Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

TP.HCM vận dụng NQ 98 để triển khai các dự án BOT

Nhất Hoàng - Huy Hoàng: Thứ sáu 22/09/2023, 12:02 (GMT+7)

Hiện nay nhiều tuyến đường tại TP.HCM trong tình trạng quá tải từ nhiều năm nay vẫn không thể mở rộng. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguồn vốn và cơ chế để thu hút các nhà đầu tư, nguồn lực xã hội.

Do vậy, Nghị quyết 98 (NQ98) của Quốc hội vừa được ban hành, kỳ vọng sẽ tạo cú hích thu hút các nhà đầu tư, với cơ chế cho làm dự án BOT trên đường hiện hữu, BT trả chậm… 

 

Quốc lộ 13 qua địa bàn TP.HCM là tuyến giao thông “huyết mạch” kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên. Tại Bình Dương, tuyến đường này đang được thi công mở rộng lên 8 làn xe.

Trong khi đó đoạn qua địa bàn TP.HCM vẫn còn ì ạch mãi do vướng quy định pháp luật. Hiện tại mật độ xe đã vượt ít nhất 3 lần công suất đường cho phép, trong khi đó, bề rộng mặt đường nhỏ hẹp, lại có nhiều “nút thắt cổ chai” như cầu Đúc Nhỏ, cầu Ông Dầu, đường ray xe lửa… khiến cho giao thông thường xuyên ùn tắc, nhất là vào giờ cao điểm.

"Tài xế mà nhắc đến con đường quốc lộ 13 từ Bình Dương qua Hiệp Bình Phước vào Sài Gòn là ngán ngẫm lắm. Đi có đoạn đường 5km thôi mà kẹt xe 1 tiếng rưỡi mới qua được đoạn đường đó".

"Kẹt dữ lắm, kẹt xe nó ảnh hưởng lớn đến công việc của mình, xe mà đậ nổ máy thì tốn nhiên liệu không?"

"Nếu mà mở rộng được Quốc lộ 13 thì giải quyết được rất nhiều thứ. Người dân ai cũng mong muốn sớm mở rộng con đường đó".

Tại khu vực phía Tây, người dân từ quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, Long An vào TP.HCM theo hướng quốc lộ 1 vô cùng ngán ngẩm với tình hình giao thông trên tuyến đường này. Nhiều năm qua quốc lộ 1, nhất là đoạn từ An Lạc đến giáp ranh tỉnh Long An đã trở nên quá tải. Lượng lớn xe cộ đi lại hằng ngày nhưng chiều rộng đường nhỏ khiến tình trạng ùn ứ giao thông xảy ra như "cơm bữa".

"Ngày nào cũng như ngày nấy, kẹt cả tiếng đồng hồ luôn, từ 7 giờ mấy tới 8 giờ mấy".

"Nói chung là kẹt lắm, mạnh ai nấy chạy".

"Kẹt thường xuyên là từ sáng đến khoảng 9 giờ là hết, chiều thì công nhân về là kẹt tiếp".

Có thể thấy, hàng loạt tuyến đường tại TP.HCM trong tình trạng quá tải từ nhiều năm nay nhưng vẫn không thể mở rộng. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguồn vốn và cơ chế để thu hút các nhà đầu tư, nguồn lực xã hội. Do vậy, Nghị quyết 98 (NQ98) của Quốc hội vừa được ban hành, kỳ vọng sẽ tạo cú hích thu hút các nhà đầu tư, với cơ chế cho làm dự án BOT trên đường hiện hữu, BT trả chậm…Hiện thành phố có 107 tuyến đường trục chính được quy hoạch có thể triển khai theo cơ chế mới.

Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn TP.HCM. Ảnh: Báo Lao Động

Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn TP.HCM. Ảnh: Báo Lao Động

Tuy nhiên, Nghị quyết 98 chỉ áp dụng trong 5 năm, nên 5 dự án thực sự quan trọng, cấp bách, có tính tác động lớn được đề xuất ưu tiên triển khai trước. Gồm Quốc lộ 13 (từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu), Quốc lộ 1 đoạn từ An Lạc đến giáp ranh tỉnh Long An dài 9,6km, Quốc lộ 22 từ ngã tư An Sương đến Vành đai 3 dài 9,1km, Trục đường Bắc – Nam (từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm) dài 7,5km. Và cầu đường Bình Tiên (đi qua Quận 6, 8 và huyện Bình Chánh) dài 3,2km. 5 dự án này đã được HĐND TP.HCM khóa X biểu quyết thông qua, với tổng mức đầu tư khoảng 37.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia đầu tư với tỉ lệ từ 33% đến 70% tùy mỗi dự án.

Chia sẻ thêm về chủ trương này, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm cho biết thêm: “Về mức giá cụ thể cũng như đối tượng phải đóng phí thì chúng ta sẽ nghiên cứu ở bước tiếp theo, thì đây là doanh mục để chúng ta bắt tay vào chúng ta nghiên cứu. Ở bước nghiên cứu tiền khả thi và bước dự án khả thi thì chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể giá vé, từng đối tượng phải nộp phí. Và ngoài ra phụ thuộc vào khả năng đóng góp của ngân sách, nếu chúng ta đóng góp ngân sách tham gia vào nhiều thì thu phí sẽ giảm”.

Dưới góc độ nhà đầu tư, ông Lê Quốc Bình (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM), cho rằng, tiêu chí chọn dự án BOT cũng cần đánh giá tổng thể kết nối giao thông xung quanh, tránh trường hợp người dân không vào đường BOT mà dồn qua nơi khác, gây ùn tắc, kéo theo phản ứng của dư luận như thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, để thu hút nhà đầu tư, thành phố cần các đánh giá khả thi trong hoàn vốn, bởi ít có doanh nghiệp nào chịu bỏ tiền khi chỉ nhìn thấy rủi ro.

Ngoài ra, ông Bình chia sẻ về lo lắng của doanh nghiệp là cơ chế xử lý khi xảy ra xung đột: “Ví dụ như bây giờ giữa 2 bên nhà nước và nhà đầu tư có xảy ra xung đột thì lúc đó cách thức thể chế, cách thức xử lý sao thì hiện nay chưa rõ, cần phải làm rõ điều đó.

Vấn đề thứ 2 là liên quan đến công tác đền bù giải tỏa, nhà nước sẽ phụ trách về công tác đền bù giải tỏa, nhà đầu tư bỏ tiền ra đầu tư. Nhưng mà giờ nhà đầu tư đã bỏ tiền ra rồi mà nhà nước giải tỏa không xong thì lúc đó nó vướng lại thì cơ chế xử lý vướng mặt bằng nó sẽ như thế nào. Cái đó cũng là 1 nỗi lo của nhà đầu tư.”.

Đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: SGGP

Đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: SGGP

Theo chuyên gia quy hoạch Ngô Viết Nam Sơn, Nghị quyết 98 mở ra cơ hội lớn cho thành phố phát triển hạ tầng, thay vì lệ thuộc chính vào đầu tư công như nhiều năm qua.

Tuy nhiên, với kế hoạch triển khai các dự án BOT trên đường hiện hữu, theo ông Sơn, ngoài mục tiêu phát triển hạ tầng, thành phố cần nhắm đến cơ hội khai thác các khu đất gắn với dự án bởi giá trị sẽ tăng lên rất lớn nên các sở ngành cần phối hợp chặt chẽ với nhau. Và cần có cách làm tư duy mới: “Bây giờ thì cần có 1 tư duy mới là có ngân sách chỉ là 1 phần và bên cạnh đó mình vận dụng NQ98 để mình tạo ra những nguồn thu bổ sung để mà mình không có lệ thuộc nhiều như trước nữa.

Và điều này cần rất nhiều yếu tố, thứ nhất từ NQ98 cũng rất cần 1 số văn bản, hướng dẫn những nghị định, những quyết định kèm theo để cho không bị vướng. Bất kỳ làm chuyện gì cũng cần 1 nền tảng pháp lý và nền tảng pháp lý này cần được thay đổi 1 cách hài hòa để cho những người thực hiện người ta không phải lo trách nhiệm, không lo là mình xé rào".

Một số chuyên gia khác cũng cho rằng việc đẩy nhanh đầu tư mở rộng các tuyến cửa ngõ, kết nối liên vùng của TP.HCM không chỉ giúp giảm áp lực giao thông nội đô mà sẽ phát huy hiệu quả các công trình lớn khác như Vành đai 3, các trục cao tốc từ TP.HCM đi Mộc Bài, Chơn Thành sắp đầu tư; đồng thời tạo điều kiện khai thác tiềm năng sử dụng đất, gia tăng cạnh tranh cho kinh tế cả vùng.

Đừng để đánh mất cơ hội vàng 

Những ngày gần đây tôi may mắn được dự các cuộc làm việc về Nghị quyết 98 cũng như được trao đổi với một số chuyên gia về cơ hội phát triển hạ tầng giao thông của TP.HCM trong 5 năm thí điểm sắp tới. Đa số nhận định đều tỏ ra lạc quan, song cũng có 1 vài ý kiến có phần dè chừng, nhất là đối với chủ trương BOT trên 1 số tuyến đường hiện hữu.

Ảnh minh họa 

Ảnh minh họa 

Thống kê cho thấy, tỷ lệ đất dành cho giao thông tại TP.HCM chỉ mới đạt khoảng 13%, còn kém khá xa so với quy chuẩn đô thị và rất khiêm tốn nếu so sánh với các thành phố trong khu vực như Singapore hay Bangkok. Với những hạn chế về nguồn lực, lâu nay các dự án hạ tầng của TPHCM gần như tự trói mình trong cảnh " có ngân sách thì làm, bằng không thì tiếp tục chờ".

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông bằng phương thức BOT đã được áp dụng khá phổ biến tại nhiều quốc gia. Hình thức này cũng không mới tại nước ta nhưng những bất cập trong quá trình triển khai đã gây ra không ít điều tiếng.

Đến mức Quốc hội phải “tuýt còi” việc làm BOT trên các tuyến đường hiện hữu. Thế nhưng, trước nhu cầu bức thiết của TP.HCM, Quốc hội đã “bật đèn xanh” để địa phương này có thể “thí điểm trở lại” chủ trương nhiều tranh cãi này.

Với 5 dự án cấp thiết mà ngành giao thông TP.HCM đề xuất và vừa được HDND thành phố đồng ý thông qua cho thấy sự thận trọng của các bên liên quan. Có lẽ là bởi 3 trong 5 dự án là các tuyến quốc lộ huyết mạch (quốc lộ 1, quốc lộ 13, quốc lộ 22) và người dân gần như không có sự thay thế nào khác. Không chỉ vậy, khi bị chất vấn về mức phí, đối tượng chịu phí thì người đứng đầu ngành giao thông cho hay đây vẫn đang là giai đoạn “tiền khả thi” chứ chưa phải triển khai thực tế.

Cơ chế đã mở để TPHCM có thể thu hút thêm nguồn lực nhằm cải thiện, nâng cấp hạ tầng nói chung, hạ tầng giao thông nói riêng tương ứng với tầm vóc của 1 siêu đô thị.

Mong rằng lãnh đạo chính quyền TP.HCM và các bên liên quan phát huy tốt hơn nữa tinh thần sáng tạo, đột phá, dám nghĩ dám làm để tận dụng tốt “cơ hội vàng” mà Nghị quyết 98 mang lại. Tránh tâm lý lo lắng, chần chừ để rồi lại rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan” như giai đoạn trước đó. 

Nhất Hoàng - Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bứt phá cuối năm: Lối đi nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Bứt phá cuối năm: Lối đi nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp tăng tốc, đẩy mạnh doanh số và khẳng định vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hành trình bứt phá không hề dễ dàng khi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Đảm bảo ATGT đường thủy dịp cuối năm

Đảm bảo ATGT đường thủy dịp cuối năm

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11/2024 đến 4/2025, đây là thời điểm mực nước các sông ở trên địa bàn thành phố Hà Nội xuống thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy.

Đen thôi, đỏ… quên đi

Đen thôi, đỏ… quên đi

Việc tăng nặng chế tài đối với các hành vi có nguy cơ cao dẫn tới TNGT là cần thiết. Song, cần có đánh giá kỹ về mức độ đáp ứng, tác động xã hội của đề xuất tăng mức phạt tiền dựa trên những dữ liệu đầy đủ

Biệt thự cổ, lắng giọt cafe ngày chớm đông

Biệt thự cổ, lắng giọt cafe ngày chớm đông

Những ngày đầu đông Hà Nội có chút có chút se lạnh, hẳn là ai cũng muốn chậm lại một nhịp để cảm nhận cái không khí mùa về qua phố. Giữa thành phố hối hả, bận rộn, vẫn có những chỗ nhỏ nhắn, ấm cúng là nơi để chúng ta thưởng thức một tách cafe và ngắm nhìn phố xá, dòng người.

“Đêm Trúc Bạch”, nét mới của du lịch Thủ đô

“Đêm Trúc Bạch”, nét mới của du lịch Thủ đô

Hoạt động “Đêm Trúc Bạch 2024” được coi là điểm mới trong phát triển du lịch thủ đô với nhiều hoạt động ý nghĩa, đưa du khách trải nghiệm không gian Hà Nội thời bao cấp để nhớ lại ký ức về cuộc sống gian khó một thời của người Hà Nội.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Với 443/454 đại biểu quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng.

Ngõ nhỏ bất đắc dĩ hóa đường lớn

Ngõ nhỏ bất đắc dĩ hóa đường lớn

Thời gian gần đây, ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) hay ngõ 381 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội luôn có lưu lượng phương tiện lớn vào giờ cao điểm.