấn Độ vẫn “hờ hững” với metro

Sở hữu hệ thống metro dài thứ ba thế giới, người dân Ấn Độ vẫn “hờ hững” với metro

Một nghiên cứu mới đây cho thấy 7/13 hệ thống tàu metro tại Ấn Độ đang gặp khó khăn khi thậm chí không đạt nổi 10% số lượng hành khách ước tính. Đây là một con số đáng báo động đối với những dự án tiêu tốn hàng chục tỷ rupee. Vậy điều gì đang cản trở người dân đô thị sử dụng metro?

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.

Mỹ tăng thuế, bất động sản Việt Nam ảnh hưởng ra sao?

Mỹ tăng thuế, bất động sản Việt Nam ảnh hưởng ra sao?

Việc Mỹ tăng cường áp thuế đối ứng với nhiều nền kinh tế lớn đang khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển, kéo theo những tác động không nhỏ tới thị trường bất động sản Việt Nam. Từ khu công nghiệp đến nhà ở, thương mại – mỗi phân khúc có thể đứng trước sức ép phải điều chỉnh chiến lược.

Lạc lối ở Ngõ Văn Chương

Lạc lối ở Ngõ Văn Chương

Ngõ Văn Chương, nằm trong phường Văn Chương, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Gọi là ngõ nhưng thực chất đây là một khu dân cư với hàng ngàn hộ dân sinh sống. Điều đặc biệt ở ngõ này là vẫn còn rất nhiều những ngôi nhà tập thể cũ 2 tầng. Với hệ thống ngõ ngách chằng chịt, dễ lạc lối với người lạ...