Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Tiệm chè Hiển Khánh, chốn “ngọt thơm” mang đậm ký ức Sài Gòn!

Ngọc Yến - Hiền Công: Thứ ba 05/11/2024, 13:46 (GMT+7)

Hiển Khánh là một trong những tiệm chè nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn trước năm 1975. Gần 60 năm, tiệm cũ vẫn ở đó, những tấm biển viết tay nắn nót vài câu thơ của ông chủ tiệm vẫn còn treo ngay ngắn trên tường, những chiếc bàn và ghế gỗ từ ngày xưa vẫn được giữ nguyên hình hài.

Ngày nay, có hàng trăm quán chè từ tây đến ta thế nhưng người ta vẫn tìm đến Hiển Khánh, không chỉ để thưởng thức chén chè thạch thơm ngọt thanh thanh, mà còn để tìm lại ký ức của một chút Sài Gòn đọng lại với thời gian. 

 Sài Gòn, chữ vội trên vai – Người ta vẫn kháo nhau về một Sài Gòn chất riêng như thế. Nhưng với tôi, Sài Gòn là một chốn đến với rất nhiều sắc màu đan xen, vội tiến về phía trước nhưng vẫn rất nặng lòng, bình tâm giữ lại những giá trị cũ xưa. Nếu bạn sống ở Sài Gòn đủ lâu, thích trải nghiệm và ưa thong long, chắc chắn bạn sẽ cảm đủ một Sài Gòn mới luôn nâng niu chuyện cũ.

Hiển Khánh là một trong những tiệm chè nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn trước năm 1975.

Hiển Khánh là một trong những tiệm chè nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn trước năm 1975.

Hiển Khánh – tiệm chè nhỏ đơn sơ trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, tồn tại chừng 60 giữa Sài Gòn là một trong những ví dụ điển hình cho việc “Sài Gòn có trước có sau, có mới nhưng chưa từng nới cũ”.

Tôi biết đến Hiển Khánh trong một dịp lân la ngày rảnh, đem lòng cảm mến chốn này bởi vị chè đặc trưng khác lạ, bởi lối bố trí gần gũi với ngày xưa, bởi sự niềm nở chân phương của cô Minh, chủ tiệm, nay cũng hơn 60 năm tuổi đời. Theo lời cô Minh, từ thời cha cô, các cụ đã di cư từ Nam Định vào Sài Gòn – TPHCM lập nghiệp, kinh qua đủ nghề để mưu sinh, đến một ngày đủ duyên, năm 1965 tiệm chè Hiển Khánh ra đời, Hiển Khánh là tên gọi một ngôi làng ở Nam Định, là cách những người con xa quê nhớ về cội nguồn, quê hương.

Cô Minh kể thêm: "Quán ra đời vào năm 1965 trên Đa Kao, một tiệm nhỏ, vài năm sau mới mở thêm tiệm này, đến 30/4/1975 chỉ còn mỗi tiệm này. Thấy trời Sài Gòn nắng quá nên mới nghĩ ra hay làm cái gì đó để bán, kiếm gì giải khát cho thanh thanh chút, mới nghĩ ra bán chè, ngoài Bắc thích vị hoa lài, các cụ mới nghĩ ra là chế ra một loại nước đường thả hoa lài tươi vô cho thơm, thạch thì cắt nhuyễn ra rồi ăn với nước đường cho thanh".

Hien Khanh 02

Từ ngày bắt đầu kinh doanh, chè Hiển Khánh đã rất được lòng thực khách, người ra kẻ vào nườm nượp góc tiệm nhỏ, vị thanh mát, giá cả lại phải chăng, nên tiệm chè chỉ hai món, gồm: thạch trắng và đậu xanh cũng đủ khiến người ta không ngừng lui tới.

"Nhà mình tự chế ra, tự nấu, tự cho hoa lài vô, làm thử để ăn thôi nhưng thấy ngon nên mới bắt đầu nghĩ đến chuyện bán".  

Bên cạnh vị chè thanh mát đặc trưng, tiệm chè Hiển Khánh còn rất được chú ý bởi vẻ ngoài hoài cổ, bước vào không gian tiệm như được dịp bước vào cổ máy thời gian, trở về ngày cũ, nhớ về bản thân của quá khứ, về thanh xuân, về tuổi trẻ.

"Cô cố giữ lại khung cảnh của ông bà, kỷ niệm của bố mẹ cô. Bàn ghế đây là cô cố giữ, là hơn 60 năm luôn, chân nó hư là cô làm lại, thiết kế lại để cô cố giữ vì gỗ ngày xưa rất tốt. Có cái bảng hiệu nó cũ lắm rồi, nó mờ rồi, cô vẫn giữ cho nó vui, nó vẽ bằng tay để làm kỷ niệm".

Tiệm chè Hiển Khánh còn rất được chú ý bởi vẻ ngoài hoài cổ, bước vào không gian tiệm như được dịp bước vào cổ máy thời gian, trở về ngày cũ.

Tiệm chè Hiển Khánh còn rất được chú ý bởi vẻ ngoài hoài cổ, bước vào không gian tiệm như được dịp bước vào cổ máy thời gian, trở về ngày cũ.

Tiệm chè nhỏ tọa lạc giữa trung tâm Sài Gòn, mặc kệ những đổi thay của năm tháng, chan hòa vững chãi với những cửa hiệu ngày mới, có lẽ vì màu thời gian phủ đầy cửa tiệm nhỏ, mang lại cho người yêu hoài niệm những giá trị khó lòng đong đếm nên Hiển Khánh mãi chẳng thể lu mờ trước bối cảnh chung.

Cô Minh kể, tiệm chè bắt đầu từ thời của cụ thân sinh, khoảng 30 năm trước cô quyết định nối nghiệp vì mưu sinh, cứ thế ngày qua ngày cái tình thêm gắn bó:

"Cuộc đời cô cũng trải qua nhiều chuyện buồn, nhờ quán chè này cô cũng cảm thấy được an ủi, cô có việc làm không nghĩ đến chuyện buồn phiền. Nhiều người nói cô cửa hàng vậy sao không cho thuê, lấy tiền đi chơi cho sướng, tội gì làm, cô nghĩ cô tiếc cái nghề của ông bà, cô muốn cô có việc làm, các con cô sau này nối nghiệp, có công ăn việc làm".

Hiển Khánh đã song hành với nhiều thế hệ, theo lời cô Minh, đây từng là nơi hẹn hò của thế hệ học sinh vài chục năm về trước, là nơi nên duyên của rất nhiều người, thỉnh thoảng những người năm cũ ghé tiệm, để hâm nóng lại những tình cảm buổi ban sơ.

Tiệm chè mang hình hài thuở cũ, ngày ngày vẫn nườm nượp khách, nhưng cô Minh, chủ tiệm vẫn khiêm tốn khẳng định “thực ra mọi thứ rất bình thường, ai làm cũng được, chỉ có cái tiệm lâu năm nên người ta quý người ta thương”.

Hien Khanh 03

Tiệm chè mang đậm dấu ấn thời gian được lòng thực khách bốn phương một phần cũng vì cái tình, cái tâm của người chủ. Trang trí dọc bốn bức tường của tiệm là những bài thơ gắn liền với từng món chè, cách thể hiện cũng khiến thực khách không ngớt trầm trồ khi từng nét chữ được thể hiện bởi đôi tay của người họa sĩ xưa, thanh thoát và nhẹ nhàng.

Cô Minh tự hào chia sẻ về những bài thơ cụ thân sinh sáng tác về từng món chè tiệm bán: "Mấy bài thơ thạch trắng, đậu xanh, bánh lá gai, bánh phu thê là làm hơn 60 năm rồi đó, từ hồi mở tiệm ra là có, ông thích làm thơ, không phải nhà thơ nhưng thích làm để đặt".

Hiển Khánh của ngày mới cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của thực khách, nhiều món ngon được bổ sung thêm vào thực đơn của tiệm, độ ngọt của món chè cũng được linh hoạt điều chỉnh.

Cô Minh kể, thời điểm bắt đầu, cụ thân sinh của cô đã sáng tác bài thơ mang tên “Cảm Thức”, là kim chỉ nam hoạt động của tiệm, là cách để người đời yêu thương, quý mến và nuôi niềm trở lại thưởng thức:

"Chủ yếu là mình làm ăn có uy tín, hương thơm tiếng tăm của mình sẽ truyền đi, mọi người sẽ biết đến. Cô rất trân trọng khách hàng, nhờ họ mà mình có cuộc sống hôm nay, khách cô dễ thương lắm, hiền lành, tử tế, vui vẻ".

Cô Minh nay cũng 67 tuổi, thời gian vẫn trôi, tiệm chè 60 năm giữa Sài Gòn vẫn vững chãi khó lòng thay thế, và trong sâu thẳm người phụ nữ hiền lành, vui vẻ này, một điều rất mong mỏi, chính là sự nối nghiệp của con cái mình. Đó là câu chuyện của thời gian, của những người trong cuộc, nhưng tôi tin, rất nhiều cá nhân yêu hoài cổ giữa Sài Gòn vẫn rất mong Hiển Khánh sẽ mãi như vậy, vẫn mùi vị đó, vẫn hình hài xưa, để ngày cũ sẽ không “trôi về phía cũ”.  

SỐNG Ở SÀI GÒN: Hoa sữa nồng nàn giữa lòng Thành phố

Hoa sữa ở Sài Gòn - TPHCM chỉ nở trong thời gian ngắn, khoảng chừng vài tuần của tháng 10, nhưng cũng đủ để người con đất Bắc vơi đi nỗi nhớ quê hương. Một chút hương Hà Nội giữa lòng Sài Gòn cũng làm nên một chút thú vị của phố thị phương Nam. 

Ảnh: Tiền Phong

Ảnh: Tiền Phong

Nhớ lại một ngày đầu thu năm 18 tuổi, dưới bầu trời xanh và nắng vàng rực rỡ, tôi xách balo bước vào cổng trường giảng đường đại học để rồi gắn bó với Sài Gòn mãi cho tới bây giờ. Ngày xưa, tôi cứ ngỡ chỉ Hà Nội mới có hoa sữa mùa thu. Sau này gắn bó với Sài Gòn mới hay, trong những con hẻm nhỏ cũng có bóng dáng loài hoa ấy. Hoa sữa nở thành từng chùm màu trắng ngà, đặc biệt tỏa hương trong đêm và lan xa trong gió.

Buổi tối trời lạnh, nhất là sau cơn mưa mùi hương thậm chí có thể xuyên thấu mấy dãy phố như kiểu có ai đã bí mật âm thầm ủ hương trong một cái bình kín thật to rồi đột ngột mở nắp ra, bật quạt cho nó khuếch tán khắp không gian.

Chẳng cần phải nhờ Hà Nội gửi vào cho vài cành hoa sữa. Nếu muốn hít hà 1 chút cảm xúc người ta có thể chạy chầm chậm trên con đường Nguyễn Lương Bằng, Trần Văn Trà hay 1 số con đường ở quận Tân Bình, Tp. Thủ Đức . . . vào mỗi buổi tối. Đặc biệt, mùi hoa sữa sẽ ngào ngạt, rất đậm đặc sau mỗi cơn mưa rào của Sài Gòn. Lúc đó, còn gì tuyệt hơn khi ngồi trong quán cafe nghe vài điệu nhạc nhẹ, thưởng thức hương hoa sữa và sự mát mẻ sảng khoái mà những cơn mưa mang lại, tạm thoát khỏi cái vội vã tất bật, cái nắng cháy da giữa đất Sài Gòn này.

Hoa sữa Sài Gòn không kiêu kỳ, đến và đi theo mùa như Hà Nội. Hoa sữa Sài Gòn đến với bất cứ ai muốn nó, y như cái tính phóng khoáng của người Sài Gòn. Tôi không khỏi ngạc nhiên khi hương hoa sữa thoang thoảng bay tới, rồi nồng nàn như mùa thu Hà Nội. Những góc phố, cung đường ở Sài Gòn - TPHCM bỗng biến thành một Hà Nội thu nhỏ, dịu dàng và lãng mạn.

Hoa sữa ở Sài Gòn chỉ nở trong thời gian ngắn, khoảng 20 ngày là bắt đầu tàn, nhưng cũng đủ để người con đất Bắc vơi đi nỗi nhớ quê hương. Thơm thật, nhưng không ít người sợ cái mùi hương đậm đà ấy. Chịu thôi, mỗi người một tính, chỉ biết không ít người dân Sài Gòn vẫn mong ngóng hương hoa sữa ập đến cánh mũi, để đươc hít hà thứ mùi êm dịu ve vuốt tâm hồn chớm lạnh.

Ảnh: Thanh niên

Ảnh: Thanh niên

Ngọt ngào làm sao đóa hoa sữa thanh khiết, bao năm vẫn một mùi hương lúc mùa thu trải dài, rồi vấn vương lúc giao mùa mát rượi. Hoa sữa nghiêng nghiêng, làm người đi đường phải kéo chiếc khẩu trang vốn trùm kín mặt xuống, để cảm nhận, để được sống trong không khí mùa thu ngỡ như chỉ có ở ngoài Bắc.

Hoa sữa lơi lả, hương bay rất xa, đâu e ấp như mấy đoá lan bên nhà khép nép, đâu thu mình như hồng đỏ rạo rực. Khi sống đủ lâu ở một nơi nào đó, khi đất đã hoá tâm hồn, chúng ta cảm nhận hoa sữa đã trở thành một phần cuộc sống lúc nào không hay, rồi chúng ta yêu nó sâu thẳm trong tâm thức.

Đối với người dân Sài Gòn, việc có cây hoa sữa tỏa hương ngan ngát phủ kín một góc phố vẫn là điều gì đó khá lạ lẫm, dù chúng đã được trồng cách đây vài chục năm. Cái mùi hoa sữa thật lạ, không có một loài hoa nào lại nhận nhiều “gạch đá” như thế, nhưng nếu không có nó thì không ít người sẽ nhớ nhung da diết. Dưới những góc phố vẫn có những gã hoài niệm dù ở xa chục cây số vẫn phóng xe đến đây để hít hà mùi hương ấy, để vơi đi nỗi nhớ quê hương hay tiếc thương cho cuộc tình tan vỡ.

Dù sao, Sài Gòn cũng là miền đất tổng hòa của nhiều nét văn hóa bốn phương. Vậy thì ở một góc nhỏ có cây hoa sữa cũng là biểu thị một chút tâm hồn của người dân miền Bắc ở Sài Gòn – TPHCM. Hoa sữa vẫn ở đấy, vẫn tỏa hương thơm ngát, vẫn gây thương nhớ cho bao người. Có một điều tôi chắc chắn rằng, hoa sữa vẫn là hương mùa thu đã ghi vào lòng mỗi người dân Sài Gòn thân thương.

TIN YÊU

# Sáng 4/11, Sở TNMT TPHCM đã phát động Phong trào thi đua cao điểm 60 ngày đêm ”Quyết tâm tăng tốc, năng suất gấp đôi” phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 của TPHCM. Hoạt động này nhằm ưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi về Thi đua cao điểm 60 ngày đêm “Quyết tâm tăng tốc, năng suất gấp đôi” phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 của TPHCM. Những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, có mô hình, giải pháp hiệu quả sẽ được khen thưởng, biểu dương tại Hội nghị tổng kết năm 2024.

Cũng dịp này, Giám đốc Sổ TNMT đã tặng giấy khen cho một số các đơn vị và cá nhân, như Phòng Quản lý đất, Phòng kinh tế đất, Phòng hỗ trợ bồi thường tái định cư, Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn TPHCM.

# Cũng trong sáng ngày 4/11, Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam TPHCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM. Đại hội diễn ra trong 3 phiên làm việc vào 2 ngày 4 và 5/11.

Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu dự đại hội. Ảnh: doanthanhnien.vn

Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu dự đại hội. Ảnh: doanthanhnien.vn

Đại hội với chủ đề “Thanh niên TPHCM yêu nước, đoàn kết, sáng tạo, khát vọng, cống hiến vì sự phát triển của thanh niên; vì thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, đại hội xác định khẩu hiệu hành động “Yêu nước - đoàn kết - sáng tạo - khát vọng - cống hiến”. Đại hội sẽ hiệp thương cử đoàn đại biểu TPHCM đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của thanh niên thành phố dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

# Ngày 3/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận 1 (TPHCM) cho biết, vừa phối hợp với Quận ủy, UBND quận tổ chức Ngày hội Buffet chay - Chung một tấm lòng lần thứ 6. Ngày hội Buffet chay là một trong những hoạt động trọng tâm mà quận 1 đã và đang thực hiện, nhằm gây quỹ chăm lo cho người nghèo. Đặc biệt, trong ngày hội lần này có sự tham gia của khoảng 2.000 người, quận 1 đã tiếp nhận sự đóng góp, đăng ký đóng góp với số tiền hơn 4,3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, toàn bộ 2.000 vé buffet chay phát hành, tổng trị giá 500 triệu đồng đều được đưa vào Quỹ Vì người nghèo quận 1. Các đơn vị tham gia ngày hội hỗ trợ miễn phí hơn 130 món chay.

Ngọc Yến - Hiền Công/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Triết lý của Phở

Triết lý của Phở

Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?

Hạnh phúc của những đứa trẻ thị thành

Hạnh phúc của những đứa trẻ thị thành

Từ những trang sách khô khan, các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) đã bước ra thế giới thực, khám phá vườn thú ở Thảo Cầm Viên. Một buổi học đầy màu sắc, nơi kiến thức được truyền tải qua những trải nghiệm sống động.

Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con

Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con

Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Thí điểm cho phép mua đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại: Coi chừng lợi ích nhóm

Thí điểm cho phép mua đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại: Coi chừng lợi ích nhóm

Để tăng nguồn cung cho thị trường, Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.

Tưởng niệm nạn nhân TNGT: Không khoan nhượng với các vi phạm

Tưởng niệm nạn nhân TNGT: Không khoan nhượng với các vi phạm

Chúng ta phải hành động nhất quán quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hướng tới chiến lược giao thông an toàn, thông suốt, không có người tử vong vì tai nạn giao thông…

Hãy đi chậm vì tương lai trẻ thơ

Hãy đi chậm vì tương lai trẻ thơ

Trong 10 tháng đầu năm, trên toàn địa bàn TP.HCM đã xảy ra 1.234 vụ tai nạn giao thông, làm chết 380 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, tai nạn giao thông xảy ra ở lứa tuổi học sinh từ 6 đến dưới 18 tuổi là 145 vụ, làm chết 19 em và làm bị thương 78 em.

Cần chặt chẽ hơn khi lựa chọn nhà đầu tư BOT cho các dự án giao thông

Cần chặt chẽ hơn khi lựa chọn nhà đầu tư BOT cho các dự án giao thông

Vừa qua, TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu bằng hình thức BOT theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.