Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Thực phẩm thiếu an toàn, kêu ai?

Quang Hùng: Thứ tư 28/05/2025, 20:24 (GMT+7)

Mặc dù chúng ta có Hội bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, sở y tế các địa phương, quản lý thị trường…, nhưng cuối cùng, người tiêu dùng vẫn hằng ngày phải mua lương thực, thực phẩm trong tâm thế không biết liệu thứ mình ăn hằng ngày có an toàn hay không?

Hôm vừa rồi, đài truyền hình làm hẳn một phóng sự khá dài về một sản phẩm cụ thể là giá đỗ - món ăn rất phổ biến với nhiều gia đình. Câu chuyện sử dụng những chất phụ gia cấm, không an toàn cho sức khỏe, thậm chí không bao giờ được dùng trong chế biến thực phẩm cho con người để sản xuất giá đỗ, thực ra đã xuất hiện từ rất lâu rồi.

Một món thực phẩm có thể nói là sản xuất khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian, để cho những hạt đỗ, đậu nảy mầm thành giá, nhưng những người sản xuất “vô lương tâm” vẫn muốn nhanh hơn nữa để có thể thu lợi nhuận thật cao, trong thời gian cực ngắn. Vậy là họ tìm đủ mọi loại hóa chất độc hại để kích thích nảy mầm, khiến giá đỗ mọc nhanh và… đẹp mắt.

Nhưng câu nói đáng phải suy nghĩ nhất trong phóng sự của nhà đài, đó không phải là lên án bọn bất lương, sản xuất ra hàng trăm tấn giá đỗ bán ra thị trường mà không gặp bất cứ sự kiểm tra, kiểm soát nào của những cơ quan chức năng kể trên, mà là câu nói của biên tập viên: Hằng ngày, chúng ta mua giá đỗ về, nhưng không thể nào biết được chúng có an toàn hay không?

Trên thực tế, dù đi chợ cóc hay siêu thị, người tiêu dùng hầu như chỉ tự “lừa dối mình” và đặt niềm tin vào sự… tử tế của người bán hàng, để mong rằng, những món đồ mình mua là sạch sẽ, an toàn. Từ thịt, cá, rau củ quả, tới những đồ ăn đươc chế biến sẵn, tất cả đều khó có thể biết được, liệu chúng có thực sự an toàn hay không?

Nói câu này, không phải võ đoán, bởi trên thực tế, có khá nhiều lần người ta đã phát hiện ra những mặt hàng thực phẩm được bày bán trong siêu thị, những siêu thị lớn, uy tín lại không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, thậm chí có siêu thị đặt luôn hàng từ ngoài chợ đầu mối, chợ dân sinh về bày bán.

Tất nhiên là với giá của siêu thị, thường là cao hơn rất nhiều so với chính mặt hàng đó, nếu mua ở ngoài chợ truyền thống.

Người tiêu dùng vẫn phải 'tự lừa dối' bản thân về an toàn thực phẩm khi ra chợ mua hàng hóa???

Người tiêu dùng vẫn phải "tự lừa dối" bản thân về an toàn thực phẩm khi ra chợ mua hàng hóa???

Từ những sự việc đó, người ta đặt ra câu hỏi, những “chốt chặn” được lập ra để đảm bảo an toàn cho người dân, như: Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý thị trường, sở y tế, hội bảo vệ người tiêu dùng… họ đang làm gì? Và đã làm gì? Khi gần như không thể ngăn chặn được hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa độc hại bày bán tràn lan trên thị trường?

Đơn cử như câu chuyện đang “hot” những ngày vừa qua là một cơ sở bán “lòng xe điếu” bị phát hiện làm ăn gian dối. Nhưng đáng nói là đều do người tiêu dùng phát hiện chứ không phải cơ quan chức năng, dù cơ sở này đã bán mặt hàng này nhiều năm nay, thu lợi không biết bao nhiêu tiền… Và cơ quan chức năng chỉ… biết, khi người dân phản ánh.

Điều bất lực ở chỗ, những cơ quan này chỉ có thể lên truyền thông “than thở” rằng, khi kiểm tra thì các cơ sở bán hàng kia đều báo là hết hàng, nên chẳng có cách nào kiểm tra xem họ có bán sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là hàng giả hay không?

Vậy là vẫn chỉ “chết” người tiêu dùng...

Ngay cả hàng hóa bày bán trong siêu thị, là nơi dễ kiểm soát nguồn gốc nhất, cũng không khiến người tiêu dùng yên tâm?

Ngay cả hàng hóa bày bán trong siêu thị, là nơi dễ kiểm soát nguồn gốc nhất, cũng không khiến người tiêu dùng yên tâm?

Hay chuyện cô hoa hậu và đồng bọn bán kẹo rau, thu lợi nhiều chục tỷ đồng hàng năm trời, với một sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đúng như quảng cáo, nhưng vẫn được cơ quan chức năng cấp chứng nhận để đưa ra thị trường. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Vậy cơ quan này hoạt động ra sao? Và cơ sở nào, căn cứ nào để họ cấp phép cho những sản phẩm như thế ra thị trường? Liệu có gì khuất tất trong việc cấp phép hay không?

Và tất nhiên, như thường lệ, sản phẩm kẹo rau của cô hoa hậu và đồng bọn kia, chỉ được phát hiện ra bởi người tiêu dùng.

Nếu người tiêu dùng chúng ta bây giờ vẫn phải mua hàng bằng sự lừa dối bản thân, và niềm tin mơ hồ vào lương tâm của người bán hàng, thì liệu rằng, có nên áp dụng Nghị định 168 của Chính phủ vào việc tinh giản biên chế, để dẹp bỏ luôn những cơ quan đang hoạt động thiếu hiệu quả, không vì sức khỏe nhân dân kia đi hay không?

Việc ông cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm bị bắt vừa qua, khiến người tiêu dùng sụp đổ nốt niềm tin mong manh cuối cùng vào sự "an toàn thực phẩm". Liệu bây giờ chúng ta biết tin ai khi mỗi lần ra chợ?...

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bình Phước công khai quy trình đấu thầu sau phản ứng của Tập đoàn Sơn Hải

Bình Phước công khai quy trình đấu thầu sau phản ứng của Tập đoàn Sơn Hải

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước vừa có báo cáo về quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, sau khi Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Tập đoàn Sơn Hải) bày tỏ sự phản đối.

Thí điểm mua bán sang tên xe trên VNeID

Thí điểm mua bán sang tên xe trên VNeID

Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đang thí điểm thực hiện giao dịch chuyển quyền sở hữu điện tử phục vụ thủ tục sang tên xe trên VNeID. Đây là một bước tiến mới, nhằm hướng tới lợi ích của người dân.

Hà Nội: Tái khởi công dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng đến QL1A

Hà Nội: Tái khởi công dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng đến QL1A

Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - QL1A được khởi công năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2017 theo hình thức BT nhưng chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Hà Nội thêm thiết bị phạt nguội, rèn ý thức giao thông

Hà Nội thêm thiết bị phạt nguội, rèn ý thức giao thông

Hà Nội, với hơn 8 triệu phương tiện cá nhân đang phải đối mặt với áp lực giao thông ngày một lớn. Mặc dù hạ tầng đang dần được cải thiện, nhưng tình trạng vi phạm luật giao thông, đặc biệt tại các nút giao trọng điểm, vẫn diễn ra phổ biến.

Báo động ô nhiễm môi trường ở Phú Quốc

Báo động ô nhiễm môi trường ở Phú Quốc

Hiện nay, tại Phú Quốc, dọc bờ biển đoạn từ cảng Gành Dầu đến chợ Gành Dầu đang bị ô nhiễm bởi một lượng lớn rác thải. Nguyên nhân một phần do rác từ nhiều nơi trôi dạt vào và một phần do người dân địa phương thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi.

Lại phun trào phụ gia tại công trình Metro Nhổn - Ga Hà Nội

Lại phun trào phụ gia tại công trình Metro Nhổn - Ga Hà Nội

Chiều 27/5, trong quá trình đào TBM số 1, đã xảy ra hiện tượng hỗn hợp bùn phun lên mặt đất tại khu vực trước cửa nhà 25C và 25E Cát Linh (phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội).

Vật liệu khan hiếm, giá leo thang: Nguy cơ bào mòn các dự án giao thông trọng điểm

Vật liệu khan hiếm, giá leo thang: Nguy cơ bào mòn các dự án giao thông trọng điểm

Tình trạng khan hiếm vật liệu cùng giá cả leo thang chóng mặt đang trở thành lực cản lớn đối với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại khu vực miền Trung.