Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thời điểm này, các nhà vườn trồng thanh long tại tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành việc “xông điện” cho hàng ngàn ha vườn cây thanh long nghịch vụ, để có thu hoạch vào dịp Tết cổ truyền. Theo kinh nghiệm của nhà vườn, trước và sau Tết giá trái thanh long sẽ tăng từ 30% - 40% so với ngày thường. Những ngày cuối năm, do sản lượng giảm nên trái thanh long đang tăng giá.
Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 80.000 ha vườn cây ăn trái với 11 loại trái cây đặc sản. Từ nay đến Tết, bước vào mùa thu hoạch trái cây nên nhà vườn tất bật trong khâu chăm sóc để có nguồn hàng chất lượng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Với diện tích khoảng 20ha, Tết Nguyên đán năm nay, Hợp tác xã xoài cát Bảy Ngàn, ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 40 tấn xoài cát Hòa Lộc. Theo người trồng xoài, thời tiết năm nay có phần bất lợi nên sản lượng thu hoạch giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chất lượng trái vẫn được đảm bảo. Hiện nay, xoài đang ở giai đoạn ra trái và dự kiến thu hoạch vào khoảng 25-26 tháng Chạp.
Bà Sáu An, ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang chia sẻ: Mùa mưa quá mưa đi, không có ai trúng hết, xa xa ra 1 trái, thấy rầu chết luôn, bông nhiều nhưng không có đậu, mưa bão, lụt lúc hỗm đó, để bông ngay lúc đó luôn, xoài tết đó. Nghe nói bây giờ giá sốt lên lắm, người bán 70.000-80.000 đồng/kg, cả 100.000 nữa nhưng không có xoài, ít xịu hà, người ta bán trước, người nào chịu mua thì bán, người nào không chịu bán thì để đến tết nhưng không có nhiều.
Ngoài thanh long, xoài thì trái bưởi da xanh, bưởi năm roi cũng là những loại trái cây được rất nhiều người tiêu dùng thích mua chưng trên bàn thờ gia tiên trong dịp tết đến xuân về. Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang có trên 265 hộ nông dân liên kết trên diện tích 300ha để trồng các loại nông sản cung cấp cho thị trường trong nước vầ xuất khẩu.
Nhận định về thị trường trái cây tết năm nay, ông Trần Bá Sơn, Giám đốc Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP, huyện Châu Thành cho biết: Đến thời điểm này nguồn hàng ít hơn năm rồi khoảng 10%. Khách hàng, siêu thị đặt ít hơn, nhu cầu yếu do ảnh hưởng một số vấn đề kinh tế cuối năm, nên sức mua giảm nhẹ.
Ông Trần Bá Sơn, thông tin: Giá bưởi hiện đang xuống thấp, do bưởi da xanh ở ngoài miền Đông đang vô cổ trái, từ đây đến tết hái rất nhiều. Riêng cái bưởi dự kiến năm nay có thể ùn ứ nhiều, đặc biệt là bưởi da xanh…Giá bưởi da xanh mua tại vườn từ 15.000-18.000 đồng/ký, còn bưởi năm roi mua tại vườn khoảng 7.000-8.000 đồng/kg loại xô, thấp hơn năm ngoái từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Cho đến thời điểm này sức cầu đang yếu, không biết vô tầm khoảng mùng 10 trở đi sức cầu có tăng hơn không biết. Số lượng bưởi trong dân riêng bưởi năm roi không còn nhiều, riêng bưởi da xanh còn rất nhiều do người dân neo lại, chờ giá lên.
Trái ngược với thị trường bưởi, người trồng vú sữa hoàng kim đang phấn khởi vì giá cả đang ở mức cao. Bà con đang chủ động chăm sóc cây, dưỡng trái để cung ứng cho nhu cầu mua trưng tết của người dân. Ông Trần Ngọc Lợi, ở xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, đang trồng 30 công vú sữa hoàng kim, cây lớn nhất gần 4 năm tuổi, hiện vú sữa hoàng kim cân xô là 40.000 đồng/ký cho mối đến tận vườn thu mua, nhưng theo ông Lợi, tết thường giá sẽ tăng mạnh, thậm chí gấp đôi.
Ông Lợi cho biết: Bây giờ trái trên cây nhiều nhưng không biết ngay tết được số lượng nhiều hay ít, tháng trở lại đây thì 4 ngày bẻ 1 ngày, có bữa 400, 800, thậm chí 1 tấn cũng có. Hàng tết mình cũng cung cho họ luôn đâu có bỏ được, trái lúc nào cũng có, không có nghịch.
Theo tìm hiểu của Mekong FM, tại các địa phương, hiện, thương lái đã bắt đầu vào tận vườn đặt mua hàng phục vụ thị trường Tết. Với điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi như hiện nay, số lượng trái cây không nhiều nên nông dân kỳ vọng giá cả sẽ tốt, đạt lợi nhuận để có cái Tết đầm ấm, sung túc hơn.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.