Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Tìm giải pháp để thích ứng, bài toán của nhiều doanh nghiệp

Trọng Điển - Trọng Nghĩa: Thứ sáu 16/09/2022, 11:06 (GMT+7)

Những biến động của thế giới đã đẩy giá nguyên liệu đầu vào tăng cao kỷ lục trong thời gian qua; khiến các doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán các mặt hàng khiến thị trường đầu ra hết sức ảm đạm, sức mua yếu. Tìm giải pháp để thích ứng đang là bài toán của nhiều doanh nghiệp đang đặt ra lúc này. 

 

Theo ghi nhận của phóng viên lượng khách đến với chợ nông sản đầu mối Thủ Đức vào sáng ngày 12/9 không cao, chủ yếu là các tiểu thương nhỏ lẻ đến khu vực chợ để lấy nguồn hàng về bán lại.

Ông Nguyễn Bình Phương – Phó giám đốc công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCMO cho biết sức mua hiện nay chỉ đạt khoảng 70%-80% do người dân thắt chặt chi tiêu khi giá cả tăng cao: "Sức mua vẫn còn yếu nên họ vẫn phải điều tiết để phù hợp với tình hình hiện tại chứ không phải tiêu dùng tăng quá mức như trước đây".

Trong khi thị trường tiêu dùng mua sắm của người dân trong nước khá ảm đạm thì thị trường xuất khẩu cũng không khá hơn là mấy. Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp hiện nay buộc phải tìm cách xoay sở để vượt qua khó khăn trước mắt, để duy trì sản xuất không ít các doanh nghiệp đã chọn giải pháp cắt giảm lợi nhuận.

Riêng các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu thì ngoài câu chuyện cắt giảm chi phí, hạ giá thành thì còn phải thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi nhằm mục đích kích cầu tiêu dùng và tìm giải pháp đầu ra cho sản phẩm của mình.

Ông Nguyễn Đăng Phú – Phó tổng giám đốc công ty Vissan chia sẻ: "Cầu hiện nay thấp, sản xuất và cung lớn. Chính như vậy ngoài chuyện rà soát các chi phí để làm sao giảm tối thiểu trong thời điểm biến động giá này thì công ty cũng phải cân nhắc. Chúng ta nên đưa ra các mặt hàng gì, rồi cái cầu thị trường phù hợp để chúng ta mang tính ổn định lâu dài.

Có những lúc có những mặc hàng chúng ta khuyến mãi lên đến 25%-30%, đây là những mặc hàng chất lượng thế nhưng vì muốn kéo người tiêu dùng quay lại và trở lại với trạng thái bình thường như trước".

Cũng là một doanh nghiệp đang phải đau đầu cho bài toán đầu vào cũng như đầu ra của công ty trong giải đoạn hiện nay, ông Trương Chí Thiện – Phó tổng giám đốc công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt chia sẻ, trong cơ cấu giá thành thực phẩm đã có hơn 50% là giá nguyên vật liệu, 30% là chi phí nhân công, còn riêng xăng dầu chỉ chiếm khoảng 10%.

Dù xăng dầu đã giảm tuy nhiên giá nguyên vật liệu đầu vào vẫn chưa giảm tương ứng, bên cạnh đó là sức ép từ chương trình bình ổn giá thị trường của thành phố đã buộc doanh nghiệp phải gồng mình chịu lỗ chờ ‘thời’.

"Chi phí về thức ăn chăn nuôi, chi phí về logistic rồi ngay cả những chi phí như là tiền lương của công nhân thì cũng đều phải tăng hết do đó có thể nói thời điểm này các doanh nghiệp đang gặp sức ép rất lớn.

Tuy nhiên chi phí đầu vào tăng cao làm giá thành tăng nhưng nó lại hơi khó ở cái chỗ sức mua thị trường của giai đoạn này lại không tốt lắm nên chúng tôi cho rằng đây là những thế khó khăn của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên thì chúng ta cũng phải chấp nhận và chúng ta xem như chi phí để chúng ta kích cầu lên cho nên giai đoạn này chúng tôi không đặt nặng vấn đề lợi nhuận để làm sao đưa được những sản phẩm với giá tốt nhất để phục vụ cho người tiêu dùng", ông Trương Chí Thiện nói.

Để tồn tại, buộc doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh linh hoạt và phù hợp với tình hình từng giai đoạn (Ảnh: Sài Gòn đầu tư)

Để tồn tại, buộc doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh linh hoạt và phù hợp với tình hình từng giai đoạn (Ảnh: Sài Gòn đầu tư)

Dưới góc nhìn của Tiến sĩ Trần Dục Thức – Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP. HCM, trước sự bất định của tình hình thế giới hiện tại như xung đột quân sự giữa Nga – Ukraina và chính sách zero COVID của Trung Quốc thì việc tác động đến giá nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường đầu ra là khó tránh khỏi.

Để tồn tại, theo Tiến sĩ Trần Dục Thức, buộc doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh linh hoạt và phù hợp với tình hình từng giai đoạn: "Trong cả năm vừa rồi đến bây giờ là gần hết quý 3 thì với tốc độ phát triển và sự ổn định của nền kinh tế chúng ta khá tốt. Các chính sách hỗ trợ khá tốt cho vấn đề phát triển và ổn định cũng như phục hồi sau COVID-19.

Tuy nhiên thì mỗi một giai đoạn với những sự bất định trên thế giới như thế này thì các chính sách của chúng ta thì cần phải điều chỉnh một cách linh hoạt và phù hợp với từng giai đoạn".

Trước sức mua yếu và giá thành nguyên liệu đầu vào tăng cao, để giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp, phía Sở Công thương TP.HCM đã và đang tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu với các tỉnh thành để từ đó có thể giảm chi phí trung gian trong lưu thông hàng hóa.

Nhằm góp phần giúp doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng hiện nay, ông Ngô Hồng Y – Trưởng phòng quản lý thương mại, Sở công thương TP. HCM cho biết: "Sở Công thương cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp để giảm áp lực tăng giá đối với người tiêu dùng.

Trong ngắn hạn, Sở Công thương đã thực hiện nhiều giải pháp đặc biệt là thực hiện nhiều cuộc vận động nhằm xúc tiến thương mại và các chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP. HCM và các tỉnh; để giúp các doanh nghiệp giảm chi phí trung gian trong lưu thông hàng hóa, góp phần giảm áp lực tăng giá".

Sản phẩm, hàng hóa làm ra nhiều nơi bị đình đốn vì chưa tìm được thị trường tiêu thụ, do đứt gãy chuỗi cung ứng vì chiến tranh, dịch bệnh.

Sản phẩm, hàng hóa làm ra nhiều nơi bị đình đốn vì chưa tìm được thị trường tiêu thụ, do đứt gãy chuỗi cung ứng vì chiến tranh, dịch bệnh.

Để tồn tại, các doanh nghiệp hiện nay đang phải tìm giải pháp để xoay xở vượt qua khó khăn trước mắt như cắt giảm lợi nhuận để có thể duy trì sản xuất, tiết kiệm chi phí hạ giá thành, chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để không tăng giá bán và thực hiện chương trình khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng.

Thế nhưng bên cạnh sự chủ động từ các doanh nghiệp, các sở ngành cần có các giải pháp hỗ trợ như kích hoạt các gói vay vốn, mở rộng thị trường xuất khẩu, từ đó góp phần vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch vừa qua.

Đây cũng là nội dung bài bình luận: “Hỗ trợ tốt để doanh nghiệp không bị hụt hơi dịp cuối năm”

Đúng như dự báo của nhiều chuyên gia, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong cả nước đều gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Nguyên nhiên liệu tăng cao, nhất là giá dầu đang ở mức rất cao. Giá nhân công đồng thời cũng biến động và luôn thiếu hụt trầm trọng.

Chi phí giá thành vì thế đội lên nhiều lần. Sản phẩm, hàng hóa làm ra nhiều nơi bị đình đốn vì chưa tìm được thị trường tiêu thụ, do đứt gãy chuỗi cung ứng vì chiến tranh, dịch bệnh.

Đặc biệt trong bối cảnh để không lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, các ngân hàng đang thực hiện chủ trương siết chặt thị trường tiền tệ, hạn chế cho vay để tránh rủi ro. Doanh nghiệp vì thế đã gồng gánh nhiều áp lực giờ lại chồng chất những mối lo mới, khi chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm.

Mục tiêu, kế hoạch gần  như xa tầm với. Trong khi các chi phí như lương công nhân, mặt bằng, kho bãi vẫn phải trả. Ngay lúc này, các cơ quan quản lý phải xắn tay hỗ trợ doanh nghiệp nhiều nhất.

Trước mắt là việc khẩn trương hỗ trợ để doanh nghiệp có đủ điều kiện được tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất ưu đãi 2% nhanh nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách nới room tín dụng,  cung cấp thêm “ oxy” để giúp doanh nghiệp không bị ngục ngã vì thiếu vốn. Nhất là đối với các doanh nghiệp thực sự làm ăn chân chính, cho ra sản phẩm thực sự.

Vì vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và mở rộng sản xuất, nhất là thực hiện được các hợp đồng, đơn đặt hàng cho dịp cuối năm. Vấn đề bất ổn thị trường xăng dầu, giá cả leo thang cũng chính là nguyên nhân bài toán chi phí tăng vọt mà doanh nghiệp đang rất đau đầu. Việc điều tiết, bình ổn để doanh nghiệp yên tâm sản xuất lúc này vì thế rất cần thiết.

Empty

Nhà nước mà cụ thể ở đây là Bộ Công thương bằng công cụ điều tiết được giao, thiết lập ngay trật tự trong kinh doanh xăng dầu; xử phạt, thậm chí là đóng cửa các cửa hàng có biểu hiện găm hàng, bán nhỏ giọt, khiến doanh nghiệp và người dân lao đao.

Một yêu cầu nữa là việc mở rộng cánh cửa xúc tiến thương mại ở nhiều thị trường khác nhau, nhất là thị trường Mỹ, EU khi các thị trường truyền thống như Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á có dấu hiệu chững lại. Các cơ quan, đại diện tham tán thương mại tại các nước chính là những người mở lối giúp cho hàng hóa Việt đi vào các thị trường khó tính này.

Bản thân các doanh nghiệp sẽ phải nhận diện rõ trong “nguy” có “ cơ”, tái cấu trúc lại sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, hoạch toán lỗ lã đầy đủ để bảo đảm nguồn vốn quay vòng, duy trì sản xuất.

Tiếp cận dần với sản xuất các sản phẩm xanh sạch để đi vào các thị trường tiềm năng kể trên. Trong đó đặc biệt là tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu khi nhiều doanh nghiệp lớn của thế giới hiện đang đổ bộ vào Việt Nam với tần suất cao.

Đây chính là những “đại bàng” sắp làm tổ, tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ trong nước được tham góp vào dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại bậc nhất của toàn cầu. Chuyển đổi và ứng dụng kinh tế số triệt để vào trong sản xuất và tiêu thụ.

Trong quá trình thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên, không thể thiếu vai trò bệ đỡ của  các cơ quan quản lý, nhất là thủ tục hành chính nếu chỉ nói trên kế hoạch và thiếu thực chất sẽ là lực cản rất lớn khiến doanh nghiệp vừa tốn thời gian, mất nhiều tiền bạc và bỏ qua nhiều cơ hội làm ăn.

Việc gỡ bỏ các rào cản này vì thế phải được coi là xuyên suốt và thể hiện nhất quán; cơ quan quản lý luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi tình huống.

Đừng để doanh nghiệp hụt hơi trong sản xuất, nhất là dịp cuối năm.

Trọng Điển - Trọng Nghĩa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.