Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Với những tín hiệu tích cực khi, Luật Đất Đai mới, bảng giá đất mới có liệu lực cùng với Nghị Quyết 98 của Quốc hội, TP.HCM đang kỳ vọng sẽ tái khởi động công trình trọng điểm này vào tháng 6/2025 và đưa vào sử dụng trong năm 2027.
Cuối tháng 10 vừa qua, UBND TP.Thủ Đức đã công bố dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với 1.166 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Phạm Văn Đồng với số tiền ước tính khoảng 7.600 tỷ đồng.
Đây là động thái quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu tái khởi công dự án trọng điểm này vào tháng 6/2025 và đưa vào sử dụng từ năm 2027 như chỉ đạo của lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP.HCM.
Đây là lần thứ 4 anh Lê Văn Vinh (ngụ tại số 1, đường Nguyễn Văn Bá, P.Trường Thọ, TP.Thủ Đức) được UBND TP.Thủ Đức mời tham dự để lấy ý kiến cho phương án bồi thường, tái định cư của dự án Vành đai 2.
Nhận thấy nhiều sự tích cực sau các lần gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi vừa qua, anh Vinh cho hay: "Uỷ ban và bên dự án có đưa ra các phương án khá hợp lý, giá cả gần sát thị trường, các dự án giúp bà con tái định cư cũng hợp lý, đương nhiên là khó có thể hoàn hảo hết. Khi dự án khởi công lại thì bà con ít nhiều cũng gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh cũng như nơi ở nhưng khi xong rồi, quy hoạch rõ ràng thì mọi người có thể sửa chữa thuận tiện lâu dài, khi mở rộng ra thì giá trị cũng cao hơn".
Sau hơn 3 tuần TP.Thủ Đức dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho dự án Vành đai 2, đa số hộ dân bị ảnh hưởng tỏ ra ủng hộ chủ trương sớm tái khởi động lại dự án, song đâu đó vẫn còn một số gia đình lo lắng băn khoăn về mức giá đền bù.
Chị Cái Thị Ngàn (đường số 4, phường Trường Thọ) cho biết: "Chúng tôi không hề phản đối, rất ủng hộ, rất đồng thuận nhưng mà với số tiền bồi thường cho đất nông nghiệp cho gia đình tôi, thì gia đình tôi lâm vào cảnh bần hàn luôn. Vì vậy, bây giờ là gia đình tôi chỉ có khẩn thiết hoặc là đền cho chúng tôi giá thỏa đáng hoặc là cấp lại cho chúng tôi một lô đất nông nghiệp khác có cùng diện tích ở cùng phường Trường Thọ hoặc ở phường liền kề hoặc là thậm chí ở bất kỳ phường nào khác ở TP Thủ Đức này".
Tương tự, nhiều gia đình trên đường số 8 phường Tăng Nhơn Phú B trong đó có chị Văn Thị Hồng Thu (ngụ tại số 9/24A đường số 8) cho rằng mức giá đền bù cho khu vực này là quá thấp so với giá thị trường đang dao động từ 70-75 triệu đồng/m2:
"Từ lúc nhận được tờ giấy phương án đền bù nguyên cả con xóm mấy đêm rồi không ngủ. Chúng tôi không tranh luận với nhà nước về giá, chỉ mong giờ thu hồi của chúng tôi 100m2 đã thì trả lại cho chúng tôi 100m2 đất ở nơi chúng tôi đang sống với cái nhà tương đương, với vị trí tương đương. Không thể nào để chúng tôi đi một vị trí xa thành phố quá mà giá bồi thường lại thấp. Nhưng mà bây giờ giá đất tái định cư rất cao".
Tại họp báo thường kỳ về tình hình kinh tế-xã hội TP.HCM chiều 21/11 vừa qua, ông Võ Trí Dũng, Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP.Thủ Đức cho biết các ngành chức năng đã ghi nhận những ý kiến băn khoăn, lo lắng của người dân bị ảnh hưởng bởi dự ánh Vành đai 2.
Ông Dũng cho biết lãnh đạo TP.Thủ Đức rất quan tâm và chuẩn bị rất kỹ khi thuê đơn vị tư vấn độc lập để thẩm định đối với 122 vị trí, mỗi vị trí cần tối thểu 3 giao dịch thành công, nếu so sánh với bảng giá đất mà TPHCM ban hành thì giá đền bù mà Tp.Thủ Đức dự kiến ban hành cao hơn 30, 70 thậm chí là 100% tuỳ từng vị trí.
"Giá đền bù chúng tôi cố gắng làm sao tiệm cận giá thị trường để đảm bảo quyền lợi người dân. Thị trường bất động sản thời gian qua cũng không giao dịch nhiều, người dân khi giao dịch thì lại không khai đúng giá chuyển nhượng, luôn khai thấp để tránh nghĩa vụ tài chính, chúng tôi khi triển khai phải thu thập các chứng thư giao dịch thực tế nên rất khó. Vừa qua, chúng tôi cùng đơn vị tư vấn và UBND 6 phường đã xác minh lại và ghi nhận cũng như có điều chỉnh tăng giá lên một ít".
Sau khi hoàn tất quá trình tiếp thu ý kiến các cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng của dự án Vành đai 2, dự kiến trong tháng 12/2024 tới đây Tp.Thủ Đức sẽ bắt đầu chi trả ngay đối với các hộ dân đồng thuận để giúp bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống trước thềm năm mới.
Ông Mai Hữu Quyết – Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức nhấn mạnh: "Điều quan trọng là TP.HCM đã bố trí đủ vốn cho dự án trong năm 2024. Trường hợp người dân đồng thuận sớm với chính sách bồi thường dự án thì chúng tôi sẽ chi trả cho người dân ngay trước Tết để người dân ổn định cuộc sống và đón Tết vui tươi, đầm ấm".
Cũng như các dự án quan trọng khác như metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), Vành Đai 3, Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, Rạch Xuyên Tâm, Cao tốc TPHCM - Mộc Bài…thì đường Vành Đai 2 là công trình trọng điểm được kỳ vọng là động lực mới giúp TPHCM phát triển trong tương lai.
Ông Bùi Xuân Cường – Phó chủ tịch UBND TPHCM cho rằng bên cạnh các cơ sở pháp lý quan trọng như Nghị quyết 98, Luật Đất đai mới hay Bảng giá đất mới thì TPHCM cũng tập trung vào công tác dân vận để nâng cao hiệu quả triển khai, đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Ông Cường yêu cầu TP.Thủ Đức cùng với các đơn vị liên quan cần nắm bắt đầy đủ tâm tư nguyện vọng của bà con để đảm bảo hài hoà lợi ích khi thực hiện các dự án, công trình trọng điểm:
"Đây là các công trình tạo động lực phát triển của TP.HCM trong thời gian tới nên cần phải có giải pháp, đặc biệt là sự tham gia của toàn hệ thống, nhất là công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng. Chúng ta tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, có cách thức làm mới hơn, sáng tạo hơn, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện công tác bồi thường tái định cư, nhất là các dự án công trình trọng điểm".
Việc sớm giải ngân và chi trả bồi thường, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi đường Vành đai 2 không chỉ giúp dự án sớm được tái khởi động mà còn giúp nâng cao giá trị giải ngân vốn đầu tư công cho TP.Thủ Đức nói riêng, TPHCM nói chung trong giai đoạn chạy nước rút cuối năm 2024.
Tiếp thu và lắng nghe nhiều hơn để xử lý nhanh hơn
Là một người trẻ với mức thu nhập không cao, nhiều người trong đó có tôi đã chọn mua 1 căn hộ trả góp tại quận Thủ Đức xa xôi với niềm tin về 2 dự án giao thông trọng điểm đang triển khai thời điểm đó là đường Phạm Văn Đồng và Vành đai 2 TPHCM. Giờ đây, nếu như đường Phạm Văn Đồng trở thành con đường đặc biệt quan trọng, tấp nập xe cộ thì tuyến Vành đai 2 gần nơi tôi sinh sống vẫn là những bụi lau sậy um tùm.
Sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội có hiệu lực, rồi Luật Đất đai mới hay bảng giá đất mới của TPHCM được ban hành thì không ít hàng xóm nơi tôi ở tỏ ra phấn khởi bởi họ cho rằng không lâu nữa sẽ được nghe tiếng xe chạy sau nhà thay vì tiếng ếch ộp ễnh ương mỗi khi tối trời.
Niềm tin của họ là hoàn toàn có cơ sở khi lãnh đạo TP.Thủ Đức vừa qua đã công bố phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho dự án Vành đai 2 với nhiều điểm thay đổi tích cực, đáng chú ý là mức giá đền bù tại nhiều vị trí được điều chỉnh cao hơn 30, 70 thậm chí là 100% so với bảng giá đất của TPHCM. Bên cạnh đó là nhiều sự lựa chọn hơn cho các khu vực tái định cư, người bị ảnh hưởng còn được hỗ trợ bản vẽ xây dựng, thủ tục hoàn công, đào tạo nghề, giúp kế sinh nhai…
Không chỉ vậy, TP.Thủ Đức đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 7500 tỷ đồng và sẵn sàng giải ngân ngay trong tháng 12/2024 tới đây cho những gia đình chấp thuận bàn giao mặt bằng. Ngoài ra, Thủ Đức cũng đang áp dụng những bài học kinh nghiệm tích cực nhất từ quá trình triển khai dự án Vành đai 3 trước đó với mong muốn sớm bàn giao mặt bằng để khởi công vào tháng 6/2025 cũng như hoàn thành toàn tuyến Vành đai 2 vào cuối năm 2026.
Thế nhưng đến nay vẫn còn không ít người dân tỏ ra băn khoăn, chưa đồng thuận vì mức giá đền bù “chưa sát với thị trường”, các phương án định giá nhà ở đất ở chưa phù hợp hay địa điểm tái định cư còn xa…. Dù các ý kiến này chiếm đa số hay thiểu số trong tổng số 1.166 hộ dân bị ảnh hưởng thì cũng cần được lắng nghe, tiếp thu một cách cầu thị, thấu đáo từ phía các ngành chức năng để vừa không tạo ra thêm xung đột vừa linh hoạt tìm phương án giải quyết phù hợp.
Dĩ nhiên các phương án này phải hợp lý hợp tình, không chỉ đảm bảo tuân thủ đúng với các quy định của pháp luật mà còn phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dân.
Đây là việc nói dễ cũng không hẳn là dễ, nhưng nói khó cũng chưa chắc là khó bởi nút thắt quan trọng mang tên pháp lý đã được cởi mở ít nhiều. Việc còn lại là sự tiếp thu, lắng nghe hết sức cầu thị từ phía các ngành chức năng và cả sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ từ phía người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.