TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng, 1 người chết
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Ngày 1/9/2022, Mohameh Hadi, 32 tuổi, trên đường lái xe đi làm, đã vượt đèn đỏ 2 lần và đâm sầm vào một chiếc xe buýt tại một ngã tư. Tài xế này tử vong tại chỗ và một hành khách trên xe buýt cũng thiệt mạng.
Một báo cáo tháng 3/2023 cho thấy, Hadi có tiền sử 7 lần lên cơn động kinh và đã bỏ qua lời khuyên của bác sĩ về việc không nên lái xe.
Anh ấy trải qua cơn co giật đầu tiên vào tháng 12/ 2014, khi mới ngoài 20 tuổi. Trong một lần theo dõi y tế sau cơn co giật vào năm 2015, anh Hadi được khuyên không nên lái xe. Anh được chẩn đoán mắc chứng động kinh và bắt đầu dùng thuốc từ tháng 3/2016.
Anh Hadi bị thêm 4 cơn động kinh từ năm 2017 đến năm 2022. Cơn động kinh cuối cùng xảy ra trước khi qua đời là vào tháng 4 năm 2022. Trong quá trình làm rõ về nguyên nhân cái chết của Hadi, nhân viên điều tra lưu ý từ các báo cáo y tế rằng anh đã nhiều lần được khuyên không nên lái xe.
Vụ việc này đặt dấu hỏi về sự cần thiết của các quy định pháp luật đối với những bệnh nhân có tình trạng sức khoẻ ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn, bao gồm nghĩa vụ thông báo cho chính quyền và ngừng lái xe.
Về vấn đề này, Bác sĩ Dominic Heaney, nhà tư vấn thần kinh học và chuyên gia động kinh tại Bệnh viện Quốc gia về Thần kinh và Phẫu thuật Thần kinh ở Queen Square, Anh cho biết: “Việc thông báo tình trạng sức khỏe với cơ quan chức năng là vô cùng quan trọng, ngoài yếu tố an toàn cho cộng đồng thì cũng là bảo vệ chính mình. Các công ty bảo hiểm cũng sẽ không cung cấp bảo hiểm cho những bệnh nhân mắc chứng động kinh mà vẫn lái xe. Vì vậy tốt nhất nên thẳng thắn”.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng đang lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan; nếu họ buộc phải báo cáo cho nhà chức thì họ cũng sẽ áy náy khi làm lộ thông tin cá nhân của bệnh nhân.
Luật Giao thông Đường bộ Singapore quy định giấy phép lái xe có thể bị thu hồi nếu mắc vấn đề sức khỏe có thể khiến họ trở thành mối nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Những người mắc 5 vấn đề sức khỏe bị cấm lái xe hoàn toàn là: rối loạn tâm thần, động kinh, “đột ngột lên cơn chóng mặt hoặc ngất xỉu”, không thể đọc biển số xe từ khoảng cách 25m và không thể phân biệt màu đỏ, màu hổ phách và màu xanh lục từ khoảng cách 25m.
Trên thực tế, bất chấp những quy tắc này, không phải lúc nào người lái xe cũng thông báo cho cơ quan chức năng về tình trạng sức khỏe sau những lần kiểm tra y tế bắt buộc. Và không phải lúc nào họ cũng nghe theo lời khuyên của bác sĩ là không nên lái xe.
Tiến sĩ Elaine Chua của Trung tâm Y tế Bedok, cho biết bà đã khuyên bệnh nhân ngừng lái xe vì sự an toàn của họ và của những người tham gia giao thông khác. Nhưng việc này có thể mất nhiều thời gian và công sức để thuyết phục.
Bác sĩ Chong tại Trung tâm Chuyên gia Y tế Royal Healthcare, cho biết các bác sĩ không có nhiều lựa chọn nếu bệnh nhân không nghe theo lời khuyên ngừng lái xe của họ. Bảo mật thông tin của bệnh nhân là nhiệm vụ của ngành y.
Tiến sĩ Caroline Fryar, chuyên gia tư vấn của MDU, tổ chức bảo vệ quyền lợi pháp lý y tế ở Anh đưa ra lời khuyên với các bác sĩ: “Bạn cần có một cuộc trò chuyện với bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của họ và giải thích với bệnh nhân về trách nhiệm của họ là phải thông báo với với cơ quan chức về vấn đề sức khỏe. Nếu việc này không hiệu quả, bất chấp nỗ lực của bạn, bệnh nhân vẫn lái xe thì bạn cần là người phải thông báo với cơ quan chức năng và nên nói với bệnh nhân rằng bạn sẽ làm như vậy. Và sau khi bạn thông báo thì bạn cũng cần nói cho bệnh nhân biết việc bạn đã làm”.
Theo Hội đồng Y khoa Singapore, trong một số trường hợp, tính bảo mật có thể bị vi phạm vì lợi ích của công chúng.
Luật sư Tham Hsu Hsien cho biết một bác sĩ có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cho chính quyền nếu anh ta biết rằng tình trạng đó đe dọa đến sự an toàn của bệnh nhân hoặc cộng đồng. Nhưng sẽ phải “cân nhắc cẩn thận.
Thế nhưng, Hiệp hội Động kinh Singapore cho rằng nên xây dựng một khung cụ thể để phân biệt giữa bệnh nhân động kinh có nguy cơ thấp và nguy cơ cao, những bệnh nhân động kinh có nguy cơ thấp thì có thể được phép lái xe.
Theo Tiến sĩ Derrick Chan, an toàn công cộng chắc chắn là quan trọng, nhưng đồng thời cũng cần phải công bằng với từng cá nhân. Bởi vì nếu chúng ta quá hà khắc, sẽ gây cho họ những tổn thương.
Đồng tình quan điểm này, Giáo sư thần kinh học, Arthur Grant, Giám đốc Trung tâm Động kinh Toàn diện ở Mỹ cho rằng: “Các bệnh nhân mắc bệnh động kinh có thể lái xe nếu cơn động kinh của họ có thể kiểm soát trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian bao lâu không lên cơn động kinh thì được lái xe do từng địa phương quy định, có thể là từ 3 tháng đến 1 năm”.
Trong khi đó, tại Anh, phải thông báo cho chính quyền về bất kỳ thương tích hoặc bệnh tật nào có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn. Tài xế có thể bị phạt tới 1.000 bảng Anh (gần 30 triệu VNĐ) nếu không báo cáo tình trạng sức khỏe và có thể bị truy tố nếu gây tai nạn.
Australia cũng yêu cầu phải thông báo cho chính quyền về tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng lái xe, nếu không sẽ bị phạt tiền. Những tình trạng này bao gồm mất thính giác và điếc, trầm cảm và tâm thần phân liệt và lạm dụng chất kích thích.
Còn tại Việt Nam, Điều 10 của Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) quy định trách nhiệm của người lái xe đó là: Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe...
Theo phụ lục số 01 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) quy định những trường hợp không được thi bằng lái xe ô tô gồm có:
Người bị rối loạn tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng; người bị rối loạn tâm thần mạn tính; động kinh; người có thị lực dưới 5/10 (Thị lực được đo thi đeo kính); người tật về mắt bao gồm quáng gà, bệnh chói sáng. Khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên; khuyết tật cụt một bàn chân trở lên.
Như vậy, theo quy định người bị động kinh không được phép học, thi cũng như điều khiển phương tiện.
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Thông qua chương trình Kết nối yêu thương, Kênh VOV Giao thông đã huy động được số tiền từ các nhà hảo tâm để mua tặng một “cặp bò” cho gia đình thính giả Trần Văn Quý đang gặp khó khăn tại Yên Bái.
Đối với người vi phạm là cán bộ đảng viên, Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới nhấn mạnh: “Mọi cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông phải bị xử lý nghiêm của Đảng, của từng ngành, của cơ quan đơn vị”.
Ngày 27/5, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khánh thành thêm Trung tâm phẫu thuật nhi và Trung tâm sơ sinh. Hiện viện có 3 khối nhà hiện đại với 1.500 giường bệnh thay thế cho cảnh chật hẹp xuống cấp.
Thời gian qua, nhiều công trình giao thông ở TP.HCM liên tục bị trộm cắp, phá hoại thiết bị, vật tư. Mới đây nhất là tình trạng mất cắp tại dự án metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và hàng trăm tấm đan đậy rãnh thoát nước dọc xa lộ Hà Nội bị đập phá.
Theo Cục Quản lý Dược, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế đã và đang khẩn trương triển khai việc hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung với dự kiến 3-6 trung tâm trên cả nước.
Sau mùa thi là “mùa khoe điểm, giấy khen”. Việc phụ huynh khoe điểm số, giấy khen của con lên mạng xã hội năm nào cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Bởi có việc đăng ảnh, thông tin của con lên mạng xã hội tưởng vô hại nhưng vô tình tiềm ẩn nhiều hệ lụy không tốt.