Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

TP.HCM: Chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường Đặng Văn Sâm

Huy Phong: Thứ năm 28/11/2024, 21:16 (GMT+7)

Cuối tháng 6/2024, phóng viên VOV Giao thông đã có bài phản về thực trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường vào các buổi tối đặc biệt vào 2 ngày cuối tuần trên tuyến đường Đặng Văn Sâm đoạn qua công viên Gia Định, giáp ranh giữa quận Gò Vấp và Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Đến nay, sau khoảng 5 tháng, thực trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường vào các buổi tối đã có thuyên giảm.

Thế nhưng tại đây, từ khoảng 5:00 đến 7:00 sáng hàng ngày lại xuất hiện một khu chợ tự phát, nơi mà người dân ngang nhiên sử dụng lòng, lề đường của khu công viên làm nơi họp chợ. Không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn khiến giao thông trên tuyến đường này thường xuyên ách tắc. 

Buổi tối tình trạng lấn chiếm lòng lề đường buôn bán hàng rong vẫn đang tiếp diễn

Buổi tối tình trạng lấn chiếm lòng lề đường buôn bán hàng rong vẫn đang tiếp diễn

Đoạn đường Đặng Văn Sâm từ giao lộ Hoàng Minh Giám đến giao lộ Hồng Hà, suốt nhiều năm qua vẫn luôn là điểm nóng với vấn nạn buôn bán lấn chiếm lòng lề đường. Mặc dù phía UBND quận Phú Nhuận và Quận Gò Vấp đã liên tục ra quân, xử lý thế nhưng thực trạng này vẫn là nỗi nhức nhối không chỉ với người dân, các tài xế thường xuyên phải lưu thông qua đây mà còn đối với chính quyền địa phương.

Đặc thù nằm sát bên công viên Gia Định với vỉa hè luôn râm mát bởi hàng cây chạy dài dọc tuyến đường, cùng với lượng người dân thường xuyên tập thể dục buổi sáng và tối tại công viên này khiến việc buôn bán hàng rong trở nên tấp nập.

5h45, một buổi sáng trong tuần, phóng viên có mặt tại khu vực này để có những ghi nhận cụ thể về thực trạng vô tư “ họp chợ” tại đây. 2 bên đường, nhiều xe gắn máy tự chế, xe đẩy của những tiểu thương ngang nhiên dựng trên vỉa hè, dưới lòng đường, rồi bày bán hàng hoá của mình trên những tấm bạt được trải dưới lòng đường hoặc trên chiếc gác ba ga được độ chế thành nơi để hàng hoá.

Và mặc nhiên, cứ có cung ắt sẽ có cầu, lòng đường, lề đường trở thành một khu chợ tự phát của những tiểu thương này. Trao đổi nhanh cùng nhiều người dân đang sinh hoạt tại khu công viên Gia Định:

“Nhếch nhác vô cùng, thịt cá, rau củ bày luôn dưới lòng đường để bán.”

“Có người bán thì có người mua thôi, công viên giờ như cái chợ cho họ buôn bán.”

“Sáng cũng vậy mà tối cũng vậy, con đường này thành chỗ riêng để họ buôn bán luôn rồi.”

Lòng đường, vỉa hè trở thành nơi người dân vô tư họp chợ

Lòng đường, vỉa hè trở thành nơi người dân vô tư họp chợ

Điều đáng nói ở đây là bán kính khoảng 1-2 km xung quanh khu công viên Gia Định có nhiều khu chợ, siêu thị rất thuận tiện cho việc mua bán thế nhưng bởi nhiều người vẫn ôm tâm lý ham sự tiện lợi nên vẫn sẵn sàng họp chợ ngay tại công viên. Hơn thế nữa, không chỉ vào buổi sáng mà mỗi tối, tuyến đường này vẫn là điểm nóng về thực trạng buôn bán hàng rong.

Với chiều dài chỉ chừng 300m, đoạn đường này vẫn luôn là điểm lui tới quen thuộc của các bạn trẻ. Vỉa hè, lòng đường, đều bị chiếm dụng bởi các hàng quán này để trải ghế nhựa và biến con đường trở thành điểm buôn bán của họ. Bàn ghế tạm bợ, lòng đường trở thành điểm trông giữ xe dành cho khách hàng, khiến con đường 2 chiều giờ chỉ vừa đủ để 1 chiếc xe ô tô có thể lưu thông qua.

Vấn đề buôn bán lấn chiếm lòng lề đường không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, mà còn gây ảnh hưởng nhiều đến giao thông của khu vực này, bởi tuyến đường Hồng Hà là trục đường chính để các phương tiện lưu thông từ khu sân bay Tân Sơn Nhất đi về các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, thành phố Thủ Đức và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Và nếu tình trạng ùn tắc xảy ra trên tuyến đường Đặng Văn Sâm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trục đường Hồng Hà khiến tình trạng ùn tắc cục bộ quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất rất dễ xảy ra.

Từ thịt, cá tươi sống đến rau củ đều được bày bán dưới lòng đường

Từ thịt, cá tươi sống đến rau củ đều được bày bán dưới lòng đường

Trao đổi cùng anh Phạm Nhật, một tài xế thường xuyên phải lưu thông qua khu vực này anh chia sẻ: “Buổi sáng, buổi tối người ta thường bỏ cái xe đẩy, bán hàng rong gây ùn tắc giao thông, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Khu vực đó đều có biển cấm tập trung, nhưng mà người dân cứ để những xe đẩy rất lớn xuống dứoi lòng đường, rồi bỏ ghế, bỏ đồ ở đó, bán đồ ăn vặt, bán rau củ quả luôn. Khi tham gia giao thông như vậy rất là nguy hiểm.”

Sau những phản ánh từ phía người dân, phóng viên Kênh VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi cùng ông Trần Tấn Phong, PCT UBND Phường 9, quận Phú Nhuận về tình trạng này.

Ông Phong cho biết: “Lực lượng chức năng luôn trực chiến thường ngày bên đó để xử lý thực trạng buôn bán, lấn chiếm lòng, lề đường để xử lý dứt điểm chỗ đó. Từ đây tới cuối tháng, ngày nào cũng trực, sáng nào cũng đi từ 6:00 sáng, còn người ta bán trước từ 5:00 thì lực lượng sẽ khó xử lý từ 5:00 sáng trở đi.”

Bên cạnh đó, ông Phong cũng khẳng định, từ giờ đến cuối năm 2024, phía cơ quan chức năng cũng sẽ vào cuộc với quyết tâm cao nhằm chấm dứt triệt để tình trạng buôn bán hàng rong, lấn chiếm lòng lề đường trên tuyến đường Đặng Văn Sâm để trả lại một công viên đúng nghĩa cho người dân.

Huy Phong/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Bán trú không cơm”: Phụ huynh nhận định không nên dạy trẻ học đối phó

“Bán trú không cơm”: Phụ huynh nhận định không nên dạy trẻ học đối phó

Tại trường THCS Lương Định Của (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đang có hình thức “bán trú không cơm” gây xôn xao dư luận. Đây thực chất là cách xoay sở của các phụ huynh trong khi vấn đề suất ăn bán trú của trường chưa được cải thiện trong thời gian dài.

Trường chuẩn phải là những ngôi trường hạnh phúc

Trường chuẩn phải là những ngôi trường hạnh phúc

Ở các đô thị lớn, việc đăng ký cho con cái được học ở những ngôi trường đạt chuẩn ngày càng khó khăn.Và sự khó khăn đó khiến cho rất nhiều người trong chúng ta đôi khi quên mất rằng điều quan trọng nhất ở một môi trường giáo dục chính là cảm nhận của học sinh về niềm hạnh phúc và sự tử tế.

Còn đâu vỉa hè phường Hàng Buồm?

Còn đâu vỉa hè phường Hàng Buồm?

Vừa qua, Kênh VOV Giao thông nhận được nhiều ý kiến của người dân về tình trạng khu vực vỉa hè trên nhiều tuyến phố của phường Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

Biển báo thay vì barie “khóa” đường: Cách chống ùn tắc hiệu quả, hạn chế tranh cãi

Biển báo thay vì barie “khóa” đường: Cách chống ùn tắc hiệu quả, hạn chế tranh cãi

Có lẽ câu chuyện gây tranh luận sôi nổi nhất về giao thông đô thị những ngày qua là việc khu dân cư trục Thượng Định, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đặt barie sắt vào khung giờ cao điểm ngăn xe máy vào ngõ, với mục đích tránh ùn tắc, hạn chế tai nạn, phiền toái trong sinh hoạt.

Hà Nội: Kiểm soát toàn bộ cửa hàng kinh doanh trái cây, cách nào thực hiện?

Hà Nội: Kiểm soát toàn bộ cửa hàng kinh doanh trái cây, cách nào thực hiện?

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025”, trong đó đặt mục tiêu tới năm 2025, 100% cửa hàng kinh doanh trái cây có đăng ký kinh doanh, được cấp biển nhận diện “cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn”.

Tài xế chia sẻ cách hóa giải bạo lực giao thông

Tài xế chia sẻ cách hóa giải bạo lực giao thông

Những vụ việc vặt gương nhau, đập vỡ kính xe vì không nhường đường, thậm chí dùng tay chân để giải quyết va chạm giao thông thời gian gần đây có xu hướng diễn biến phức tạp. Việc chuẩn bị tâm lý và cách ứng xử để hóa giải bạo lực giao thông có lẽ cần được xem là một kỹ năng quan trọng.

TP.HCM: Bất ổn ở trường chuẩn Lương Định Của

TP.HCM: Bất ổn ở trường chuẩn Lương Định Của

Chuyện ăn ngủ của học sinh tưởng chừng là chuyện nhỏ nhặt thường ngày. Song, chất lượng bữa ăn bán trú tại các trường học liên tục bị đặt dấu hỏi và vẫn còn là một “ẩn số” khiến phụ huynh không khỏi lo lắng về sức khỏe của con em mình.