Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Tiêu dùng sạch sẽ thúc đẩy sản xuất sạch

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ sáu 28/07/2023, 20:27 (GMT+7)

Sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt.

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Các địa phương đang nỗ lực ra sao để hướng tới mục tiêu này? 

 

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, ông Đỗ Văn Sáng - Trung tâm Khuyến công và Phát triển công nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ 3 trong số rất nhiều cái được của Thủ đô sau khi triển khai thực hiện:

"Đến nay đã có 85% các DN trong các khu - cụm công nghiệp và 60% các DN tại các làng nghề được hướng dẫn áp dụng SX sạch hơn và tiêu dùng bền vững. Chúng tôi cũng đã tạo được chuyển biến tích cực về nhận thức trong cộng đồng về hành động SX, tiêu dùng bền vững".

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Để đạt được mục tiêu của chương trình, đã có 16 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra. Về các công việc cụ thể, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết:

"Hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình; xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong các ngành sản xuất; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế các sản phẩm theo hướng bền vững và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn; xây dựng các mô hình và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; triển khai thực hiện các giải pháp để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn; phổ biến, nâng cao năng lực về sản xuất và tiêu dùng bền vững".

Tiêu dùng xanh, sạch đang là xu hướng được lan tỏa mạnh mẽ (Ảnh: Báo Đầu tư)

Tiêu dùng xanh, sạch đang là xu hướng được lan tỏa mạnh mẽ (Ảnh: Báo Đầu tư)

Theo TS. Đinh Xuân Thiện - Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Việt Nam hiện đứng thứ 4 thế giới về khối lượng rác thải nhựa. Một số thống kê cho thấy, 50% sản phẩm nhựa được thiết kế, sản xuất phục vụ mục đích sử dụng một lần và thải bỏ. Vì vậy “tiêu dùng sạch hơn” sẽ thúc đẩy sản xuất phải sạch hơn.

"Trách nhiệm đối với cả nhà sản xuất và đối với cả người tiêu dùng. nhà sản xuất thì phải hạn chế và dần thay thế các sản phẩm tiêu dùng nhựa để thay đổi các quy cách đóng gói. Ví dụ - chẳng hạn như là thay vì dùng nhựa đã sử dụng báo giấy. Ví dụ như là Milo thì đã nói là giảm tới 6,7 triệu tấn rác thải nhựa, mang lại tác động rất lớn đối với môi trường", TS. Đinh Xuân Thiện nói.

Cũng theo TS Thiên, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó, chất thải nhựa có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng của người dân. Do đó, người tiêu dùng cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình trong câu chuyện này:

"Với người tiêu dùng sẽ hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, ví dụ như đi chợ, đi siêu thị thì ưu tiên các sản phẩm trong hộp giấy mua hàng với số lượng lớn, không dùng đồ nhựa đặc biệt nhựa màu đen… Hiện nay trên thị trường chúng ta thấy các sản phẩm hộp trước đây làm bằng nhựa thì đã làm bằng bã mía, hộp nhựa thay bằng hộp giấy v.v. rồi hộp đựng thực phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn, thì những cái này hiện nay đã có trên thị trường".

Theo ông Đỗ Văn Sáng - Trung tâm Khuyến công và Phát triển công nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội, nhờ đó việc triển khai các chương trình sản xuất & tiêu dùng bền vững khá thuận lợi. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn cần được tháo gỡ từ phía cơ quan quản lý nhà nước:

"Khó khăn về quy định về hướng dẫn, quản lý kinh phí khi xây dựng và phê duyệt dự toán triển khai chương trình. Thứ hai là các đối tượng liên quan đến hoạt động sản xuất tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội rất đa dạng, tuy nhiên nguồn lực của chúng tôi hiện nay cũng còn hạn chế. Thứ ba là nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn về hoạt động hỗ trợ kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn với các hoạt động thanh kiểm tra về môi trường".

Và để thúc đẩy các sản phẩm, quy trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thời gian tới, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ để xây dựng các tiêu chuẩn thúc đẩy cho kinh tế tuần hoàn và các lĩnh vực cụ thể trong sản xuất, tiêu dùng bền vững.

 

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ 2025, tài xế phải kiểm tra gì để phục hồi điểm GPLX?

Từ 2025, tài xế phải kiểm tra gì để phục hồi điểm GPLX?

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 65/2024/TT-BCA (hiệu lực từ ngày 1/1/2025) quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về TT, ATGT đường bộ để được phục hồi điểm GPLX.Tài xế bị trừ hết điểm GPLX sẽ phải trải qua 2 bài kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để được phục hồi điểm, tiếp tục lái xe tham gia giao thông.

Nhà thờ thu hút hàng ngàn người tới mừng không khí Giáng sinh

Nhà thờ thu hút hàng ngàn người tới mừng không khí Giáng sinh

Trước lễ Giáng sinh một ngày, rất nhiều bạn trẻ kéo nhau đến các nhà thờ trên địa bàn Thủ đô để hòa chung không khí đón chờ Giáng sinh với giáo dân. Các nhà thờ cũng đã treo đèn kết hoa, trang trí theo truyền thống, các ca đoàn khẩn trương tập luyện nốt các tiết mục cho ngày Giáng sinh...

Hàng loạt xe khách dính phạt khi bị kiểm tra camera hành trình

Hàng loạt xe khách dính phạt khi bị kiểm tra camera hành trình

Tại bến xe Mỹ Đình, lực lượng CSGT liên tục kiểm tra các xe khách trước khi xuất bến. Bên cạnh kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích, lực lượng CSGT cũng kiểm tra hệ thống camera hành trình, camera giám sát...

TP.HCM: Để tiếp cận nhà ở giá rẻ, nên lựa chọn ngoại thành hoặc đô thị vệ tinh

TP.HCM: Để tiếp cận nhà ở giá rẻ, nên lựa chọn ngoại thành hoặc đô thị vệ tinh

Dù nguồn cung có cải thiện, song năm 2024 số lượng nhà ở được đưa ra thị trường TP.HCM thấp nhất trong nhiều năm qua; hầu hết nằm ở phân khúc trung và cao cấp. Chính sự thiếu vắng nguồn cung nên giá nhà ở vẫn neo ở mức cao khiến người có nhu cầu nhà ở vẫn khó có thể tiếp cận.

Bệnh hiểm nghèo lên thẳng tuyến trên, nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ

Bệnh hiểm nghèo lên thẳng tuyến trên, nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ

Quy định mới về một số bệnh được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu mà không cần xin giấy chuyển viện đang được người dân rất mong chờ. Nhưng cùng với đó là nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề cần sớm có giải pháp để đáp ứng nhu cầu người bệnh.

Metro số 1 chủ động phương án phục vụ Giáng Sinh và Tết Dương lịch

Metro số 1 chủ động phương án phục vụ Giáng Sinh và Tết Dương lịch

Với hơn 150.000 lượt hành khách trải nghiệm trong ngày 22/12 vừa qua, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã có 1 sự khởi đầu vượt xa mọi mong đợi.

Lãi suất cho vay nhà ở xã hội năm 2025 còn 4,7%/năm: Đã thực sự ưu đãi?

Lãi suất cho vay nhà ở xã hội năm 2025 còn 4,7%/năm: Đã thực sự ưu đãi?

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định giảm mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2025 đối với dư nợ của những khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.