Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
TP.HCM có những lợi thế để đầu tư và đẩy mạnh hàng loạt sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo như cảnh quan xen lẫn hiện đại và tự nhiên, không gian vui chơi mới lạ với nhiều loại hình du lịch... Song song với các sản phẩm du lịch ban ngày, TP.HCM phát triển nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm nhằm thu hút du khách đến thành phố, tăng doanh thu cho nền kinh tế.
Không ít những bạn trẻ đã rất thích thú khi đến du lịch tại TP.HCM. Anh Lê Hoàng Linh đã có những trải nghiệm tuyệt vời tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) trong những ngày cuối tuần chia sẻ: ‘Mình thấy rất là vui, tuy có hơi mệt nhưng vẫn vui. Em thấy ở đây rất đông với lại cũng có nhiều món ăn ngon. Với lại view ở đây nhìn cũng rât là đẹp nữa.’
Từ đà phục hồi mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm, ngành du lịch TP.HCM có những bước chuyển mình tích cực với tổng thu du lịch ước đạt 92.376 tỉ đồng, tăng 15,5% so với kế hoạch năm. Có hơn 2,1 triệu lượt khách quốc tế đến thành phố, đạt 60,3% so với kế hoạch đề ra của năm. Ngành du lịch TP.HCM cùng các doanh nghiệp lữu hành đã đẩy mạnh đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và lên phương án thu hút du khách vào những tháng cuối năm.
Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Vietravel cho biết: "Du lịch cuối năm sẽ là mùa lễ hội và mùa sự kiện đây cũng là thời điểm mà Sở du lịch TP.HCM cũng như các công ty xây dựng các chính sách để tổ chức các sự kiện như tổng kết cuối năm, khen thưởng… lượng khách Mice đến với thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều nhưng họ chỉ tổ chức sự kiện và có những buổi ăn tối và hiện thì cũng chưa có nhiều sản phẩm để lôi kéo khách có thể ở lại với TP.HCM nhiều hơn".
Nắm bắt ‘thời cơ vàng’, TP.HCM đã tiến hành triển khai tuần lễ du lịch năm 2022; nhiều hoạt động bên lề cũng được các địa phương tổ chức tạo nên không khí vui tươi, sôi động cho các du khách đến với Thành phố giai đoạn này.
Nằm trong chuỗi hoạt động, Quận Phú Nhuận đã ra mắt tour du lịch với chủ đề “Phú Nhuận nơi ta tìm về”. Đây cũng là một trong những sản phẩm du lịch thuộc tour tuyến mới nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.
Ông Tạ Duy Thiện, Trưởng phòng Văn hóa thông tin Quận Phú Nhuận chia sẻ: "Chúng ta sẽ được đi qua khu phố ẩm thực ở đường Phan Xích Long đây cũng là một trong những điểm nhấn mà thời gian gần đây quận cũng muốn đẩy mạnh thêm cái này, thì cũng sẽ góp sức vào sự phát triển kinh tế ban đêm của thành phố luôn".
Một trong những chiến lược để thúc đẩy sự phục hồi cho ngành du lịch của thành phố sau đại dịch và đặc biệt trong thời điểm cuối năm hiện đang được TP.HCM xác định là các sản phẩm "du lịch không ngủ" gắn với kinh tế đêm.
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó giám đốc Sở du lịch TP.HCM cho biết với quyết tâm làm bật dậy kinh tế ban đêm.Trong thời gian tới, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố sẽ triển khai đề án "Phát triển kinh tế đêm" trong lĩnh vực du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, kéo dài ngày lưu trú, mức chi tiêu trung bình và sự hài lòng của du khách.
"Sở du lịch cũng đã tham mưu với UBND Thành phố các giải pháp để phát triển các loại hình về kinh tế đêm. Đồng thời cũng khuyến khích các Quận huyện xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng ở các quận huyện. Hiện nay một số quận huyện cũng đã có đề án để phát triển kinh tế đêm như Quận 7, Quận 6, Huyện Cần Giờ và TP.Thủ Đức… đã có những sản phẩm đặc trưng để thu hút và tăng sự trải nghiệm cho du khách khi đến với TP.HCM", bà Hiếu cho biết.
Bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện thành phố đã và đang nổ lực để lấy lại vị thế về một thành phố sôi động với đa dạng các sản phẩm du lịch. Không ít những sự kiện đã được thành phố tổ chức với mong muốn thu hút lượng khách thời điểm cuối năm, bên cạnh đó là tạo tiền đề cho những bước đi vững chắc của ngành du lịch trong năm 2023 và cả những năm sau này:
"Mong muốn của thành phố lớn nhất là được phục vụ du khách đó là kỳ vọng, thì tôi nghĩ rằng đây là tuần lễ kết hợp với các khuyến mãi tập trung, kết hợp với các sự kiện của thành phố. Qua đó chúng ta cũng thấy rằng chúng ta tự hào vì trong một năm qua chúng ta đã cố gắng hết sức để khôi phục sau đại dịch để tạo tiền đề, những bước tiếp theo để năm 2023 để chúng ta hoàn thành tốt hơn nữa", bà Thắng nói.
TP.HCM được đánh giá là có tiềm năng rất lớn để thu hút du khách sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 khi các sản phẩm, hoạt động du lịch đã khởi động trở lại. Tuy nhiên để khai thác ‘mỏ vàng’ du lịch sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 thì không lúc nào khác ngoài thời điểm cuối năm.
Năm 2021 ngành du lịch thành phố đã bị ‘đứng hình’ bởi đại dịch COVID-19. Từ đầu năm 2022 đến nay ngành du lịch thành phố đã có những bước phục hồi ngoạn mục với các con số rất tích cực. Thời điểm cuối năm được xem là ‘thời điểm vàng’ để triển khai các sản phẩm, tour tuyến để thu hút du khách.
Nếu nắm bắt được thời cơ, ngành du lịch thành phố sẽ có những bước tiến vượt bậc hơn, từ đó tạo tiền đề để năm 2023 sẽ là một năm bùng nổ của ngành du lịch TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Thời điểm vàng để lấy lại vị thế cho du lịch TP.HCM.
Những ngày qua, ở các điểm nhấn du lịch tại TP.HCM như phố đi bộ Nguyễn Huệ, bến Bạch Đằng, khu đô thị mới Thủ Thiêm diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao sôi nổi như múa lân sư rồng, ca nhạc đường phố; lễ hội khinh khí cầu để phục vụ du khách gần xa.
Đây là các hoạt động nằm trong Tuần lễ du lịch của thành phố. Đáng mừng là các điểm du lịch của thành phố đều có rất đông du khách đến tham quan, nhất là khách quốc tế.
Hoạt động du lịch của thành phố đã thực sự hồi sinh sau một thời gian ngủ đông, kéo dài vì covid. Tại sân bay Tân Sơn Nhất tấp nập các chuyến bay trong nước và quốc tế đi và đến; các nhà ga, bến xe cũng đông đúc hành khách ngược xuôi. Các tua, tuyến du lịch đến các vùng ngoại, thành như Củ Chi, Cần Giờ; các di tích danh lam thắng cảnh của thành phố luôn nhộn nhịp.
Ngành dịch vụ không khói thực sự quay trở lại là ngành mũi nhọn để thành phố vượt qua các khó khăn, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân.
Hiện nay, lễ Giáng sinh, Tết dương lịch, âm lịch đã cận kề. Đây là cơ hội vàng để du lịch thành phố tận dụng, vượt lên. Vấn đề lúc này là thành phố phải khắc phục ngay các tồn tại bấy lâu nay mới đủ sức hấp dẫn lưu giữ khách gần xa.
Cái thiếu và yếu là các hoạt động du lịch về đêm của thành phố còn ít sản phẩm đủ sức lôi cuốn. Khi đa phần mới chỉ mạnh về ẩm thực, hoạt động mua sắm; hoạt động văn hóa giải trí chưa nhiều và tính nghệ thuật có chiều sâu còn hiếm.
Mặt khác, tính đồng bộ, liên kết giữa các tua, tuyến điểm tham quan du lịch vẫn chưa chặt chẽ. Du khách dừng chân ở nhiều điểm nhưng để lại ấn tượng, ghi nhớ thì chưa nhiều. Đó là chưa kể, tình hình an ninh trật tự của thành phố những ngày tháng cuối năm đôi lúc vẫn có diễn biến phức tạp.
Nạn chèo kéo, chèn ép du khách vẫn xuất hiện. Đặc biệt là nạn móc túi, cướp giật còn xảy ra; lãnh đạo thành phố nhiều lần nhắc nhở lực lượng thực thi pháp luật cần mạnh tay hơn để bảo đảm thành phố thực sự bình yên cho người dân và du khách.
TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Tính lan tỏa và động lực của du lịch thành phố cũng tạo tiền đề cho du lịch địa phương khác phát triển. Do đó, sự liên danh, liên kết hợp tác giữa du lịch thành phố với Hà Nội và các tỉnh, thành về xây dựng tua, tuyến; đưa đón du khách là rất quan trọng.
Ngành du lịch thành phố phải thể hiện rõ vai trò tiên phong của mình để chia sẻ trách nhiệm và làm đầu mối tổ chức các hoạt động quảng bá cũng như xúc tiến du lịch ở trong nước và quốc tế. Từ đó tạo ra một chu trình khai thác khách du lịch chặt chẽ giữa thành phố với các địa phương. Đảm bảo sự hài lòng cho du khách không chỉ khi đến TP.HCM mà với cả các địa phương có liên doanh, liên kết.
TP.HCM có điều kiện cơ sở vật chật hậu cần cho ngành du lịch tương đối hiện đại so với các địa phương khác, nhất là hệ thống nhà hàng, khách sạn; khu thương mại cao cấp. Song vấn đề mấu chốt là ở nhiều điểm du lịch của thành phố sự đầu tư chưa được bài bản, thậm chí còn sơ sài; trong đó phải kể đến tuyến du lịch dọc sông Sài Gòn từ trung tâm về ngoại thành.
Mới chỉ có hiếm hoi một số bến đậu, điểm dừng chân khang trang; còn lại đều hoang sơ, giản đơn; không đủ sức níu chân du khách. Đây chính là sự lãng phí một thế mạnh vốn có mà thành phố cần lưu tâm trong thời gian tới.
Năm 2023 sắp mở ra, đây cũng là thời cơ vàng để du lịch TP.HCM lấy lại vị thế hàng đầu của mình với quyết tâm và nhiều cách làm mới. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc thực chất không chỉ của ngành du lịch mà chính là cả hệ thống quản lý nhà nước và người dân, doanh nghiệp của thành phố trong năm mới.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.